Vì dụ về phương pháp thí nghiệm mầm non

Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non thì cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Là những ông bố bà mẹ thông thái, hay cô giáo mầm non ươm mầm trí tuệ tương lai, bạn hãy tìm hiểu những cách dạy trẻ như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất. Bài viết này, Toplist.vn sẽ chia sẻ những thí nghiệm khoa học vui dễ làm cho trẻ mầm non bạn có thể tham khảo.

Tổ chức cho trẻ tham gia làm các thí nghiệm để khám phá thực vật là một hoạt động tích cực, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của chương trình GDMN, đáp ứng được nhu cầu học hỏi, khám phá, tìm tòi, hiểu biết của trẻ… góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức nói riêng và phát triển toàn diện nói chung.

Quy trình tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm ở trường mầm non
Khi tổ chức thí nghiệm cho trẻ cần xác định mục đích cụ thể của mỗi thí nghiệm. Mục đích thí nghiệm được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ. Nhiệm vụ thí nghiệm do giáo viên đặt ra hoặc do giáo viên giúp trẻ tự xác định. Nhiệm vụ phải rõ ràng, được xác định theo từng ý cụ thể.
1. Chuẩn bị cho trẻ làm thí nghiệm

Đối tượng [vật liệu] thí nghiệm, số lượng đối tượng đủ cho cô và trẻ.- Dụng cụ, phương tiện làm thí nghiệm: tốt nhất nên sử dụng những vật liệu sẵn có hoặc các phế liệu như vỏ hộp sữa chua, cốc nhựa dùng 1 lần đã qua sử dụng, vỏ ốc, vỏ trai… Cần đảm bảo đủ số lượng đồ dùng cho cô và trẻ, đồ dùng của cô và trẻ giống nhau để đảm bảo tính khách quan khi cho trẻ làm thí nghiệm…- Thời gian: Tùy vào loại thí nghiệm mà giáo viên xác định thời gian cần thiết để tiến hành thí nghiệm cho phù hợp. Dựa vào thời gian làm thí nghiệm, có 2 loại:Thí nghiệm ngắn hạn: Ví dụ: Trong nước có gì, Vật chìm vật nổi…Thí nghiệm dài hạn. Ví dụ: Hạt nảy mầm, Cây mọc lên từ đâu…- Địa điểm: Địa điểm làm thí nghiệm là khoảng không gian cần thiết có thể tổ chức: trong lớp học, sân trường, góc thiên nhiên…- Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm.

- Cách bố trí vị trí ngồi/đứng… của trẻ, sự tham gia vào thí nghiệm của trẻ.


2. Tiến hành cho trẻ làm thí nghiệm
Bước 1: Dự đoán mục đích, cách tiến hành, kết quả thí nghiệm:
Giáo viên cho trẻ suy nghĩ, phán đoán mục đích, cách tiến hành, kết quả hoặc đưa ra những giả thiết trước khi cho trẻ tiến hành thí nghiệm sau đó thống nhất với trẻ về mục đích làm thí nghiệm.
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thí nghiệm

- Tổ chức: Giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm thực hiện thí nghiệm, giao đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.- Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành các thao tác làm thí nghiệm [theo các mức độ]Trước khi tiến hành thao tác thí nghiệm, nên trò chuyện để kích thích trẻ chú ý quan sát, suy đoán…. Ví dụ, trước khi thả 1 vật vào nước, có thể hỏi: Các con đoán xem, cô sẽ làm gì với vật này?, Điều gì sẽ xảy ra khi cô thả vật này vào nước?...+ Nếu thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và đảm bảo an toàn thì giáo viên cho các nhóm trẻ hoặc từng trẻ tiến hành các thao tác làm thí nghiệm. Ví dụ: tan và không tan, vật chìm vật nổi…

+ Nếu thí nghiệm phức tạp hoặc có thể khó đảm bảo an toàn cho trẻ thì giáo viên thực hiện các thao tác làm thí nghiệm còn trẻ quan sát. Ví dụ khi làm thí nghiệm Nước bốc hơi, cô cho trẻ quan sát quá trình nước được đun nóng trong nồi thủy tinh.


