Vaq65n động nhiều nhức 2 bên tai là do gì năm 2024

Một số người khi gặp tình trang đau sau tai thì lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào. Đau vùng sau tai không phải là hiện tượng phổ biến nên việc nắm thông tin về tình trạng này còn hạn chế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và những trường hợp bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm để có biện pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau sau tai

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng sau tai rất đa dạng. Trong một số trường hợp, đau sau tai là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau:

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi bộ phận này bị viêm, tổn thương. Nguyên nhân khiến dây thần kinh chẩm bị đau có thể do:

  • Dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ hoặc một số rễ thần kinh C2/C3 hoặc cả 2 bị chèn ép. Thường xảy ra do thoái hóa cột sống cổ.
  • Căng cơ cổ trong một thời gian dài.
  • Chấn thương vùng đầu, cổ khiến dây thần kinh chẩm lớn, chẩm nhỏ bị tổn thương.
  • Bên cạnh đó, một số bệnh rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân bị gout, tiểu đường, tình trạng viêm mạch máu, nhiễm trùng,... dẫn đến đau dây thần kinh chẩm.

Triệu chứng phổ biến khi bị đau dây thần kinh chẩm là đau nhức đầu, đau sau tai liên tục hoặc từng cơn, cơn đau lan ra sau mắt, nhạy cảm với ánh sáng,… Khi bị đau dây thần kinh chẩm, những cử động dù là rất nhẹ như chảy đầu, xoay cổ cũng có thể khiến cơn đau vùng đầu hoặc phần thấp ở vùng cổ tăng lên.

Đau nhức sau tai có thể do dây thần kinh chẩm bị tổn thương hoặc viêm

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở trong tai giữa do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tích tụ dịch mủ. Bệnh được chia thành hai dạng gồm cấp tính và mạn tính, có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Trong đó, viêm tai giữa ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn. Những triệu chứng phổ biến khi bị viêm tai giữa là:

  • Cảm giác đau nhức trong tai thường xuyên, cơn đau lan lên vùng đầu, đau sau tai kéo dài và diễn ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Tình trạng đau nhức khiến người bệnh mất ngủ và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và tập trung làm ảnh hưởng tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày và công việc.
  • Người lớn thường sốt nhẹ hoặc vừa, cơ thể mất nước, suy nhược, cảm thấy ù tai.
  • Trẻ em thường sốt cao trên 39 độ C, thường xuyên lấy tay kéo vành tai, quấy khóc.
  • Tai chảy dịch hoặc mủ.
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, giảm thính lực.

Viêm xương chũm

Viêm xương chũm thuộc bệnh lý tai mũi họng, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng phổ biến hơn vì cấu tạo ống tai ngắn và hẹp dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm xương chũm có 2 dạng là cấp tính [kéo dài khoảng 3 tuần] và mạn tính [từ 3 tháng trở lên]. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng tai giữa, viêm tai Cholesteatoma hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xương chũm thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau nhức vùng xương chũm, phù nề, có dịch mủ vàng, xanh hoặc lẫn máu chảy từ tai, vành tai bị đẩy ra phía trước.
  • Niêm mạc đỏ, sưng tấy.
  • Đau sau tai theo nhịp mạch đập, mức độ tăng dần và có xu hướng lan rộng đến thái dương.
  • Ngoài ra bệnh còn có các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức đầu, mất thính giác.
  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị co giật, mê sảng.

Viêm xương chũm có thể dẫn đến tình trạng đau vùng sau tai, giảm thính lực

Rối loạn khớp thái dương hàm

Vị trí khớp thái dương hàm ở cuối hàm, gần tai. Nếu khớp này xảy ra tình trạng lệch hoặc rối loạn chức năng do tổn thương, viêm nhiễm sẽ dẫn đến các triệu chứng: Đau nhức và khó khăn khi há miệng, nhai, nuốt, nói chuyện. Cơn đay có thể lan ra vùng sau tai.

Ngoài ra, khi cử động hàm, bạn còn nghe thấy tiếng lục cục. Tình trạng kéo dài và chuyển hướng nặng có thể dẫn đến cứng hàm, người bệnh không thể thực hiện thao tác đóng mở miệng. Rối loạn khớp thái dương hàm không thể tự khỏi, người bệnh cần phải được can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý về răng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm chân răng, viêm nướu lợi, mọc răng khôn,… đều có thể dẫn đến những cơn đau sau tai, đau quanh hàm và các triệu chứng khác như hôi miệng, đau đầu, khó nhai và nói chuyện, sưng phù, tấy đỏ,…

Một số bệnh lý về răng miệng cũng có thể là nguyên nhân gây đau mang tai

2. Khi nào thì tình trạng đau sau tai cần phải đi khám?

Tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau sau tai của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, đau vùng sau tai không phải bệnh lý nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau sau tai kéo dài với mức độ nghiêm trọng tăng dần và kèm theo những biểu hiện bất thường dưới đây, người bệnh nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau nhức sau tai xuất hiện với tần suất liên tục và mức độ tăng dần.
  • Cơn đau vùng đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội.
  • Xuất hiện các viêm tai giữa, nhiễm trùng tai như chảy dịch mủ, đau trong tai,…
  • Đau sau tai kèm sốt cao, co giật, mê sảng, buồn nôn, nôn, khó thở, cứng hàm,…
  • Đã điều trị tình trạng đau sau tai nhưng không thuyên giảm.

Sau khi thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các kiểm tra phản ứng cũng như cận lâm sàng bao gồm: xét nghiệm, chụp X - quang, CT Scan hoặc cộng hưởng từ để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất.

Một lưu ý dành cho bạn là khi xuất hiện tình trạng đau sau tai, tuyệt đối không được tự ý điều trị với bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức vùng sau tai, bạn có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị.

Thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa khi vùng tai có biểu hiện bất thường

Để đặt lịch khám hoặc tư vấn sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ kịp thời.

Chủ Đề