Ví dụ về tổ chức thay đổi thành công

Đại đa số các doanh nghiệp đều coi việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Lãnh đạo các doanh nghiệp lớn hàng năm dùng đến 40% thời gian để nghiên cứu nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Ngày nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Và để thành công hơn nữa, đã đến lúc các doanh nghiệp phải đổi mới chiến lược kinh doanh - đổi mới trong tư duy và định hướng về lĩnh vực, địa bàn, cách thức và các nguồn lực kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển hơn nữa.

Đổi mới và sáng tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu một doanh nghiệp không đổi mới có nghĩa là doanh nghiệp đang đứng im trong dòng chảy của thời đại. Một doanh nghiệp không chịu thay đổi, không đầu tư cho sáng tạo chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác và so với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Khi đó, những cơ hội sẽ dần vụt qua, và doanh nghiệp chẳng mấy chốc sẽ tụt hậu và sớm bị đào thải khỏi thương trường khốc liệt.

Bài học thành công của Viettel: Xuất phát điểm từ vị trí thứ tư trên thị trường viễn thông [sau VinaPhone, MobiFone, Sfone] nhưng đã vươn lên thứ nhất, chiếm tới hơn 45% thị phần.

Thời gian trước, khoảng năm 2005-2006, Viettel đã có một quyết định kinh doanh khá táo bạo, khác hẳn với cách tư duy phổ biến của các doanh nghiệp ngành viễn thông: quyết định bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Khi đó, chi phí để lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tư khó khăn mà chưa biết liệu có thuê bao nào không. Tuy nhiên, Viettel đã làm, và đã chứng minh được sự đúng đắn của mình khi lựa chọn chiến lược này, bởi thứ nhất, nhờ đó mà điện thoại di động từ thứ xa xỉ đã trở thành thứ bình dân - ở Việt Nam, giới bình dân có tới 70% và chủ yếu ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng - ví dụ MobiFone đã có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động tại thành phố, sẽ rất khó để Viettel có thể cạnh tranh được ở các địa bàn này. Nhưng về nông thôn, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác hẳn: ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có - người dân sẽ cảm nhận rằng Viettel ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn. Và từ đó, thành công nối tiếp thành công đến với Viettel.

Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn, các nhà mạng khác mới tìm đến thị trường này. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Và lúc đó, Viettel lại thay đổi chiến thuật, thay vì đầu tư ở nông thôn, họ quay lại thành phố để kinh doanh, nhờ đó tương quan lực lượng giữa các nhà mạng hoàn toàn thay đổi. Tất nhiên, bên cạnh việc xác định lĩnh vực, địa bàn kinh doanh đúng đắn ban đầu; thành công của Viettel còn phải dựa trên các nguồn lực hiện hữu và cách thức kinh doanh riêng biệt của mình [chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, quảng cáo…].

Bài học của TH True Milk: Thành công trong sáng tạo khi đưa ra chiến lược kinh doanh với cách thức kinh doanh và định vị thương hiệu sáng tạo.

Có mặt trên thị trường từ cuối tháng 12/2010, khi đó Vinamilk đang là kẻ thống trị thị trường sữa. Kẻ đến sau TH True Milk đương nhiên để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, phải định ra cho mình một hình ảnh thích hợp. Trong cuộc chạy đua dành ngôi vị dẫn đầu, nhiều doanh nghiệp rơi vào cái bẫy sản phẩm và cho rằng chỉ với một sản phẩm tốt hơn, ưu thế hơn, đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội để vươn lên. Tuy nhiên, một sản phẩm ra đời sau với tuyên bố “tôi tốt hơn, dịch vụ của tôi hoàn hảo hơn...” sẽ không có cơ hội sống sót trước những kẻ thống trị hùng mạnh đã đến trước. Một sản phẩm khác biệt với ý tưởng đắt giá mới là phương cách thích hợp trong tình huống này. Với một chương trình quảng bá kèm PR nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch”, TH True Milk đã phần nào tạo được khác biệt hóa với những nhãn hàng sữa khác trên thị trường và gắn tên tuổi của mình với ý niệm “sạch”.

TH True Milk đã xác định đúng rằng yếu tố “sạch” sẽ thu hút được người tiêu dùng khi vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan ngại lớn nhất. Như vậy, TH True Milk đã ghi điểm khi định vị thành công hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng, đồng thời tạo ra sự khác biệt với kẻ thống trị Vinamilk.

