Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thi đánh giá năng lực không

TPO - Sáng 7/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi riêng lần đầu tiên được trường tổ chức trở lại từ năm 2002.

Theo thông tin từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào đại học do nhà trường tổ chức diễn ra vào sáng nay 7/5.

Kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại hai điểm thi: Điểm thi số 01 [Nhà D1+D2+D3+D4] và Điểm thi số 02 [Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành]. Buổi sáng, đánh giá của Hội đồng thi trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy kỳ thi được diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc và đúng quy chế; không có thí sinh vi phạm quy chế thi.

Trường tổ chức thi cả 8 môn trong 1 ngày gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Năm 2022, bên cạnh các phương thức tuyển sinh đại học đã áp dụng từ những năm học trước như xét tuyển thẳng; sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tổ chức thi các môn năng khiếu để xét tuyển vào các ngành có xét tuyển môn thi năng khiếu; ưu tiên cộng điểm; xét tuyển thẳng đối với thí sinh viết bài luận đạt kết quả tốt, trường Đại học Sư phạm Hà Nội bổ sung phương thức tuyển sinh mới [phương thức 5] là xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với kết quả học tập trung học phổ thông.

Sáng 7/5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Đây là kỳ thi riêng lần đầu tiên được trường tổ chức trở lại từ năm 2002.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng[ Ninh Bình] đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Anh Nguyễn Mạnh Hùng[ Ninh Bình] đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Anh Nguyễn Mạnh Hùng[ Ninh Bình] đưa con gái đi thi cho biết: "Năm nay, con chuẩn bị thi đại học nên mình mới cho con lên Hà Nội để thi năng lực trước cho biết, cũng như cho cháu cọ sát, sau đỡ bị áp lực hơn".

Tại điểm thi, các thí sinh đã có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi và tuân thủ tốt các quy định tại phòng thi và quy chế thi

Theo đó, mỗi ngành học sẽ xét tuyển dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có]. Các ngành có thi năng khiếu sẽ xét theo tổng điểm thi năng khiếu kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực [đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên, nếu có]

Trường tổ chức thi cả 8 môn trong một ngày để giảm thiểu chi phí lưu trú, sinh hoạt của học sinh ngoại tỉnh. Cùng với bài thi viết để đánh giá năng lực, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên [không có học kỳ nào dưới 6.5].

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng [2 tổ hợp để vào cùng 1 ngành hoặc vào 2 ngành khác nhau]. Đối với thí sinh có 2 nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 5, Trường xét nguyện vọng 1 trước, nếu nguyện vọng thứ nhất không trúng tuyển, nguyện vọng 2 được xét tuyển như nguyện vọng thứ nhất.

Các thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy với thời gian mỗi môn từ 60 đến 90 phút. Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo môn thi, bao gồm các câu hỏi kiểm tra khả năng lập luận, năng lực phân tích, đánh giá và sáng tạo. Kết quả xét tuyển theo phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với kết quả học THPT sẽ được công bố sớm, dự kiến vào ngày 31/5/2022

GS. TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết khác với các kỳ thi đánh giá năng lực đang tổ chức hiện nay, kỳ thi đánh giá năng lực của trường có điểm khác biệt.

Đó là các môn thi đều kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm. Không những thế, đề thi, đáp án sẽ được nhà trường công bố công khai sau kỳ thi diễn ra.

Năm nay, ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm TPHCM cũng tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đó là kỳ thi chuyên biệt. Kỳ thi này được trường Đại học Sư phạm TPHCM dự kiến tổ chức từ năm 2021. Nhưng do tình hình dịch COVID-19 diễn ra phức tạp nên phải tạm hoãn. Năm nay, trường dự kiến tổ chức 2 đợt thi. Đợt 1 dự kiến diễn ra đầu tháng 6 và đợt 2 tổ chức đầu tháng 7.

Sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội trở lại trường vào ngày 14-2 - Ảnh: HNUE

Ngày 3-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thầy Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết những điểm khác của kỳ thi đánh giá năng lực lần đầu tiên trường tổ chức. 

