Văn hóa ẩm thực của người việt nam

Nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước. Dù có hội hè, đình đám hay tiệc tùng gì thì trong thực đơn của người Việt cũng không thể thiếu hạt cơm - cây lúa. Tục ngữ xưa có câu: "Người sống về gạo, cá bạo về nước"; "Cơm tẻ mẹ ruột"; hay "Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường". Chính văn hóa nông nghiệp đã chi phối cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật của người Việt Nam. Bữa cơm người Việt có thể thiếu thịt, cá nhưng không thể thiếu rau, quả bởi: "Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống"; "Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ"...

Mâm cơm của người Việt Nam nếu chỉ có một món thì khó gọi là mâm cơm, và chỉ một người ngồi ăn thì cũng khó cảm nhận hết cái ngon của từng món. Chính tính tổng hợp và tính cộng đồng này đã trở thành vẻ đẹp độc đáo nhất trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nếu như người phương Tây thưởng thức theo kiểu phân tích, ăn hết món này rồi mới dọn ra món khác thì mâm cơm của người Việt Nam bao giờ cũng phóng khoáng với tất cả các món được dọn lên cùng một lúc: nào cơm, nào rau, nào thịt, nào cá, thêm bát nước chấm con con,... Có thể nói, mỗi món ăn của người Việt Nam đã hội tụ đủ phương thức tổng hợp khi chế biến: hết luộc lại xào, lại ninh, tần, hấp..., sao cho hài hòa các yếu tố nóng - lạnh, âm - dương. Người cảm lạnh thì phải ăn cháo gừng, người cảm nắng thì phải ăn cháo hành. Dân gian ta lưu truyền không ít những câu ca dao nói về cách tổng hợp nguyên liệu khi nấu nướng của người Việt: "Bồng bồng nấu với tép khô. Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn"; "Rau cải nấu với cá rô. Gừng thơm một lát cho cô lấy chồng"; hay "Rủ nhau xuống bể mò cua. Ðem về nấu quả mơ chua trên rừng". Ngồi trước mâm cơm, người Việt có thể chọn đồng thời các món ăn theo sở thích để thưởng thức, các giác quan cũng được cùng một lúc cảm nhận món ăn: mũi có thể ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt, mắt có thể nhìn thấy mầu sắc tươi rói, lưỡi có thể nếm được những hương vị đặc trưng. Chính vì thế, suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp, mỗi bát cơm, mỗi miếng cơm là thành quả của quá trình tổng hợp đó.

Dù có đi gần, đi xa, người ta cũng vẫn cố gắng thu xếp trở về nhà để xum tụ cùng gia đình bên mâm cơm tối. Dù đi muộn, về trễ, những người trong nhà cũng vẫn chờ đợi để đủ mặt thành viên mới dùng cơm. Bất cứ buổi tiệc tùng, họp mặt nào cũng không thể diễn ra mà chỉ có một người. Ðó là bởi trong văn hóa ẩm thực, người Việt Nam ta luôn coi trọng tính cộng đồng. Nếu người phương Tây mỗi người dùng riêng một đĩa, một suất ở nơi nào tiện là xong bữa thì người Việt Nam phải quây quần, quanh mâm cơm mới ăn ngon miệng. Với người Việt, thời điểm ăn là để mọi người cùng thực hiện văn hóa giao tiếp, cùng gặp mặt, trò chuyện, nắm bắt thông tin về cuộc sống của nhau. Và không gian ăn chính là nơi để gắn kết chặt chẽ những mối quan hệ giữa người với người trong gia đình, ngoài xã hội. Vì thế, các món ăn trên mâm có thể người ăn, người không tùy theo sở thích, nhưng nồi cơm và bát nước chấm thì là món ăn cộng đồng mà những người ngồi quanh mâm ai cũng dùng. Và đôi đũa - vật dụng độc đáo không thể thiếu trong lúc ăn của người Việt Nam chính là phương tiện linh hoạt nhất để nối dài cánh tay, giúp người quanh mâm dù ngồi xa, ngồi vướng đến mấy cũng vẫn gắp chung được thức ăn trên mâm cùng mọi người khác.

Nói về văn hóa ẩm thực Việt Nam, Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã khái quát lại thành chín đặc trưng: tính hòa đồng, đa dạng; tính ít mỡ; đậm đà hương vị; tổng hòa nhiều chất, nhiều vị; tính ngon và lành; tính dùng đũa; tính tập thể; hiếu khách và dọn thành mâm. Ðược hình thành và trải dài cùng lịch sử dựng nước, giữ nước từ nghìn xưa đến nay, những nét đẹp ấy trong văn hóa ẩm thực Việt Nam xứng đáng là một phần hồn cốt dân tộc cần được lưu giữ và phát huy mãi mãi.