Kinh nghiệm đầu tiên rút ra cho các doanh nghiệp Việt trong đổi mới chiến lược kinh doanh là không thể đơn thuần chỉ dựa vào học hỏi mà phải có sự sáng tạo. Một chiến lược kinh doanh - xác định lĩnh vực, địa bàn, cách thức kinh doanh dù có tốt đến đâu mà thiếu đi các nguồn lực tài chính, con người, không phù hợp về văn hóa thì cũng sẽ rất khó triển khai.

Đồng thời, chiến lược kinh doanh cũng liên quan tới tầm nhìn và mục đích của doanh nghiệp - bởi chiến lược về bản chất là việc hoạch định hướng đi nhắm đến mục tiêu đã đặt ra. Về tầm nhìn, mục tiêu mỗi doanh nghiệp lại có sự khác biệt – có doanh nghiệp coi mục tiêu trọng tâm là tăng doanh thu, giành thị phần trên thị trường; có doanh nghiệp lại lựa chọn tăng lợi nhuận… bởi vậy chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác biệt. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phí vượt trội. Ngược lại, nếu lựa chọn mục tiêu tăng trưởng thị phần, doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Tuy nhiên qua đây có thể thấy, đổi mới chiến lược kinh doanh phải theo định hướng, tầm nhìn, mục tiêu đặt ra; nhưng trong trường hợp cần thiết, có thể phải xem xét điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu cho phù hợp.

Cần lưu ý rằng, có thể doanh nghiệp Việt phải đổi mới chiến lược kinh doanh để có hình thái tổ chức cũng như phương thức kinh doanh mới mẻ, thích ứng với thời đại mới; nhưng trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, cần chú ý đến năng lực cốt lõi và các giá trị nền tảng cơ bản bất biến của doanh nghiệp.

Theo Scott M. Davit trong cuốn sách nổi tiếng “Bước chuyển đổi”, cần phải biết cân bằng những áp lực ngắn hạn để cho thấy kết quả ngay trong khi vẫn giữ liên kết với tầm nhìn dài hạn và đặc biệt cần duy trì sự tập trung không ngừng vào khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi chiến lược kinh doanh nào cũng phải được xây dựng dựa trên việc xác định và hiểu biết đúng đắn về nhu cầu của khách hàng. Không phải ngẫu nhiên câu hỏi chiến lược đầu tiên trong 7 Câu hỏi chiến lược mà GS. Robert Simons - Trường kinh doanh Harvard đưa ra là “Ai là khách hàng chính của bạn?” Rõ ràng, khi đã xác định đúng đối tượng khách hàng chính, bạn có thể tập trung các tài nguyên hiện có cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu lượng tài nguyên dành cho những đối tượng khác. Điều này sẽ mang lại thành công nhờ lợi thế cạnh tranh.

Cuối cùng, một vấn đề nữa cần phải xem xét - đó là những điều kiện để đổi mới chiến lược kinh doanh thành công. Theo nghiên cứu của Boz, Allen và Hamilton, những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của đổi mới chiến lược là: phải thích ứng với nhu cầu thị trường cũng như năng lực riêng của từng doanh nghiệp, đồng thời có tính ưu việt về kỹ thuật, và sự cam kết, ủng hộ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Ngày 05/8/2014 tại KS.Rex Hotel Saigon, TP.HCM, Hội nghị Viet Nam CEO Summit 2014 do Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet sẽ được tổ chức với chủ đề: “Tái định hình các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp lớn Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp 2014-2016”.

Hội nghị sẽ là diễn đàn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau thảo luận trong quá trình xây dựng lại chiến lược kinh doanh để đón đầu xu hướng và tận dụng thời cơ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thay đổi chiến lược trong giai đoạn 2014 -2016 từ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế đến cấu trúc kinh tế mới.


Phạm Trí Hùng

Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? Bản chất và phân loại sự thay đổi?

Thay đổi là quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào vì nếu không có thay đổi, các doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh và không đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Vậy quy định về sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì, bản chất và phân loại sự thay đổi được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự thay đổi trong doanh nghiệp được nêu trên.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì?

Bất kỳ doanh nghiệp nào trong môi trường chuyển động nhanh ngày nay đang tìm kiếm tốc độ thay đổi để chậm lại đều có thể sẽ phải thất vọng nặng nề. Thế giới đang thay đổi hàng ngày: dân số thay đổi, xu hướng khách hàng thay đổi, công nghệ thay đổi và nền kinh tế đang thay đổi. Các doanh nghiệp không nắm bắt được sự thay đổi có thể dễ dàng trở thành những con khủng long – mất liên lạc và không thể cạnh tranh trong các điều kiện giao dịch hiện tại.