Thầy Minh thừa nhận việc tổ chức thi đánh giá năng lực các cơ sở khác đã làm, là điều tích cực. 

"Trường chúng tôi giờ mới tổ chức, vì trường cần có lộ trình để làm quen và có đặc thù tuyển sinh đào tạo để ra làm thầy cô giáo nên trường quyết định tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Trường dùng thời gian nghiên cứu thận trọng, đặc thù lý luận và thực tiễn, cử đoàn sang một số nước nghiên cứu, sau đó trao đổi phương án, ra ngân hàng đề, thử, chuẩn hóa, điều chỉnh.

Không có phương pháp nào tuyệt đối hóa, trắc nghiệm - tự luận đều có ưu khuyết điểm, phải thử nghiệm chứ không võ đoán và làm ngay", thầy Minh chia sẻ.

Thầy Minh cũng cho biết: "Đề thời gian chỉ 60-90 phút cho môn toán, văn. 70% trắc nghiệm để thí sinh không bị choáng; môn văn 30% trắc nghiệm. Trường tổ chức thi riêng từng môn. Đề không đánh đố, mức độ thi khác với phổ thông nên thi trắc nghiệm đòi hỏi cao hơn, nhận biết, vận dụng thấp, cao và vận dụng tràn sang tự luận. Làm sao để thấy thí sinh có khả năng nhất định từ ban đầu".

Được biết, trong hai ngày 3 và 4-3, nhà trường chính thức nhận hồ sơ thi đánh giá năng lực. 

Năm 2022, Trường đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức hoặc Trường đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức. Trường tuyển sinh trong cả nước với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

THẢO THƯƠNG

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: HNUE

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do nhà trường tự tổ chức hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý với thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển quy định, có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành của trường theo phương thức 5.

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2022 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến

Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 1 phiếu đăng ký dự thi [in ra sau khi đăng ký trực tuyến thành công trên cổng thông tin tuyển sinh của trường]; bản sao công chứng học bạ THPT [đầy đủ 5 học kỳ]; bản sao công chứng các giấy tờ ưu tiên [nếu có]; 2 ảnh 4x6 [ghi rõ họ tên, ngày sinh, mã ngành đăng ký dự thi sau ảnh]; 2 phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ người nhận [để gửi giấy xác nhận điểm thi các môn]; biên lai nộp tiền [bản photo] hoặc xác nhận chuyển tiền. Lệ phí thi: 160.000 đồng/1 môn thi.

Hồ sơ bản cứng gửi chuyển phát nhanh về Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo địa chỉ: Phòng đào tạo [Phòng 211- nhà Hành chính Hiệu Bộ], Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội từ ngày 1-3 đến 17h ngày 1-4 [theo dấu bưu điện nơi gửi].

Đồng thời, nhà trường đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học năm 2022.

1. Bài thi toán: tại đây.

2. Bài thi ngữ văn: tại đây.

3. Bài thi tiếng Anh: tại đây.

4. Bài thi vật lý: tại đây.

5. Bài thi hóa học: tại đây.

6. Bài thi sinh học: tại đây.

7. Bài thi lịch sử: tại đây.

8. Bài thi địa lý: tại đây.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển theo từng ngành từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm các môn thi [đã nhân hệ số 2, nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển quy định và điểm ưu tiên [nếu có].

Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Các hồ sơ theo quy định ở trên phải được scan và đính kèm đầy đủ trong mục các hồ sơ quy định.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh trong cả nước thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Các phương thức tuyển sinh của trường gồm thi tuyển, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nhà trường ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt.

5 phương thức tuyển sinh của trường, gồm:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển.

Phương thức 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Phương thức 3: Xét học bạ THPT.

Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và giáo dục mầm non - sư phạm tiếng Anh. Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15-5 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt sau Tết

TRẦN HUỲNH

Video liên quan

Chủ Đề