Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh lỵ?

Phóng viên: Dạ thưa ông, trong muôn vàn khó khăn tại sao thị xã Lào Cai lại được chọn là thị xã tỉnh lỵ Lào Cai?

Ông Nguyễn Quý Đăng trả lời: Về chọn thị xã Lào Cai là tỉnh lỵ có nhiều lý do. Thứ nhất, Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Sau chiến tranh, mối quan hệ, ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc một thời gian dài chưa trở lại bình thường. Trước đó, truyền thống của Lao Cai cũ là ngoại giao Nhân dân, ngoài dân tộc ra thì còn thân tộc, việc ngoại giao Nhân dân nằm trong sự quản lý của Đảng, Nhà nước, rất quan trọng trong cung cấp thông tin và nắm bắt tình hình. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII [tháng 6/1991] đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Trên lĩnh vực đối ngoại, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, trong đó có bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Lào Cai đưa ra quyết định việc lựa chọn thị xã tỉnh lỵ.

Thứ hai, trên địa bàn có 2 dòng sông tên rất đẹp là sông Hồng và sông Thi [Thơ], chỗ hợp lưu với nhau ở vị trí đắc địa.

Thứ ba, từ Lào Cai đi các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Sa Pa tương đối bằng nhau, trừ Than Uyên mới nhập sau tái lập tỉnh, gần như đây là trung tâm.

Thứ tư, địa điểm này từ ngày xưa Pháp đã lựa chọn, quy hoạch đô thị, chọn địa bàn này là hợp lý.

Phóng viên: Dạ vâng, vậy thời điểm đó, việc lựa chọn thị xã Lào Cai là thị xã tỉnh lỵ có gặp khó khăn gì không ạ?

Ông Nguyễn Quý Đăng trả lời: Để chọn địa điểm này cực kỳ khó khăn, nhất là có ý kiến e ngại mối quan hệ ngoại giao. Việc lựa chọn không nhận được sự đồng tình của nhiều cán bộ của huyện, của tỉnh, thậm chí là cán bộ cao cấp của Trung ương. Khó khăn nữa là vật cản còn quá nhiều. Thời tỉnh Hoàng Liên Sơn quy định tất cả vùng giáp biên giới, từ biên giới trở vào 2 km bố trí vật cản, không bố trí dân cư. Lúc bấy giờ Lào Cai cần phải xây dựng lại, có những nhận thức mới nên xin phép dọn vật cản. Để dọn thì có nhiều bước, tỉnh thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ [lúc ấy là Ban Tổ chức chính quyền của Chính phủ], sau đó báo cáo Thủ tướng. Lãnh đạo tỉnh có tầm nhìn hướng tới tương lai đã tham mưu, đề xuất với Trung ương quyết định vị trí xây dựng thị xã tỉnh lỵ Lào Cai mới. Ngày 7/6/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên thăm và làm việc tại Lào Cai, đi dọc thị xã, dọc bờ sông khảo sát thực địa, ghi nhận đề nghị của tỉnh và báo cáo Trung ương quyết định vị trí xây dựng thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Trước đó, ở tỉnh có 3 quan điểm về địa điểm xây dựng lại thị xã tỉnh lỵ: tại thị xã Lào Cai cũ [thành phố Lào Cai hiện nay], Cam Đường và Phố Lu. Nhiều ý kiến đồng ý, có ý kiến không đồng ý, nhưng tư duy mới, tình hình mới, Thủ tướng quyết định tỉnh chọn vị trí này là đúng.

Thành phố Lào Cai hôm nay

Phóng viên: Xin ông cho một vài đánh giá về sự phát triển của tỉnh Lào Cai trong đó có thành phố Lào Cai?

Ông Nguyễn Quý Đăng trả lời: Năm 2000 trở lại đây, Lào Cai đổi mới 1 cách hoàn toàn và mang tính hiện đại. Đó là công lao lãnh đạo của anh em, của nhân dân rất là lớn, làm được công việc mà có những tầm nhìn rất xa. Ví dụ như xây dựng khu đô thị mới, chuyển khu thương mại về Cốc Lếu, làm thêm 1 số đường xá rất hiện đại, đặc biệt là đường giao thông nông thôn.. từ chỗ đấy, dân ở vùng xa xôi hẻo lánh có thêm thu nhập vì sản phẩm làm ra bán được, và nhân dân có nhận thức mới về giao lưu văn hóa, qua đó tôi thấy vùng cao Lào Cai có rất nhiều điển hình về làm giàu.

Sau khi tái lập tỉnh Lào Cai vào năm 1991, các cơ quan của tỉnh lúc đó phải đóng tại 3 nơi: Phố Lu, Tằng Loỏng, Cam Đường. Bởi tỉnh Lào Cai vẫn chưa chính thức có thị xã tỉnh lỵ. Một nhiệm vụ trọng tâm ảnh hưởng đến sự phát triển của Lào Cai chính là chọn vị trí đặt trung tâm tỉnh lỵ. Sau nhiều lần tranh luận, Lào Cai đã chọn thị xã tỉnh lỵ Lào Cai cũ là thị xã tỉnh lỵ Lào Cai mới. Thị xã Lào Cai lúc đó mới có 5 phường và 3 xã với đầy đủ bộ máy hành chính, song thực tế số dân chưa đến 1 vạn người. Phường Duyên hải, phường Lào Cai mới có trên một ngàn dân.