Thế giới công nghệ luôn thay đổi, nếu không có sự thay đổi, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn sẽ viết thư từ cho các thư ký, chỉnh sửa lời nói của họ và gửi chúng trở lại bảng vẽ, lãng phí thời gian cho tất cả những người có liên quan. Theo Forbes, sự thay đổi là kết quả của việc áp dụng công nghệ mới ở hầu hết các tổ chức. Mặc dù ban đầu nó có thể gây xáo trộn, nhưng cuối cùng sự thay đổi có xu hướng tăng năng suất và cung cấp dịch vụ.

Công nghệ cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta giao tiếp. Các doanh nhân không còn quay điện thoại liên tục, nhận được tín hiệu bận và thử đi thử lại nhiều lần cho đến khi họ vượt qua được. Người kinh doanh không còn phải mất công liên lạc trực tiếp với mọi người để tìm hiểu về những người khác có thể là nguồn lực hữu ích. Giờ đây, họ có thể tìm kiếm các chuyên gia trực tuyến thông qua các công cụ tìm kiếm cũng như thông qua các trang mạng xã hội. Công nghệ truyền thông đang phát triển ngày nay thể hiện những thay đổi cho phép các tổ chức học hỏi nhiều hơn, nhanh hơn, hơn bao giờ hết.

– Nhu cầu của khách hàng không ngừng phát triển: Những khách hàng hài lòng với hoạt động kinh doanh trong giờ mở cửa thông thường chỉ vài năm trước đây giờ đây mong muốn doanh nghiệp của bạn luôn mở cửa – và có thể hoạt động chỉ bằng thao tác vuốt trên điện thoại thông minh. Khi thế giới phát triển, nhu cầu của khách hàng thay đổi và tăng trưởng, tạo ra nhu cầu mới về các loại sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này mở ra các lĩnh vực cơ hội mới cho các công ty để đáp ứng những nhu cầu đó.

– Nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi: Nền kinh tế có thể tác động đến các tổ chức theo cả cách tích cực và tiêu cực và cả hai đều có thể gây căng thẳng. Nền kinh tế phát triển mạnh và nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng sẽ có nghĩa là các công ty phải xem xét việc mở rộng có thể liên quan đến việc bổ sung nhân viên và cơ sở vật chất mới. Những thay đổi này mang lại cơ hội cho nhân viên, nhưng cũng đại diện cho những thách thức mới.

Nền kinh tế yếu kém có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa khi các công ty nhận thấy mình cần phải đưa ra những quyết định khó khăn có thể ảnh hưởng đến tiền lương và phúc lợi của nhân viên, thậm chí đe dọa công việc của họ. Khả năng quản lý cả hai đầu của phổ là rất quan trọng đối với các tổ chức muốn duy trì một thương hiệu mạnh và mối quan hệ bền vững với khách hàng cũng như nhân viên.

– Thay đổi có nghĩa là Cơ hội tăng trưởng: Theo Tạp chí Đối tác Kinh doanh, tầm quan trọng của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh cho phép nhân viên học các kỹ năng mới, khám phá cơ hội mới và thực hiện khả năng sáng tạo của họ theo những cách cuối cùng mang lại lợi ích cho tổ chức thông qua các ý tưởng mới và tăng cường cam kết. Chuẩn bị cho nhân viên đối phó với những thay đổi này liên quan đến việc phân tích các công cụ và đào tạo cần thiết để giúp họ học các kỹ năng mới. Việc đào tạo có thể được cung cấp thông qua các thiết lập lớp học truyền thống hoặc ngày càng có nhiều thông qua các cơ hội học tập trực tuyến.

Xem thêm: Thâu tóm doanh nghiệp là gì? Mua lại và thâu tóm M&A công ty?

Điều quan trọng là, các tổ chức cần thực hiện tốt việc đánh giá năng lực của nhân viên và sau đó thực hiện các bước để lấp đầy khoảng cách giữa các kỹ năng hiện tại và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng với sự phát triển.

2. Bản chất và phân loại sự thay đổi:

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, có rất ít điều không thay đổi. Các công ty phải sẵn sàng di chuyển theo thời đại và điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng với sự gia tăng cạnh tranh, tiến bộ công nghệ, kỳ vọng của các bên liên quan và các áp lực khác. Tuy nhiên, sự thay đổi kinh doanh thực sự không chỉ là một sự thay đổi bánh lái. Đó là kết quả của một quá trình có cấu trúc và có kế hoạch để làm cho công ty hoạt động hiệu quả hơn và có lãi hơn.