Bước 3: Cho trẻ quan sát, phát hiện hiện tượng xảy ra
Từng trẻ hoặc nhóm trẻ báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh với dự đoán ban đầu. Các bạn khác nhận xét, góp ý. Dùng các thủ pháp nghệ thuật để trẻ tập trung chú ý, phát hiện ra sự thay đổi của đối tượng đang được tác động. Giáo viên có thể đặt câu hỏi, ví dụ: Con đã quan sát thấy điều gì? Hiện tượng gì đã xảy ra?...
Nên cho trẻ lưu giữ thông tin về hiện tượng quan sát được bằng cách điền ký hiệu vào mô hình.

Bước 4: Giải thích hiện tượng
Khuyến khích trẻ giải thích các hiện tượng quan sát được. Sau đó giáo viên khái quát lại thông tin cần cung cấp. Giáo viên lưu ý sử dụng lời giải thích đảm bảo cơ sở khoa học nhưng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ. Ví dụ: Giải thích lý do vì sao viên bi chìm, quả bóng nổi, giáo viên có thể nói: Viên bi chìm vì nó đang nằm ở đáy bình nước; Quả bóng nhựa nổi vì nó đang nằm ở mặt nước… Lý do: Khi thả vào nước, hòn bi bị lực hút xuống mạnh hơn lực nước đẩy lên nên bi chìm còn bóng bị lực nước đẩy lên mạnh hơn lực hút xuống nên bóng nổi.
Bước 5: Kết luận
Khuyến khích trẻ rút ra kết luận, sau đó cô chính xác hóa thông tin kết luận.
Nên kết hợp với kết quả trên mô hình để cho trẻ kết luận. Ví dụ: Một vật chìm hay nổi phụ thuộc vào lực nước đẩy nó lên hay lực hút nó xuống. Vật nào thả xuống nước mà bị lực hút xuống mạnh hơn lực đẩy lên thì chìm còn vật nào bị lực đẩy lên mạnh hơn lực hút xuống thì nổi. Vật chìm bao gồm bi, thìa inox, đinh sắt…; vật nổi bao gồm bóng nhựa, viên xốp, lá khô…

Bước 6: Liên hệ, ứng dụng kiến thức vào thực tế
Ví dụ: Tàu, thuyền… nổi được trên mặt nước nên có thể giúp con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Mỏ neo chìm xuống dưới nước nên có thể giữ tàu, thuyền đứng lại ở một nơi. Nếu rơi xuống nước mà không biết bơi thì chúng ta sẽ bị chìm, bị chết đuối; do vậy không được tự ý chơi gần nước…
. Đánh giá:
Cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả quá trình làm thí nghiệm. Giáo viên chính xác hoá thông tin rồi khái quát những thông tin cơ bản.
Một số thí nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học
1. Rễ và ngọn mọc theo hướng nào

1. Mục đích: Trẻ biết rễ luôn hướng xuống dưới, ngọn luôn hướng lên trên.2. Chuẩn bị- Một ít hạt đậu xanh- Bốn chiếc khăn giấy hoặc vải- Lọ thuỷ tinh- Nước3. Các bước thực hiện- Quấn khăn hoặc giấy đặt trong lọ cho các lớp khăn áp sát thành lọ.- Đặt vài hạt đậu vào giữa thành lọ và khăn giấy.- Đổ nước vào lọ [mực nước cao khoảng 1-1,5cm].- Để lọ ở phương thẳng đứng vào chỗ ấm, giữ cho lượng nước ổn định trong vài ngày, tới khi rễ và mầm mọc ra thì cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ kết quả tri giác:+ Hạt đậu đã thay đổi như thế nào?+ Đâu là rễ? Vì sao con biết? Nó mọc theo hướng nào?+ Đâu là ngọn? Nó có đặc điểm gì? Nó mọc theo hướng nào?Kết quả: Rễ mọc xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên.- Sau đó, để 1 lọ nằm ngang, sao cho rễ và ngọn chỉ sang 2 bên. Ngày hôm sau, cho trẻ quan sát, nhận xét kết quả.Kết quả: Rễ quay xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên.

