Văn bản là gì nêu đặc điểm của văn bản

- Khái niệm  Phong cách ngôn ngữ khoa học là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nó thường được gọi là văn bản khoa học.  Văn bản khoa học có ba loại là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học phổ cập. Văn bản khoa học có 2 dạng

 Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ...  Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: - Đặc trưng  Tính khái quát, trừu tượng  Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng các thuật ngữ khoa học để biểu thị các khái niệm khoa học khái quát, trừu tượng. Ví dụ như vectơ, đoạn thẳng [hình học]; thơ cũ, thơ mới [nghiên cứu văn học].

 kết cấu của văn bản [chia thành các phần, chương, mục, đoạn] ; thể hiện ở hệ thống luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể [hoặc ngược lại].  Tính lí trí, logic  Từ ngữ trong các văn bản khoa học chỉ được dùng với một nghĩa ; không dùng từ đa nghĩa hoặc dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ.  Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic, đòi hỏi có tính chính xác cao, chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cú pháp chuẩn và thông tin chính xác.  Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc.  Tính khách quan, phi cá thể  từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc do mang tính chất cá nhân

 VD: “Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột [cấp tính], lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia..”

2. VB NGHỆ THUẬT

- khái niệm: Đây là dạng văn bản mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc trong sách giáo khoa ngữ văn. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm các dạng như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn tự sự, tùy bút, phê bình văn học, ký... - Đặc trưng của loại văn bản nghệ thuật:  Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp...  Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.  Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. VD: “Sóng bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” [Sóng – Xuân Diệu]

- Ngôn ngữ mà văn bản nghệ thuật thường sử dụng : là các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ... để tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản. Ngôn ngữ phải được chọn lọc, đúng cú pháp, ngôn ngữ chuẩn không được sử dụng ngôn ngữ vùng miền, ngôn ngữ địa phương...

- Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật : là có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Các tác phẩm dạng này thường được sử dụng để giảng dạy, phân tích và là tài sản phi vật thể vô giá của quốc gia.

nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật. - Hệ thống loại văn bản này rất đa dạng và phức tạp có thể kể đến như:  Văn bản không có tên loại như Công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.  Văn bản có tên loại như: Thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, giấy đi đường... - Văn bản hành chính cần có những nội dung sau:  Quốc hiệu và tiêu ngữ  Địa điểm và ngày tháng làm văn bản  Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản  Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản  Nội dung thông báo , đề nghị báo cáo  Chữ kí và họ tên người gửi văn bản - Nội dung truyền đạt của văn bản hành chính chủ yếu là thông tin quản lý mang tính hai chiều: theo chiều dọc từ trên xuống [các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới] và từ dưới lên [các văn bản từ cấp dưới chuyển lên cấp trên]; theo chiều ngang gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền. - Ngôn ngữ và văn phong trong văn bản tác nghiệp hành chính vừa mang tính chất khách quan, trực tiếp, cụ thể, rõ ràng; vừa mang tính ngắn gọn, chính xác, đầy đủ.

5. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

- Có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống

  • Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.  Luận điểm:  Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn...được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

 Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ.  Luận cứ:  là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm  Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm.  Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.  Lập luận:  là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận.

6. VĂN BẢN SINH HOẠT

  • Là văn bản giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của mình với người khác. [nhật kí, thư từ, tin nhắn...]
  • Đặc trưng:  Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp...  Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

 Tính cá thể: Là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng của mỗi người. Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp...

Văn bản là gì đặc điểm của văn bản?

Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó [giấy, bia đá,...].

Văn bản thông tin là gì đặc điểm?

Văn bản thông tin là một thể loại văn bản quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cho người đọc về thế giới tự nhiên và xã hội. Khác với tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không có yếu tố hư cấu và tập trung vào việc cung cấp thông tin một cách chính xác và rõ ràng.

Văn bản trong ngữ văn là gì?

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Có tất cả bao nhiêu loại văn bản?

Có tổng cộng bốn loại văn bản chính:.

Văn bản Thông tin: Bao gồm sách, báo, và văn bản hướng dẫn. ... .

Văn bản Hành chính: Bao gồm văn bản công văn và văn bản hợp đồng. ... .

Văn bản Sáng tạo: Bao gồm văn bản văn học và văn bản biểu đạt. ... .

Văn bản Khoa học và Kỹ thuật: Bao gồm văn bản nghiên cứu và văn bản kỹ thuật..

Chủ Đề