Mứt tết tiếng anh là gì

Tết Nguyên Đán là một trong những chủ đề rất hay mà có lẽ đối với ai ôn luyện tiếng Anh sẽ phải trải qua ít nhất 1 lần gặp nó. Hôm nay, hãy cùng Oxford học tiếng anh chủ đề “Tết Nguyên Đán".

Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 đang đến rất gần

* Typical symbols [Các biểu tượng tiêu biểu] Flowers [Các loại hoa/ cây] Peach blossom = Hoa đào. Apricot blossom = Hoa mai. Kumquat tree = Cây quất. Chrysanthemum = Cúc đại đóa. Marigold = Cúc vạn thọ. Paperwhite = Hoa thủy tiên. Orchid = Hoa lan. The New Year tree = Cây nêu.

*Crucial moments [Những thời khắc quan trọng] Lunar New Year = Tết Nguyên Đán. Lunar / lunisolar calendar = Lịch Âm lịch. Before New Year’s Eve = Tất Niên. New Year’s Eve = Giao Thừa. The New Year = Tân Niên.

Đón Giao thừa Tết Nguyên Đán là thời điểm quan trọng

*Foods [Các loại thực phẩm] Chung Cake / Square glutinous rice cake = Bánh Chưng. Sticky rice = Gạo nếp. Jellied meat = Thịt đông. Pig trotters = Chân giò. Dried bamboo shoots = Măng khô. [“pig trotters stewed with dried bamboo shoots” = Món “canh măng hầm chân giò” ngon tuyệt]. Lean pork paste = Giò lụa. Pickled onion = Dưa hành. Pickled small leeks = Củ kiệu. Roasted watermelon seeds = Hạt dưa. Dried candied fruits = Mứt. Mung beans = Hạt đậu xanh Fatty pork = Mỡ lợn Water melon = Dưa hấu Coconut = Dừa Pawpaw [papaya] = Đu đủ Mango = Xoài

Đồ ăn ngày Tết Nguyên Đán mang đậm nét truyền thống của văn hóa Việt Nam

*Others Spring festival = Hội xuân. Family reunion = Cuộc đoàn tụ gia đình. Five – fruit tray = Mâm ngũ quả. Banquet = bữa tiệc/ cỗ [“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé] Parallel = Câu đối. Ritual = Lễ nghi. Dragon dancers = Múa lân. Calligraphy pictures = Thư pháp. Incense = Hương trầm. Altar: bàn thờ Worship the ancestors = Thờ cúng tổ tiên. Superstitious: mê tín Taboo: điều cấm kỵ The kitchen god: Táo quân Fireworks = Pháo hoa. Firecrackers = Pháo [Pháo truyền thống, đốt nổ bùm bùm ý]. First caller = Người xông đất. To first foot = Xông đất Lucky money = Tiền lì xì. Red envelop = Bao lì xì Altar = Bàn thờ. Decorate the house = Trang trí nhà cửa. Expel evil = xua đuổi tà ma [cái này là công dụng của The New Year Tree]. Health, Happiness, Luck & Prosperity = “Khỏe mạnh, Hạnh phúc, May mắn, & Thịnh vượng” là những từ không thể thiếu trong mỗi câu chúc Tết. Go to pagoda to pray for = Đi chùa để cầu .. Go to flower market = Đi chợ hoa Visit relatives and friends = Thăm bà con bạn bè Exchange New year's wishes = Thúc Tết nhau Dress up = Ăn diện Play cards = Đánh bài Sweep the floor = Quét nhà __________________________ Để được tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến tiếng Anh, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua: Hotline: 024 2211 2691 Email: tuvan.oxford@gmail.com Facebook: //www.facebook.com/TrungtamOxfordEnglish

Những món ăn ngày tết đa phần đều là đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam không có trong văn hóa phương Tây nên chắc hẳn có nhiều bạn sẽ thấy khó khăn khi gọi món ăn Tết bằng tiếng Anh. Đừng lo vì đã có Pasal ở đây giúp các bạn về nỗi lo này!

.jpg]

Bánh chưng trong tiếng Anh có tên gọi là “Chung cake”

Đây là một loại bánh đặc trưng và không thể thiếu trong ngày Tết ở Việt Nam. Cũng giống như sushi, kimbap, sashimi,..., bánh Chưng mang tính độc hữu và tự sáng tạo, không hề tương đồng với bất kì loại bánh nào trên thế giới nên nó có một cái tên riêng là Chung cake.

Một số văn bản có thể dịch bánh chưng là “sticky rice cake” nghĩa là “bánh gạo nếp”, cách gọi món ăn Tết bằng tiếng Anh này có thể giúp người nước ngoài dễ hiểu và dễ hình dung về bánh chưng hơn. Tuy nhiên, “chung cake” vẫn là một cái tên rất Việt Nam và đang được ngày một nhiều bạn bè quốc tế gọi và sử dụng.