- Giải thích: Ngọn mọc lên phía trên để lấy đủ ánh sáng và không khí; rễ mọc hướng xuống dưới để hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất, bám vào đất hoặc giá thể [trong thí nghiệm này là vải] giúp cây phát triển, mạnh khoẻ.
- Kết luận: dù hạt đậu được đặt ở vị trí nào thì sau khi nảy mầm, rễ vẫn đâm xuống phía dưới, ngọn mọc lên phía trên.

2. CÂY CẦN GÌ ĐỂ LỚN MẠNH?
1. Mục đích: Trẻ biết cây cần có đất, nước, không khí, ánh sáng... đến lớn mạnh.
2. Chuẩn bị

- Bốn chậu trồng cây nhỏ

- 4 mẩu giấy đánh số thứ tự 1,2,3,4

- Đất trồng cây

- 1 hộp các tông to hơn chậu trồng cây

- Giấy báo xé vụn

- Nước

- Hạt giống

- Mô hình: thời gian, 4 cột tương ứng 4 lọ:

Ngày

Lọ số 1

Lọ số 2

Lọ số 3

Lọ số 4

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

3. Các bước thực hiện- Đặt các chậu trồng cây lên bệ cửa sổ, dán giấy có số thứ tự 1,2,3,4- Đổ đất vào các chậu 1,2,3; chậu 4 bỏ giấy báo vò nát hoặc xé vụn vào.- Cho hạt giống vào cả 4 chậu.- Dùng thìa tưới vài thìa nước [vừa đủ ẩm] vào lọ 2,3,4.- Úp hộp nhựa kín lên chậu số 2.- Hàng ngày, cho trẻ tưới nước vào chậu 2,3,4. Chậu 2 tưới xong phải đậy ngay.- Cho trẻ quan sát hàng tuần [khi cô phát hiện thấy hiện tượng rõ nét], khuyến khích trẻ phán đoán kết quả, ghi kết quả vào mô hình.? Hiện tượng gì đã xảy ra? Tại sao có hiện tượng đó?- Kết quả: + Chậu 1: hạt không nảy mầm+ Chậu 2: nảy mầm, dài nhanh, cây gày yếu, trắng nhợt, chết dần.+ Chậu 3: hạt nảy mầm, cây lớn lên khoẻ mạnh, xanh đậm, mập mạp.+ Chậu 4: hạt nảy mầm, cây yếu, chết dần.- Giải thích: + Chậu 1: Tuy có đất, không khí, nhiệt độ bình thường nhưng không có nước nên hạt không nảy mầm, không thành cây.+ Chậu 2: Tuy có đất, nước, nhiệt độ bình thường nhưng vì thiếu ánh sáng nên cây đỗ yếu ớt, nhợt nhạt.+ Chậu 3: Có đủ đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nên cây khoẻ.+ Chậu 4: Có đủ nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nhưng không có đất, giấy vụn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên cây yếu, chết nhanh.

- Kết luận: cây cần có đất giàu dinh dưỡng, nước, không khí, ánh sáng… để phát triển lớn mạnh.
- Mở rộng: Dạy trẻ câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, người trồng cây cần phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để cây tươi tốt, mạnh khoẻ.

Kết luận
Việc tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm để KPTV là điều có thể thực hiện, phù hợp với khả năng và nhu cầu nhận thức của trẻ.
Các thí nghiệm được thiết kế phù hợp với khả năng, nhu cầu KPTV của trẻ. Thông qua một số hoạt động thực nghiệm trẻ phát huy được tính tò mò, thích khám phá thế giới thực vật xung quanh; hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học; phát triển kỹ năng quan sát, biết suy đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác; có thể vận dụng vào một số hoạt động khác, vào thực tế cuộc sống.

Tác giả: Th.s Vũ Thị Diệu Thúy, Trương Hải Yến Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bìn

Video liên quan

Chủ Đề