Phẫu thuật triệt căn là gì năm 2024

  • Ung thư đường tiêu hóa: Có thể chữa mà không cần cắt bỏ

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K tại bên lề Hội thảo khoa học "Điều gì có thể làm tốt hơn cho bệnh nhân ung thư tiêu hóa: Từ phẫu thuật nội soi nâng cao đến phẫu thuật robot" ngày 5/1 tại Bệnh viện K

Trong khuôn khổ diễn ra hội thảo, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật cho cụ bà T.T.L [71 tuổi, Nam Định]. Hai năm nay, bà L thường xuyên đau bụng thượng vị, gần đây cơn đau tăng tăng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh bà chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cT1NoMo. Bệnh nhân đã được các chuyên gia hội chuẩn và thực hiện phẫu thuật nội soi robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch.

PGS.TS Phạm Văn Bình và GS Rasa Zarnegar đang phẫu thuật robot cho bệnh nhân ung thư.

Cũng đau bụng âm ỉ hạ sườn trái 1 tháng nay, thỉnh thoảng có cơn đau quặn, nữ bệnh nhân 53 tuổi [Hà Giang] đi khám, kết quả được chẩn đoán ung thư đại tràng trái cT4aN1Mo. Bệnh nhân được ekip bác sỹ thực hiện phẫu thuật nội soi 3 D cắt đại tràng trái, vét hạch.

Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, đây là 2/6 ca ung thư đường tiêu hóa được các bác sĩ Bệnh viện K cùng GS Rasa Zarnegar - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật robot, Đại học Y khoa Weill Cornell New York thực hiện phẫu thuật robot thành công trong khuôn khổ hội thảo.

Hai chuyên gia đầu ngành đã cùng trao đổi và hội chẩn các ca bệnh ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản ... với các chuyên gia, bác sĩ bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

Theo PGS Bình, phẫu thuật robot điều trị ung thư đường tiêu hóa có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường.

Nhờ phẫu thuật robot, các kỹ thuật viên có thể quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện thao tác chính xác. Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm vượt trội rõ ràng như đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu.

"Với phương pháp này cũng giúp lấy được tổ chức ung thư triệt căn, triệt để nhất có thể, hình ảnh trường mổ 3D độ phân giải cao, độ di chuyển tự do của dụng cụ giúp cánh tay robot hoạt động linh hoạt như cổ tay người. Hạn chế tối đa biến chứng, tai biến trong mổ như cắt phải thần kinh, tổn thương mạch máu.

Từ đó, giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được đảm bảo. Sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần chăm sóc hậu phẫu 2 - 3 ngày đã có thể xuất viện", PGS Bình cho hay.

Phó Giám đốc Bệnh viện K cũng cho rằng, trong tương lai phẫu thuật robot sẽ ngày càng khẳng định vị thế của nó, nhất là trong lĩnh vực ung thư, về hồi phục sớm sau mổ và phẫu thuật triệt căn.

Để phòng, chống ung thư tiêu hoá các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều rau xanh và trái cây, giảm hàm lượng chất béo, hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng, các loại đồ ăn công nghiệp, rượu bia. Bỏ hút thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và các bệnh liên quan.

Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và tạo ra bề mặt cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật, bao gồm ung thư đường tiêu hóa.

Đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường như chán ăn, đầy bụng, giảm cân đột ngột, đại tiện phân nhỏ dẹt, phân có màu máu, táo bón hoặc tiêu chảy...

Em nghe nói ung thư trực tràng nếu cắt bỏ khối u là tốt nhất không biết có đúng vậy không? Hồng Ngát [Ninh Bình]

BS Trần Kiên Quyết, BV Xanh Pôn cho biết, điều trị ung thư trực tràng được coi như một cuộc chiến nhiều giai đoạn. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc tùy vào giai đoạn của bệnh, thể trạng của người bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ khối u được coi là phẫu thuật triệt căn với các khối u còn cắt bỏ được, giai đoạn sớm có thể cắt bỏ tại chỗ qua ống soi mềm.

Giai đoạn tiến triển có thể cắt bỏ đoạn trực tràng hoặc toàn bộ ống hậu môn trực tràng. Phẫu thuật cắt bỏ được khối u nguyên phát tiên lượng tốt, cho thời gian gian sống thêm.

Quá trình điều trị có thể kết hợp đa mô thức bao gồm hóa chất, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch để kéo dài thêm thời gian sống.

Dù điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng phải kết hợp chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, theo dõi khám chữa bệnh định kỳ.

BVK – Phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn biến đổi [MRM] là một trong những phương pháp phẫu thuật cơ bản trong điều trị ung thư vú hiện nay. Hàng năm Bệnh viện K thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật sử dụng phương pháp này, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư vú. Bên cạnh những ca mổ được tiến hành thuận lợi, có những ca mổ phức tạp, khó khăn, tiên lượng dè dặt do bệnh nhân có tiền sử nhiều bệnh lý khác. Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại Vú, Bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn biến đổi cho một bệnh nhân nữ, 59 tuổi với tiền sử bệnh tật dày đặc.

Nghị lực của người phụ nữ kiên trì chữa bệnh với nhiều bệnh nền

Năm 1997, bệnh nhân Nguyễn Thị H, sinh năm 1964 tại Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang phát hiện vùng cổ của mình to hơn bình thường. Đi khám được chẩn đoán Basedow và điều trị nội khoa 1 năm, bệnh ổn định. Sau đó bệnh nhân đi khám lại và được chỉ định cắt bán phần tuyến giáp để điều trị Basedow.