Mâm ngũ quả trong tiếng Anh được gọi là “five-fruit plate”

Vào ngày Tết, trên bàn thờ trong những gia đình ở Việt Nam không thể thiếu được mâm ngũ quả. Nôm na ra thì đây là một mâm được sắp gồm 5 loại trái cây khác nhau nên chúng ta có thể dịch ra tiếng Anh một cách khá sát nghĩa là “five-fruit plate”. Mâm ngũ quả có thể bao gồm: xoài [mango], chuối [banana], cam [orange], đào [peach], quất [kumquat], quả lê [pear], phật thủ [citron], ớt [chilli], và ngoài ra còn rất nhiều loại quả khác nữa.

Mứt trong tiếng anh được gọi là “sugar-coated fruit” hoặc “sugar – preserved fruit”

Về cơ bản, mứt ở Việt Nam là các trái cây cắt nhỏ ra rồi sên với đường đến khi khô, nên trong tiếng Anh mứt sẽ được dịch với nghĩa “trái cây bọc đường” [sugar-coated fruit] hoặc “trái cây bảo quản bằng cách bọc đường” [sugar – preserved fruit]. Thực ra một số bạn có thể nhầm lẫn loại mứt này của Việt Nam với “jam” - loại mứt thường gặp ở nước ngoài. Khi các bạn tra cứu cũng sẽ rất dễ bị nhầm cách dịch mứt của Việt Nam thành “jam”. Tuy nhiên, cách gọi món ăn Tết bằng tiếng Anh này là không đúng, bởi mứt [jam] của người phương Tây là loại mứt có thể phết lên ăn kèm với bánh mì, thường ở dạng sệt phải dùng muỗng múc ra khỏi lọ khi dùng, khác với mứt của Việt Nam có thể coi là một món ăn nhẹ hoặc ăn vặt, không cần dùng kèm với những thứ khác.

Xem thêm: Chúc Tết âm lịch bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa Tên tiếng Anh của 15+ ngày lễ lớn ở Việt Nam

Dưa hành - cách gọi món ăn Tết này bằng tiếng Anh là “pickled onion”

Thực ra,, “pickle” trong tiếng Anh mang nghĩa danh từ là dưa chua, đồ ngâm, còn nghĩa động từ là “dầm, ngâm, làm dưa”. Thế nên nếu chỉ gọi riêng pickle sẽ có nghĩa là dưa chua, tức bắp cải muối thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Còn nếu muốn đề cập đến hành muối ta sẽ dùng “picked onion” - một món ăn chỉ thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết.

.jpg]

Ngoài ra thì trong tiếng Anh, “vegetable pickled” [rau củ ngâm] sẽ được dịch là dưa góp - tức nhiều loại rau củ góp vào để ngâm muối.

Thịt đông trong tiếng Anh được gọi là “jellied meat”

Thịt đông là một món ăn mà sau khi chế biến và cho vào tủ lạnh hoặc để ngoài trời với nhiệt độ mùa Tết ở miền Bắc Việt Nam thì sẽ đông lại có dạng giống như thạch, chính vì vậy, nó mới được bạn bè quốc tế gọi với cái tên “jellied meat” tức là “thịt có dạng thạch”.

Giò lụa trong tiếng Anh được gọi là “lean pork pie”

Thực ra cách gọi này còn khá nhiều tranh cãi bởi “pie” chỉ các loại bánh có nhân, trong khi giò lụa ở Việt Nam được làm từ thịt và các nguyên liệu khác xay nhuyễn. Tuy nhiên “lean pork pie” vẫn là từ được nhiều báo quốc tế sử dụng trong khi cách gọi món ăn Tết bằng tiếng Anh này còn có nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng giò lụa, chả lụa có thể coi là một loại xúc xích ở Việt Nam bởi cách làm tương đồng với “sausage” ở phương Tây nên có thể gọi giò lụa bằng cái tên tiếng Anh là “Vietnamese pork sausage”, nhưng cách gọi này có thể gây nhầm lẫn với món nem nướng ở một số vùng.

Hạt dưa trong tiếng Anh được gọi là “Roasted watermelon seeds”

Thực ra hạt dưa thì trong tiếng Anh chỉ là “watermelon seeds” thôi. Nhưng “hạt dưa” khi được tính là món ăn Tết của người Việt thì là nói đến loại hạt dưa đã được rang lên và chế biến rồi, nên tên gọi của nó trong tiếng Anh trở thành “Roasted watermelon seeds”. Nem rán trong tiếng Anh được gọi là “spring rolls”

Do nem rán là các loại nguyên liệu được trộn lẫn sau đó cuộn vào nên mới được gọi bằng từ “rolls”. Thực ra nem rán có thể xuất hiện trong các bữa cơm không chỉ vào dịp Tết, nhưng người nước ngoài tin rằng đây là món ăn thích hợp vào mùa xuân của người Việt nên họ gọi chúng là “spring rolls”.

Nhưng lưu ý tránh nhầm lẫn loại nem này với loại nem nắm, tức gần giống một dạng nộm của thịt mông, thính gạo,...

Trên đây là cách gọi món ăn Tết bằng tiếng Anh mà Pasal sưu tầm và tổng hợp. Sau bài viết này, các bạn có còn thấy bối rối khi phải gọi tên các món ăn Tết bằng tiếng Anh nữa không nào? Nếu còn thắc mắc gì về chủ đề từ vựng này thì hãy comment bên dưới để chúng mình giải đáp nhé!

Chủ Đề