Ẩm Thực Việt Nam Từ Sự Đa Dạng Đến Những Ảnh Hưởng Qua Văn Hóa: Sự thân thiện hiếu khách của người dân cùng với vẻ đẹp tự nhiên của đất nước, ẩm thực Việt nam đã tự khẳng định bản sắc riêng của mình với những quốc gia khác trên thế giới. Chỉ riêng trong nước, món ăn việt đã có sự khác biệt rõ nét suốt từ Bắc đến Trung và Nam. Ngoài ra, ẩm thực việt còn có tiếng ít béo mang đậm hương vị được chế biến từ các loại thảo mộc tạo nên phong cách đặc trưng cho những món ăn của từng miền. Sự đa dạng theo từng vùng miền: +Ẩm thực miền bắc, nổi tiếng cầu kỳ và mang đậm chất nêm trung hòa không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Người dân ở đây thường nêm gia vị theo khẩu vị riêng của họ. Mặc dù Nước chấm mắm tôm thường không thể thiếu trong các bữa ăn, người Bắc còn sử dụng các gia vị khác để làm tăng thêm hương vị riêng cho mỗi món. Hà nội - nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực miền bắc, được biết đến với nhiều món ăn nổi tiếng, trong đó đặc biệt có Phở, Bún thang, Bún chả, Bún ốc, Cốm Vòng[Cốm làng Vòng] và Bánh cuốn Thanh trì. Cho dầu khá cầu kỳ và đa dạng trong từng món ăn, tinh dầu Cà Cuống và Húng Láng [Húng quế làng Láng] vẫn là gia vị làm điểm nhấn chính mang lại nét riêng biệt cho khẩu vị người Hà nội. +Ẩm thực miền trung, được biết đến với những bữa ăn mang đậm chất no hơn những vùng miền khác. Với những món ăn cay và mặn hơn miền bắc và nam, món ăn ở đây phối trộn màu sắc thiên về đỏ và nâu sẫm; như các loại gia vị được dùng phổ biến ở miền trung là mắm tôm chua và mắm ruốc, đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng về ẩm thực Cung đình tạo nên phong cách ẩm thực đầy bản sắc cho miền trung. Ngày nay, ẩm thực Cung đình mà trước kia chỉ dành cho những gia đình Hoàng tộc, nay được sử dụng để phục vụ cho du khách viếng thăm Huế. Các món ăn Cung đình hòa trộn nhiều màu sắc lôi cuốn cùng với sự trình bày cầu kỳ, có vị cay tự nhiên được chia thành những khẩu phần nhỏ luôn để lại trong lòng du khách bức tranh cung đình lung linh huyền ảo. +Ẩm thực miền Nam, chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung quốc, Campuchia và Thái, hầu hết các món ăn thường có vị ngọt và cay hơn. Do điều kiện thổ nhưỡng thuần nông, thức ăn chủ yếu lấy từ nước ngọt và thường được bảo quản khô để sử dụng lâu dài nhưng món ăn địa phương nơi đây không phải vì thế mà kém phần đa dạng. Ngoài món khô cá Lóc không thể thiếu trong các bữa ăn, người dân ở đây còn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có xung quanh để chế biến ra những món ăn đồng quê vô cùng hấp dẫn khác như:cá Lóc đắp bùn nướng trui và cháo đậu rắn hổ đất. Ẩm thực miền Nam còn là cái nôi sản sinh ra nhiều món ăn ngon có nguồn gốc từ bún như bún mắm, hủ tiếu Mỹ tho, bún nước lèo Sóc trăng. +Ẩm thực miền sơn cước, với 54 dân tộc hiện diện trên khắp các nẻo đường đất nước, từ đồng bằng đến cao nguyên. Do đặc thù địa lý, ẩm thực Việt nam từ đó cũng trở nên đa dạng, và mang đậm bản sắc riêng theo từng vùng-miền. Người tây nguyên nổi tiếng với món thịt lợn sống trộn với gia vị thảo mộc, còn người vùng tây bắc lại nức tiếng với những món ăn đặc trưng như: Phở chua, lợn sữa, vịt quay móc mật, bánh Cóong Phù[Tày minority people], xôi nếp nướng [Thái minority people] và thịt chua. Những ảnh hưởng qua ẩm thực của người Việt Trong văn hóa á đông, triết lý âm dương ngũ hành có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh trong đời sống sinh hoạt của người dân, và một trong số đó là ẩm thực. Việt nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Do vậy, năm yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn được áp dụng một cách khá tinh tế vào các chất bổ dưỡng, vào hương vị và màu sắc tương ứng để tạo nên sự cân bằng trong món ăn Việt nam. Ngũ hành tương sinh giúp cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng như: Nước, protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất: phối hợp hài hòa năm màu sắc tương ứng trong sự trình bày các món ăn như: Màu vàng đại diện cho Thổ, màu Đen ứng với Thủy, màu Đỏ tương ứng Hỏa, màu Trắng ứng với Kim và màu Xanh lá thuộc Mộc; là sự hòa trộn tuyệt vời giữa các hương vị Ngọt, Mặn, Đắng, Chua, Cay tạo nên nét riêng cho ẩm thực á đông. Nguyên lý âm dương là sự kết hợp đa dạng các loại thảo mộc với nhiều loại gia vị khác nhau nhằm làm cân bằng và tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Chẳng hạn, đối với các món ăn có tính hàn luôn được bổ khuyết với các gia vị có tính nhiệt, chất chua thuộc âm được dùng kèm với chất cay thuộc dương. Sự cân bằng còn thể hiện rõ qua việc chọn lọc thành phần và cách dùng món ăn tùy theo từng mùa và điều kiện thời tiết. Ở xứ bắc, Phở luôn được ăn nóng vào mùa lạnh, trong khi đó thịt vịt được xem là món ăn có tính hàn thường được ăn kèm với nước mắm gừng ấm. Tóm lại, nguyên lý âm dương luôn làm nền tảng cân bằng hài hòa giữa các chất trong ẩm thực hàng ngày của người dân. Văn hóa và tinh thần của ẩm thực Việt Ở Việt nam, ẩm thực được phản ánh qua văn hóa và tinh thần của một người. Văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng đối với mọi người, là dịp để giao tiếp xã hội, nơi họp mặt chia sẽ giữ các thành viên gia đình, nơi quyết định tính truyền thống và sự tôn trọng lẫn nhau trong khi ăn. Cụ thể, trong một bữa cơm gia đình truyền thống Việt nam, người trẻ luôn biểu hiện sự lễ phép của mình qua việc mời người già ăn trước. Phong cách ẩm thực còn được biết nhiều qua các câu ca dao tục ngữ “Ăn trông nồi,ngồi trông hướng”; Ăn nhai kỹ, suy nghĩ trước khi nói”.Việc mời khách về dùng bữa cơm với gia đình là sự phản ánh văn hóa xã giao, trong đó, người chủ thường chuẩn bị các món đặc biệt đãi khách để bày tỏ sự tôn trọng của mình, cho dù thức ăn họ chiêu đãi có xu hướng giải trí nhưng qua đó thể hiện được tâm tư tình cảm, sự thân thiện và hiếu khách của con người Việt nam.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam là gì?

