Trục từ cách lệch với trục đất bao nhiêu độ

TTO - Trận động đất 8,8 độ Richter ở Chile ngày 27-2 đã làm trục trái đất bị lệch 8 cm và ngày bị rút ngắn đi 1,26 micro giây.

Việc thay đổi độ nghiêng trục trái đất là không đáng kể nhưng sẽ kéo dài. Hệ quả là ngày bị rút ngắn đi 1,26 micro giây, không còn đủ 24 giờ, theo tính toán của các nhà vật lý địa chất. Một micro giây bằng một phần triệu giây.

Nguyên nhân làm trượt nghiêng trục trái đất là vụ động đất lớn ở Chile đã làm trượt một khối lượng đất đá khổng lồ làm thay đổi việc phân bố khối lượng trên toàn cầu. Khi sự phân bố này thay đổi, vòng quay trái đất cũng thay đổi. Vòng quay này xác định thời lượng của một ngày. Nó thay đổi, thời lượng của ngày cũng thay đổi theo.

Ông Benjamin Fong Chao - nhà địa chất học thuộc Trung tâm phi hành vũ trụ Goddard của

So với trận động đất 9,1 độ Richter năm 2004 ở gần Indonesia gây ra trận sóng thần kinh hoàng ở Ấn Độ Dương, ảnh hưởng của trận động đất ở Chile vừa qua kém hơn. Lúc đó, một ngày đã bị rút ngắn đi 6,8 micro giây.

NASA ở Greenbelt, bang Maryland [Mỹ], từng giải thích vào năm 2005: "Bất cứ sự kiện nào xảy ra trên trái đất liên quan đến sự chuyển động của khối lượng đều ảnh hưởng đến vòng quay của trái đất”.

Để xác định một cách khoa học sự thay đổi nói trên, nhà vật lý địa chất Richard Gross công tác ở phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở Pasadena, bang California, đã dùng mô hình điện toán dựng lại trận động đất 8,8 độ Richter để đo mức độ ảnh hưởng lên trục trái đất. Ông đã xác định được độ nghiêng trục trái đất bị lệch 8 cm. Độ sai lệch này đã rút ngắn các ngày.

Tuy nhiên sự rút ngắn ngày nói trên không phải là vĩnh viễn. Nó có thể được bù đắp lại nếu có một sự cố khác. Chẳng như nếu đập nước Tam Hiệp ở Trung Quốc đầy, chứa đến 40 km3, thì với khối lượng nước khổng lồ này, ngày sẽ kéo dài ngày ra thêm 0,06 micro giây, theo các nhà khoa học nói trên.

Các bước thực hành đo hướng nhà • Để tránh tác động của từ trường lên chiều quay của kim la bàn, khi đo hướng nhà, đừng đứng gần các thiết bị điện, ô tô. • Tháo bỏ tất cả đồ dùng kim loại trên người [điện thoại di động, dây chuyền, đồng hồ, nhẫn, thắt lưng có kim loại…]. • Đứng quay lưng về ngôi nhà, đứng cách ngôi nhà chừng 1m -1,5 m.

Cách đo la bàn. • Hai chân dang nhẹ cho vững vàng. Đặt la bàn trong lòng bàn tay, ngang tầm hông, mũi tên in trên tấm thước nhựa hướng thẳng về phía trước. • Xoay la bàn cho tới khi mũi kim tô màu [màu đỏ trong hình minh hoạ] trùng khít với hướng bắc [chữ N trên la bàn]. • Đọc con số ghi trên vòng ngoài của la bàn, nằm trên cùng đường thẳng với mũi tên trên thước nhựa.

