Trong một nguyên tử thi số p như thế nào số với số e

Bài tập số 1[SGK-15]: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp. " . . . . . . là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện: từ . . . . . . tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm . . . . . .  mang điện tích dương và vỏ tạo bởi . . . . . . ".

[Phân tích]

Trong câu trên chúng ta sẽ thấy nội dung tương tự với ghi nhớ trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong bài tập trên vẫn có một số chỗ làm các em phải tư duy như: Từ . . . . . . tạo ra mọi chất. Vậy từ đâu tạo ra mọi chất ?

Vè lý thuyết chúng ta đã được học bài này rồi và những ai chưa học thì xem lại lý thuyết tại đây thầy có nói với các em rằng " Các chất được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử" Do vậy, từ nguyên tử sẽ tạo ra mọi chất các em nhé.

Còn những kiến thức phía sau thì cũng không có gì đặc biệt ngoài câu "thần chú" như trong ghi nhớ tại sách giáo khoa hóa học lớp 8 trang 15 có ghi: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các hạt electron mang điện tích âm.

[Đáp án]


"Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân[hạt nhân nguyên tử] mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm mang điện tích âm"
Bài tập số 2[SGK-15]: Trả lời các câu hỏi sau đây: a. Nguyên tử được tạo thành bởi 3 loại hạt nhỏ hơn nữa [gọi là hạt dưới nguyên tử], đó là những hạt nào ? b. Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện c. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ?

[Phân tích]

Trong bài tập này chúng ta cũng thấy có 3 ý rõ rệt bao gồm kiến thức về các hạt của nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu thành nên nguyên tử mà người ta gọi đó là hạt dưới nguyên tử. Vậy, chúng ta cần có kiến thức về các hạt để trả lời các câu hỏi này và các hạt đó là gì ? Như thầy đã giới thiệu khá là chi tiết với các em về nguyên tử tại đây rồi, để tạo nên nguyên tử cơ bản chúng ta cần 3 loại hạt đó là: Hạt proton, Hạt Nơtron và hạt Electron. Trong đó, hạt Proton và hạt Nơtron cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử và có kí hiệu lần lượt và P và N. Trong hai hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử thì chỉ có hạt Proton mang điện tích dương thôi các em ạ còn hạt Notron không mang điện tích nhé và cũng vì lý do đó là hạt proton đặc trưng cho 1 nguyên tử bởi chúng không thể thay đổi được và nếu thay đổi số proton trong hạt nhân thì cũng ta sẽ được một nguyên tử mới. Hạt Electron cấu tạo nên lớp vỏ của nguyên tử và hạt electron thì luôn luôn chuyển động hỗn loạn nhưng chúng chỉ chuyển động xung quanh hạt nhân và không bị bay ra ngoài tầm kiểm soát. Hạt electron mang điện tích âm, kí hiệu: e và có điện tích là -

[Đáp án]


a. Những hạt đó là: Proton, Nơtron, Electron b. Tên các hạt mang điện là:

Tên: Proton - Kí hiệu: p - Điện tích: +


Tên: Electron - Kí hiệu: e - Điện tích: -
c. Số hạt proton trong hạt nhân
Bài tập số 3[SGK-15]: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?
[Phân tích] Khối lượng của nguyên tử bao gồm khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử mà chính là 3 loại hạt như bài tập trên đã đề cập các em ạ. Ba loại hạt đó là Proton, Electron và Nơtron nên khi tính tổng khối lượng chúng ta sẽ cộng khối lượng của cả 3 hạt này vào với nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng khối lượng của hạt Electron vô cùng nhỏ chỉ ~ 0,0005 lần khối lượng của proton nên cái khối lượng của e không đáng kể và coi như không có.

Note: [Khối lượng của Electron nhẹ hơn có thể do chúng chuyển động với vận tốc lớn xung quanh hạt nhân.]Chỉ là giả thuyết - Góp ý tại đây


[Đáp án] Do khối lượng của electron rất nhỏ chỉ bằng khoảng 0,0005 lần khối lượng của proton - không đáng kể. Vì vậy, khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

Bài tập số 4[SGK-15]: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ? Lấy thí dụ minh họa với nguyên tử oxi.


[Phân tích] Trong nguyên tử, electron luôn luôn chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất cao. Tuy nhiên, các hạt electron này lại xếp thành từng lớp theo một trật tự nhất định.

[Đáp án]

Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.