Văn hóa ẩm thực nói chung hay ẩm thực Việt Nam nói riêng là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống, được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ...

Việt Nam có những ẩm thực gì?

Những món ăn Việt Nam ngon tới mức nhất định phải nếm thử [Phần 2....

Bò nướng lá lốt. Trang CNN ca ngợi người Việt Nam là bậc thầy trong kỹ thuật cuốn. ... .

Súp cua ngô non. ... .

Bún đậu mắm tôm. ... .

Bánh cống/bánh cóng Sóc Trăng. ... .

Nem cua bể ... .

Bột chiên. ... .

Bánh tráng nướng. ... .

Bánh gối/bánh tôm..

người Việt Nam thích ăn gì nhất?

Dưới đây là 10 món ăn được người Việt yêu thích nhất..

Bún đậu mắm tôm. Bún đậu mắm tôm là món nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng đã xuất hiện trong nhiều quán ăn ở Sài Gòn. ... .

Bánh cuốn. ... .

Phở ... .

Cơm tấm. ... .

Xôi mặn. ... .

Bánh mì ... .

Bánh xèo. ... .

Bún riêu cua..

Văn hóa ẩm thực là như thế nào?

Văn hóa ẩm thực bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự tinh khiết hay tội lỗi, hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa.

Chủ Đề