Trong cơ thể cơ quan thực hiện bài tiết là gì

60 điểm

NguyenChiHieu

a. Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống?

b. Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu?

Tổng hợp câu trả lời [1]

a. - Bài tiết: Là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của TB sinh ra, một số chất thừa, chất độc được đưa vào cơ thể cũng sẽ được bài tiết ra ngoài. - Vai trò: + Loại bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể. + Giữ cho môi trường trong cơ thể luôn được ổn định [độ pH, nồng độ các ion…] + Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. b. Hệ bài tiết nước tiểu gồm: - Thận: Là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. + Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và các ống thận. - Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu được hình thành ở thận đến tích trữ ở bóng đái. - Bóng đái: Là cơ quan tích trữ nước tiểu để chuẩn bị đào thải ra ngoài thành từng đợt [theo ý muốn]. - Ống đái: Là cơ quan đưa nước tiểu được tích trữ ở bóng đái ra khỏi cơ thể.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Lấy máu của 4 người: An, Bình, Cúc, Yến mỗi người là một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt [huyết tương và hồng cầu riêng]. Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả như sau: Huyết tương Hồng cầu An Bình Cúc Yến An - - - - Bình + - + + Cúc + - - + Yến + - + - Dấu [+] là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết; dấu [-] là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên.
  • 2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
  • Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong hệ mạch? A. Sự co dãn của tim. B. Sự co dãn của thành mạch. C. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch. D. Tất cả các ý trên.
  • Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?
  • Có bao nhiêu loại tế bào máu
  • Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ? A. Xương hộp sọ B. Xương đùi C. Xương cánh chậu D. Xương đốt sống
  • Trong cơ thể mô biểu bì có chức năng gì ? A. Co, dãn. B. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết C. Nâng đỡ, liên hệ. D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.
  • Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là: A. Về kích thước [xương chân dài hơn]. B. Đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau. C. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. D. Cả A, B và C đều đúng
  • Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức : A. A = F+s B. A = F.s C. A = F/s. D. A = s/F.
  • Hai chức năng cơ bản của tế bào thần kinh là: A. Cảm ứng và vận động B. Vận động và bài tiết C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Bài tiết và dẫn truyền xung thần kinh

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 38 trang 122: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

    Trả lời:

    Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ phổi, da, thận.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 38 trang 123: Chọn câu trả lời đúng nhất:

    1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:

    a] Thận, cầu thận, bóng đái.

    b] Thận, ống đái, bóng đái.

    c] Thận, bóng đái, ống đái.

    d] Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

    2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

    a] Thận.

    b] Ống dẫn nước tiểu.

    c] Bóng đái.

    c] Ống đái.

    3. Cấu tạo của thận gồm:

    a] Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.

    b] Phần vỏ, phần tủy, bể thận.

    c] Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.

    d] Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

    4. Một đơn vị chức năng của thận gồm:

    a] Cầu thận, nang cầu thận.

    b] Nang cầu thận, ống thận.

    c] Cầu thận, ống thận.

    d] Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

    Trả lời:

    1-d; 2-a; 3-a; 4-d.

    Câu 1 trang 124 Sinh học 8: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

    Trả lời:

    Bài tiết lọc thải các chất dư thừa các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

    Câu 2 trang 124 Sinh học 8: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

    Trả lời:

    Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.

    Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

    – Hệ hô hấp thải loại CO2.

    – Da thải loại mồ hôi.

    – Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

    Câu 3 trang 124 Sinh học 8: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

    Trả lời:

    Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

    – Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

    – Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

    – Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận [thực chất là một búi mao mạch máu], nang cầu thận [thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận], ống thận.

    Bài tiết là một quá trình mà chất thải trao đổi chất được loại bỏ ra khỏi một sinh vật. Ở động vật có xương sống, điều này chủ yếu được thực hiện bởi phổi, thận và da.[1] Điều này trái ngược với cất giấu, trong đó chất đi ra có thể có nhiệm vụ cụ thể sau khi rời khỏi tế bào. Bài tiết là một quá trình thiết yếu trong tất cả các dạng của cuộc sống. Ví dụ, trong động vật có vú, nước tiểu bị tống ra ngoài qua niệu đạo, là một phần của hệ thống bài tiết. Ở sinh vật đơn bào, chất thải được thải trực tiếp qua bề mặt tế bào.

    Trong các hoạt động sống như hô hấp tế bào, một số phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Chúng được gọi là sự trao đổi chất. Những phản ứng hóa học này tạo ra các chất thải như carbon dioxide, nước, muối, urê và axit uric. Tích lũy các chất thải này vượt quá một mức độ nào đó bên trong cơ thể sẽ có hại cho cơ thể. Các cơ quan bài tiết sẽ loại bỏ các chất thải. Quá trình loại bỏ chất thải trao đổi chất ra khỏi cơ thể được gọi là bài tiết.

    Cây xanh sản xuất carbon dioxide và nước là sản phẩm hô hấp. Ở thực vật xanh, carbon dioxide được giải phóng trong quá trình hô hấp được sử dụng trong quá trình quang hợp. Oxy là một sản phẩm được tạo ra trong quá trình quang hợp và thoát ra qua khí khổng, thành tế bào gốc và các tuyến khác. Cây có thể loại bỏ lượng nước dư thừa bằng cách thoát hơi nước và rút ruột. Nó đã được chứng minh rằng chiếc lá hoạt động như một 'chất bài tiết' và, ngoài việc là một cơ quan quang hợp chính, còn được sử dụng như một phương pháp bài tiết chất thải độc hại thông qua khuếch tán. Các chất thải khác được thải ra bởi một số loài cây - nhựa cây, sap, mủ cây, v.v... bị ép từ bên trong cây do áp lực thủy tĩnh bên trong cây và bởi lực hấp thụ của tế bào thực vật. Những quá trình sau này không cần thêm năng lượng, chúng hành động một cáchthụ động. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước khi rụng xuống, mức độ trao đổi chất của một chiếc lá là cao.[2][3] Thực vật cũng bài tiết một số chất thải vào đất xung quanh chúng.[4]

    Cấu trúc hóa học của axit uric.

    Ở động vật, các sản phẩm bài tiết chính là carbon dioxide, ammonia [trong ammoniotelics], urê [trong ureotelics], axit uric [trong uricotelics], guanine [ở Arachnida] và creatine. Gan và thận làm sạch nhiều chất trong máu [ví dụ, trong bài tiết qua thận], và các chất được làm sạch sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân.

    Động vật thủy sinh thường bài tiết amonia trực tiếp ra môi trường bên ngoài, vì hợp chất này có độ hòa tan cao và có nhiều nước để pha loãng. Trong động vật trên cạn, các hợp chất giống như amonia được chuyển đổi thành các vật liệu nitơ khác vì có ít nước trong môi trường và bản thân amonia là chất độc hại.

    1. ^ Beckett, B. S. [1987]. Biology: A Modern Introduction. Oxford University Press. tr. 110. ISBN 0-19-914260-2. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= [trợ giúp]
    2. ^ “Brian J Ford on leaf fall in Nature”. www.brianjford.com.
    3. ^ "excretion." Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Ultimate Reference Suite. Chicago: Encyclopædia Britannica, 2010
    4. ^ //www.tutorvista.com/content/science/science-ii/excretion/excretion-plants[liên kết hỏng]

    Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bài_tiết&oldid=67172599”

    Video liên quan

    Chủ Đề