Trong hình vẽ này, ta đọc 200 độ, hướng Nam. • Lặp lại điều này ba lần như trong hình vẽ ở trên [dịch sang trái sang phải một chút nhưng vẫn giữ nguyên khoảng cách tới ngôi nhà]. Nếu có sự khác biệt giữa các số đo thì tính trung bình cộng của 3 giá trị trên. Ví dụ: [200 + 196+ 202]: 3 = 199 độ [hướng Nam]. Nếu có sai số lớn hơn 15 độ trong 3 lần đo, bạn đang chịu ảnh hưởng của các thiết bị điện hoặc kim loại, ví dụ đang đứng gần hệ thống đường ống nào đó. Hãy thay đổi vị trí và đo lại. Xác định hướng nhà theo độ đo của la bàn. Hãy tra số đo bạn đọc được trên la bàn với bảng sau để biết hướng nhà: 1Bắc337,5- 22,52Đông bắc22,5- 67,53Đông67,5-112,54Đông Nam112,5- 157,55Nam157,5- 202,56Tây Nam202,5- 247,57Tây247,5- 292,58Tây Bắc292,5-337,5Bạn cũng có thể học cách chuyển từ số đo thành hướng mà không cần đến bảng trên. Hãy hình dung toàn bộ la bàn như một vòng tròn 360 độ, khi đó, 8 hướng chiếm những phần bằng nhau và bằng 360 độ: 8 = 45 độ.

Khi kim chỉ 90 độ, ta nói đó là hướng chính Đông [E]. Toàn bộ hướng Đông sẽ trải từ 67,5 đến 112,5 độ [22,5 độ về bên trái và 22,5 độ về bên phải mốc 90 độ]. Tương tự như vậy, 0 độ tương ứng với hướng chính Bắc [N], toàn bộ hướng Bắc trải từ 337,5 đến 22,5 độ.135 độ tương ứng với Đông Nam, toàn bộ hướng Đông Nam trải từ 112,5 đến 157,5 độ… La bàn phong thủy hiện đại chia rõ ranh giới 8 hướng.

NASA sử dụng các quan sát vệ tinh để chỉ ra tình trạng lượng băng tan lớn [đặc biệt là từ Greenland] đã phân bổ lại trọng lượng cũng như trục quay của Trái Đất. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là “sự trôi dạt địa cực”.

Các vệ tinh GRACE của NASA đo khối lượng từ những tảng băng ở Greenland. Ảnh: Mashable

“Trái Đất giống như một con quay, trục của nó sẽ bị thay đổi nếu chúng ta đặt nhiều khối lượng hơn vào một bên”, Isabella Velicogna, giáo sư khoa học hệ thống trái đất tại Đại học California giải thích.

Trục Trái Đất dịch chuyển về phía đông sau năm 2000. Ảnh: Mashable

Tuy nhiên, sự thay đổi này của trục Trái Đất sẽ không ảnh hưởng đến sự sống trên hành tinh nhưng việc băng tan là điều đáng được chú ý.

Đây là một điều đáng quan ngại khi một mét khối nước nặng đến một tấn và có tới 268 tỷ tấn băng tan mỗi năm tại Greenland.

Việc băng tan tại các sông băng và các tản băng trôi đóng góp lớn vào sự thay đổi trục của Trái Đất. Bên cạnh đó, sự luân chuyển chậm của lớp đá bên trong lớp vỏ hành tinh cùng với việc khai thác nước ngầm cũng góp phần vào hiện tượng trên.

Vấn đề băng tan sẽ ngày càng khủng khiếp hơn trong thời gian tới do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, mực nước biển dâng ngày càng nhanh, con số này đẵ tăng khoảng 20 đến 22 cm từ cuối năm 1800. Liên Hợp Quốc dự đoán sự thay đổi của mực nước biển sẽ chạm mốc từ 60 đến 90 cm vào cuối thế kỷ này.

Mực nước biển tăng từ năm 1900. Ảnh: Mashable

Mực nước biển tăng lên sẽ ảnh hưởng nặng nề đến một số thành phố khác do tình trạng băng tan tại Tây Nam Cực hoặc Greenland. Cụ thể, các thành phố dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ dễ bị ảnh hưởng nặng nhất.

Ngoài những thay đổi trên hành tinh, mặt trời và các vật thể khác trong hệ mặt trời cũng là tác nhân ảnh hưởng đến Trái Đất [gọi là gọi là Chu kỳ Milankovitch].

Chủ Đề