Năm 2000, vùng cổ của bệnh nhân to trở lại, đi khám được chẩn đoán Basedow tái phát và được chỉ định cắt gần hoàn toàn tuyến giáp. Sau này bệnh nhân gặp phải tình trạng liệt dây thanh quản quặt ngược, vì thế nói khàn nói khó, hạ canxi huyết mạn tính, được tiêm 4 ống canxi/ngày.

Năm 2013, xuất hiện đau tức vùng cột sống thắt lưng kèm yếu mỏi, giảm cảm giác hai chi dưới, dần dần mất chức năng vận động, cảm giác hai chi dưới. Trong lúc đó xuất hiện rong kinh nhiều tháng liền, bệnh nhân đi khám phát hiện khối u xơ tử cung kích thước 7cm, được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tử cung và hai phần phụ. Sau điều trị tiếp tục đi khám được chẩn đoán Lao cột sống thắt lưng 3-4, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 4-5, chuyển Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị.

Năm 2019-2020, chị H.lần lượt phát hiện suy thận mạn tính và tắc động mạch trung tâm võng mạc.

Vượt qua những ngày tháng đối diện đủ thứ bệnh, chị H.được gia đình động viên, đồng hành, lạc quan vui vẻ trong sinh hoạt thường ngày.

Phát hiện ung thư vú, tiền sử quá nhiều bệnh nền nhưng vẫn quyết tâm điều trị

Đến tháng 7/2023, bệnh nhân H. phát hiện vú trái có khối u khoảng 2cm kèm chảy dịch núm vú màu vàng, khối u to nhanh kèm cảm giác đau tức vú trái. Đầu tháng 8/2023, chị H.đến khám tại Bệnh viện K được chẩn đoán ung thư vú trái, nhập viện vào khoa Ngoại vú.

Xác định đây là một ca bệnh khó với tiền sử bệnh nền nặng và dày đặc, PGS.TS.BS Lê Hồng Quang – Trưởng khoa Ngoại Vú cùng các bác sĩ trong khoa đã hội chẩn với bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng đưa ra phương hướng điều trị và quyết định đặt buồng tiêm truyền, mở khí quản chủ động kết hợp phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn biến đổi.

Với tính chất là một ca bệnh khó, nguy cơ tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cùng với việc lên kế hoạch điều trị thật tỉ mỉ, chính xác, PGS.TS.BS Lê Hồng Quang đã giải thích cặn kẽ đồng thời động viên tinh thần cho bệnh nhân và người nhà. Với khát khao chữa bệnh của mình, bệnh nhân H. và người nhà luôn bày tỏ mong muốn quyết tâm để phẫu thuật điều trị.

Tháng 8/2023, ekip phẫu thuật khoa Ngoại vú Ths.BS Đỗ Đình Lộc – Phó Trưởng khoa; Ths.BS Nguyễn Văn Đức cùng ekip Gây mê hồi sức; ThS.BS CKII Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tai mũi họng đã tiến hành mở khí quản chủ động, gây mê qua đường mở khí quản và phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn. Ekip liên khoa phối hợp nhịp nhàng, từng bước hết sức cẩn trọng từ gây mê, phẫu thuật và hậu phẫu. Ca mổ diễn ra thuận lợi và kết thúc sau hơn một giờ đồng hồ.

Sau phẫu thuật bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực với chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Sau 3 ngày điều trị tại đây, chị H. được chuyển về khoa Ngoại vú trong tình trạng hồi phục tốt, vết mổ ổn định. Chị H.đã ra viện và tiếp tục theo dõi điều trị.

Bệnh nhân H. là trường hợp đặc biệt do phát hiện ung thư vú trên nền tiền sử bệnh nặng và kéo dài nhiều năm, nguy cơ tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên với những ca bệnh khó như trên luôn được sự quan tâm, sâu sát của các bác sĩ, được hội chẩn chuyên khoa, liên khoa để thống nhất phương pháp điều trị tối ưu mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Khái niệm phẫu thuật triệt căn là gì?

Phẫu thuật triệt căn [cắt bỏ khối u] thường áp dụng ở giai đoạn sớm của bệnh, khối u có kích thước nhỏ, chưa lan sang các bộ phận khác. Có thể phẫu thuật đơn độc hoặc phẫu thuật kết hợp với các phương pháp khác như xạ trị, hóa trị để loại bỏ tối ưu tế bào ung thư.

Có bao nhiêu cách điều trị ung thư?

Nhiều phương pháp điều trị ung thư có thể: Phẫu thuật; Xạ trị; Hóa trị; Liệu pháp hormon; Liệu pháp miễn dịch. Nhưng thông thường bác sỹ sẽ kết hợp các phương pháp trên để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, dựa trên đặc điểm của khối u cũng như lựa chọn của bệnh nhân.

Nạo hạch là gì?

Nạo vét hạch cổ tiệt căn [cổ điển truyền thống] là phương pháp phẫu thuật lấy bỏ các hạch bạch huyết ở góc hàm, xương đòn, bờ bên cơ ức móng, xương móng, bụng trước cơ nhị thân, bờ trước cơ bậc thang [mức I - V] và nhiều thành phần giải phẫu quan trọng như tĩnh mạch cảnh trong, cơ ức đòn chũm, dây XI 1 bên cổ.

Cắt thân triệt căn là gì?

Cắt thận triệt để là cắt bỏ toàn bộ một thận có bướu và các mô mỡ quanh thận, chỉ định cho ung thư thận khu trú có kích thước bướu lớn hơn 7 cm hoặc bướu đã xâm lấn mô xung quanh. Người bệnh có thể sống bình thường nhờ thận còn lại có chức năng tốt.

Chủ Đề