Bài tập số 5[SGK-16]: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử như sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, Số e trong một nguyên tử, Số lớp electron và Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
[Phân tích] Trong bài này chúng ta cần phải nắm được mô hình của một nguyên tử bao gồm một hạt nhân ở trung tâm và bên ngoài chính là các electron chuyển động tạo thành từng lớp có sự phân bố theo trật tự nhất định ở các lớp electron. Các em nắm được đâu là lớp trong cùng, đâu là lớp ngoài cùng trong mô hình và sự phân bố các electron như thế nào. Để hiểu rõ hơn ta hãy quan sát vào các hình ở trên thầy quy ước đánh số thứ tự từ 1-4 của các hình từ trái qua phải và tương ứng với độ lớn của mô hình. Trong hình thứ 1, các em thấy ngay được hạt nhân ghi 2+ do đó ta biết được số proton là 2 mà số e bằng số p nên ta có số e là 2 được sắp xếp thành 1 lớp electron gồm có 2 electron chuyển động quanh hạt nhân. Tương tự như hình thứ 2 thì hình thứ 2 có tất cả 6 proton và 6 electron được xếp thành2 lớp electron là lớp tron cùng có 2 electron và lớp ngoài cùng có 4 electron. Làm tương tự như các hình sau chúng ta sẽ có đáp án đầy đủ như bên dưới các em nhé!

[Đáp án]

Hình thứ 1: Số proton: 2 Số electron: 2 Số lớp electron: 1 Số electron lớp ngoài cùng: 2 Hình thứ 2: Số proton: 6 Số electron: 6 Số lớp electron: 2 Số electron lớp ngoài cùng: 4 Hình thứ 3: Số proton: 13 Số electron: 13 Số lớp electron: 3 Số electron lớp ngoài cùng: 3 Hình thứ 4: Số proton: 20 Số electron: 20 Số lớp electron: 4 Số electron lớp ngoài cùng: 2 Note: Xem thêm videos hướng dẫn giải bài tập số 5 tại đây: Giải bài tập hóa học lớp 8 - Bài tập số 5 - SGK trang 16

Như vậy là thầy đã giúp các em nắm được nội dung chủ yếu qua những bài tập trong sách giáo khoa hóa học lớp 8 trang 15 và trang 16.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

I. Cơ sở lý thuyết

1. Hạt nhân nguyên tử.

-Hạt nhângồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E

- Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên có thể coi khối lượngnguyên tửbằng khối lượng hạt nhân.

2. Nguyên tố hóa học:

-Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân

- Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Số hiệu nguyên tử Z của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

+ Số electron trong nguyên tử

+ Nếu biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. N = A – Z

- Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, các chỉ số đặc trưng được ghi phía bên trái của kí hiệu nguyên tố.

Với: X là kí hiệu nguyên tố

A: Số khối

Z: số hiệu nguyên tử

II. Phương pháp xác định số notron

Giả sử một nguyên tử X có công thức cấu tạo ký hiệu: AZX

Trong đó:

  • X là tên của nguyên tử.
  • Z là số hiệu nguyên tử
  • A là số nucleon trong hạt nhân

Lưu ý: A = Z + N

  • A có tên gọi khác là số khối
  • N là số notron
  • Số Z = số hạt proton = số electron

Suy ra : N = A-Z

– Proton và nơtron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1đvC, electron có khối lượng quá nhỏ so với hạt nhân, có thể bỏ qua, do đó, có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ bằng số khối của hạt nhân.

III. Bài tập

Bài tập 1: Hãy tìm số nucleon; số electron; số notron của các hạt nhân nguyên tử sau

Lời giải

a] 23892U

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 238
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 92 => Số electron = 92
  • Số notron: N = A – Z = 238-92 = 146

b] 73Li

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 7
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 3 => Số electron = 3
  • Số notron: N = A – Z = 7 – 3 = 4

c] 2713Al

Ta thấy

  • Số nucleon: A = 27
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 13 => Số electron = 13
  • Số notron: N = A – Z = 27 – 13 = 14

d] 5626Fe

Ta thấy:

  • Số nucleon: A = 56
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 26 => Số electron = 26
  • Số notron: N = A – Z = 56 – 26 = 30

Bài tập 2: Một hạt nhân nguyên tử có 143 notron và 92 electron. Hỏi số nucleon và kí hiệu của hạt nhân đó

Lời giải

Ta có:

  • N = 143
  • Z = số electron = 92

Số nucleon: A = N + Z = 143 + 92 = 235

Ký hiệu của hạt nhân nguyên tử cần tìm là: 23592U

Bài tập 3: Hãy so sánh số electron và số notron của hai hạt nhân sau: 2914Si và 5626Fe

Lời giải

Hạt nhân 2914Si

  • Số hiệu nguyên tử Z = 14 => số electron = 14
  • Số nucleon A = 29 => Số notron: N = A – Z = 29 – 14 = 15

Hạt nhân 5626Fe

  • Số hiệu nguyên tử Z = 26 => số electron = 26
  • Số nucleon A = 56 => Số notron: N = A – Z = 56 – 26 = 30

Từ phân tích trên, ta có:

  • Hạt nhân Fe có nhiều electron hơn hạt nhân Si: 26 – 14 = 12
  • Hạt nhân Fe có nhiều notron hơn hạt nhân Si: 30 – 15 = 15

Video liên quan

Chủ Đề