Những ngày đầu mới tái lập, từ trên nền tro tràn đổ nát, không nhà cửa, không đường phố, không điện nước, chưa có một khu dân cư nào…. Cả thị xã còn sót lại con đường mòn chìm trong lau lách, không điện, không nước, không chợ, không trường học…. Thế rồi, như một công trường khổng lồ: bộ đội gỡ mìn, xe ủi, máy gạt, thợ điện, công nhân, bưu điện, công nhân xây dựng… hoạt động suốt đêm ngày. Tám tháng tiến hành, với tổng kinh phí 11 tỷ 272 triệu đồng, gần 80 cơ quan, ban ngành đã tập kết tại thị xã Lào Cai.

Trước yêu cầu mở rộng không gian đô thị cho phát triển, trọng điểm là khu kinh tế cửa khẩu, ngày 31/1/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2002/NĐ-CP, sáp nhập thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai, thị xã tỉnh lỵ Lào Cai sau khi sáp nhập có diện tích tự nhiên là 23.095 ha và 77.167 nhân khẩu gồm 16 đơn vị hành chính trực thuộc [9 phường, 7 xã]. Ngay sau khi sáp nhập thị xã đã hội tụ đủ các tiêu chí của đô thị loại III và đến 30/11/2004 Chính phủ ban hành Nghị định thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, lúc này thành phố Lào Cai có 17 đơn vị hành chính. Thời gian này, thành  phố Lào Cai đạt được một số thành tựu quan trọng như: Năm 2004, xã Tả Phời – Hợp Thành là 2 xã đầu tiên của cả nước tự nguyện xin rút khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn; năm 2005 thành phố Lào Cai được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp; năm 2006: thành phố được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp chứng nhận đơn vị đầu tiên của tỉnh Lào Cai xóa xong nhà tạm tranh tre, dột nát cho người nghèo.  Ngày 11/9/2010 thành phố Lào Cai vinh dự nhận giải thưởng “Thành phố hữu nghị Quốc tế với Trung Quốc”. Năm 2015, Chủ tịch nước, phong tặng thành phố Lào Cai danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Ngày 01/3/2020, Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai. Theo đó, thành phố Lào Cai được mở rộng quy mô, diện tích, dân số thông qua thực hiện điều chỉnh, sắp sếp địa giới hành chính. Một phần các xã Cốc San, xã Quang Kim huyện Bát Xát và một phần xã Gia Phú huyện Bảo Thắng điều chỉnh về thành phố Lào Cai. Như vậy, sau khi tái lập thị xã tỉnh lỵ, đây là lần thứ 2 thành phố Lào Cai được mở rộng địa giới hành chính. Việc điều chỉnh địa giới hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng; giải quyết các bất cập về địa giới hành chính; tinh giản đầu mối hành chính; thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

Trước đây, khi chưa thực hiện sắp xếp, thành phố Lào Cai có 17 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, có 14 đơn vị chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định. Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 896 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì thành phố không còn đơn vị hành chính cấp xã nào không đảm bảo quy định. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để thành phố phấn đấu hội đủ tiêu chí trở thành đô thị loại I trong thời gian tới. Sau khi sáp nhập trở thành đơn vị hành chính thuộc thành phố Lào Cai, nhiều chương trình dự án, mô hình phát triển kinh tế được triển khai cũng đã mở thêm cơ hội để bà con phát triển kinh tế, thêm cơ hội làm giàu. Các tuyến đường thuộc xã Cốc San, xã Thống Nhất đã có một diện mạo mới, đường thông thoáng, hành lang rộng rãi... Nhà văn hóa, điện, đường… được quan tâm đầu tư cũng đã giúp cho cuộc sống của bà con Nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao

Định hướng phát triển được Đảng bộ thành phố Lào Cai đặt ra trong những năm tới là tiếp tục lấy kinh tế là trọng tâm với yêu cầu khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nhất là điểm mạnh khu kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Đầu tư xứng đáng cho hạ tầng khu vực đô thị, vùng nông thôn, cùng xây dựng thành phố biên cương có các tiêu chí hữu nghị, thông minh, đặc sắc ngày càng nâng cao, sớm đạt các tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm phát triển vùng Tây Bắc. Một số mục tiêu tăng trưởng được cụ thể hóa như: Duy trì đà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,4%; thu nhập bình quân của người dân đạt 110 triệu đồng/năm; tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 35 nghìn tỷ đồng; giá trị sản phẩm trên diện tích sản xuất đạt 155 triệu đồng/năm; lượng khách du lịch đến thành phố đạt 4 triệu lượt; thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.500 tỷ đồng đến năm 2025.

30 năm thành phố trẻ Lào Cai, thành phố sẽ còn mở rộng, các kỳ tích mới trong xây dựng thành phố sẽ còn nhiều. Thị xã xưa – thành phố nay sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt, vững vước trên con đường hội nhập và phát triển.

Chủ Đề