– Thay đổi trong bối cảnh kinh doanh: 4Nói một cách dễ hiểu, thay đổi kinh doanh là hành động di chuyển công ty từ vị trí hiện tại đến vị trí mong muốn. Thay đổi có thể tương đối nhỏ, chẳng hạn như cải thiện các thủ tục thanh toán của công ty, để hoàn toàn biến đổi, chẳng hạn như cải tổ toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cung cấp trong bối cảnh cạnh tranh bất ngờ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nó tham chiếu đến một sự kiện gây ra gián đoạn lớn cho hoạt động hàng ngày của bạn. Có ba loại thay đổi trong bối cảnh kinh doanh: thay đổi phát triển, chuyển tiếp và chuyển đổi.

– Định nghĩa Thay đổi Phát triển: Sự thay đổi phát triển xảy ra khi một doanh nghiệp muốn cải tiến quy trình hoặc thủ tục, chẳng hạn như cập nhật hệ thống tính lương hoặc tái tập trung chiến lược tiếp thị của mình. Những thay đổi này là nhỏ và mang tính gia tăng – bạn không phải thiết kế lại toàn bộ quy trình làm việc mà chỉ đơn giản là tinh chỉnh để làm cho nó tốt hơn. Thay đổi phát triển thường xảy ra để đáp ứng với việc nâng cấp công nghệ hoặc các động lực chi phí nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình làm việc. Miễn là bạn cung cấp cho nhân viên chương trình đào tạo mà họ cần để thực hiện các thay đổi, thì sẽ có ít biến động liên quan đến loại thay đổi này.

– Định nghĩa thay đổi chuyển tiếp:  Thay đổi chuyển tiếp là hành động thay thế các quy trình chính bằng những quy trình mới, chẳng hạn như tự động hóa dây chuyền sản xuất thủ công của bạn hoặc áp dụng cài đặt ERP mới. Nó cũng bao gồm sáp nhập và mua lại và các quy trình hành động khác như vậy. Những thay đổi chuyển tiếp thường được thúc đẩy bởi mong muốn duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp không phải lập biểu đồ chính xác các vùng nước chưa biết khi thực hiện một thay đổi chuyển tiếp, nhưng có thể sẽ phải xem xét lại các chức năng công việc, quy trình, văn hóa và các mối quan hệ của mình để quản lý thay đổi một cách hiệu quả. Việc quản lý phải tiến hành một cách thận trọng để giảm thiểu sự sợ hãi, nghi ngờ và bất an trong nhân viên.

– Định nghĩa thay đổi chuyển đổi: Thay đổi mang tính chất chuyển đổi là sự đột phá nhất vì nó đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản trong cách thức hoạt động của một công ty. Ví dụ, một công ty có thể bắt tay vào một sứ mệnh hoàn toàn mới hoặc tái cấu trúc toàn bộ dòng sản phẩm bằng cách sử dụng các hệ điều hành mới, độc quyền, như Apple đã làm khi Steve Jobs tiếp quản công ty vào năm 1997. Do có biến động nên những thay đổi kiểu này hiếm khi xảy ra. . Điều hướng một sự chuyển đổi rất phức tạp, đòi hỏi kỹ năng đáng kể từ đội ngũ quản lý và sự trợ giúp từ bên ngoài từ các chuyên gia thay đổi. Khi quá trình thay đổi hoàn tất, tổ chức không thể nhận ra được so với trước đây.

– Quản lý thay đổi: Khi mọi người nói về thay đổi trong kinh doanh, ý họ muốn nói là quản lý thay đổi, là quy trình được sử dụng để đảm bảo các thay đổi được thực hiện suôn sẻ, với càng ít lực cản càng tốt để mang lại lợi ích lâu dài. Một phần chính của quá trình là đảm bảo sự thay đổi được chấp nhận bởi những người bị ảnh hưởng bởi nó. Nếu không có sự tham gia thích hợp, sẽ có nguy cơ nhân viên từ chối hoặc thậm chí phá hoại dự án thay đổi, dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc. Quản lý khía cạnh con người của sự thay đổi có thể giúp giảm thiểu sợ hãi và lo lắng và đảm bảo các mục tiêu mới mà bạn đang đặt ra được chấp nhận.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì, bản chất và phân loại sự thay đổi cũng như các vấn đề liên quan khác.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp được công nhận tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề