Vì sao bị muỗi cắn nhiều

Chủ nhật, 15/8/2021, 00:00 [GMT+7]

Một người thu hút muỗi hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ nhóm máu, hơi thở, mùi cơ thể, vi khuẩn trên da đến thân nhiệt.

  Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học

Chia sẻ Copy link thành công

Bạn có thường xuyên bị muỗi đốt không? Khi bị muỗi đốt bạn sẽ làm gì để mau khỏi nhất? Đa phần chúng ta thường khá chủ quan trước các vết muỗi cắn mà không hề biết hệ lụy nguy hiểm từ đó. Để biết cụ thể bị muỗi đốt nhiều có sao không hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bị muỗi đốt nhiều có sao không?

Muỗi đốt là tình trạng khá phổ biến. Gần như bất kỳ ai cũng sẽ bị muỗi đốt ít nhất 1 lần trong đời. Tùy thuộc theo từng cơ địa mỗi người mà vết cắn từ muỗi có thể bị sưng nhẹ hoặc sưng to. Nếu may mắn bạn chỉ bị vài nốt nhỏ, hơi ngứa trên da.

Ngược lại, cũng có trường hợp bị muỗi cắn gây ngứa ngáy nhiều ngày liền, xuất hiện mề đay và những biến chứng nguy hiểm khác. 

Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu bị nổi mề đay sau khi bị muỗi cắn nhiều

Bị muỗi đốt nhiều có ảnh hưởng gì không? Tất nhiên là sẽ dẫn tới các hậu quả đáng lo ngại. Trong đó trẻ nhỏ là đối tượng đầu tiên bị tác động lớn từ những vết cắn của muỗi. Thống kê cho thấy mỗi năm có tới 750.000 người chết do các căn bệnh do muỗi gián tiếp lây nhiễm, đa phần số đó là trẻ em.

Những căn bệnh từ vết cắn của muỗI

Sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết là bệnh điển hình do muỗi vằn gây ra. Triệu chứng ban đầu bao gồm đau bụng, buồn nôn, sốt cao liên tục, dần dần nặng hơn dẫn tới đau cơ, nhức hai bên hố mặt, lỗ chân lông bị xung huyết. Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột và thậm chí là tử vong.

Muỗi đốt nhiều có thể gây ra sốt xuất huyết Dengue

Sốt rét

Sốt rét cũng là bệnh truyền nhiễm do muỗi gián tiếp lây truyền. Khi mắc sốt rét người bệnh thường gặp các biểu hiện như vã mồ hôi, nhức mỏi, ớn lạnh. Mỗi năm thống kê toàn thế giới có khoảng 515 triệu người bị sốt rét và tới 1-3 triệu người tử vong.

Virus Zika

Virus Zika là bệnh gây biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Khiến bé bị đầu nhỏ, thậm chí là bại não. Thường trẻ mắc bệnh này sẽ có nguy cơ tử vong cực kỳ cao. Ngoài ra, virus Zika có thể lây truyền qua đường mẹ sang con, đường tình dục và đường máu. Vì thế đây được xem là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu do muỗi gây ra.

Virus Zika sẽ gây ra bệnh đầu nhỏ ở trẻ em

Sốt vàng da

Sốt vàng da cũng là một dạng sốt xuất huyết gây ra những biến chứng độc hại và hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh có đặc trưng khiến vàng da và vàng mắt, suy chức năng gan, thận, chảy máu mũi, miệng, mắt. Tỷ lệ tử vong lên tới 50% và đa phần xuất phát từ vết đốt của muỗi gây ra.

Viêm não Nhật Bản 

Viêm não Nhật Bản mỗi năm khiến hơn 10.000 cái chết trên toàn thế giới, mà đa phần là trẻ nhỏ. Các triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh này bao gồm: Sốt, nhức đầu, rối loạn khả năng phát âm, khó nuốt, khó thở. Dần dần nặng lên gây nôn ói, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy hô hấp và tử vong. 

Muỗi đốt nhiều là nguyên nhân chính gây viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ

Đáng sợ hơn, hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Mà chỉ có vắc xin phòng bệnh cho trẻ dưới 15 tuổi. Vì thế bạn nên cho bé nhà tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé.

Cần làm gì khi bị muỗi đốt?

Bên cạnh việc quan tâm bị muỗi đốt nhiều có sao không bạn cũng nên chú ý đến cách sơ cứu khi bị muỗi cắn. Nhất là trong thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sản như hiện nay. 

Tốt nhất khi bị muỗi cắn bạn hãy xử lý nhanh bằng cách rửa sạch với xà phòng và nước lạnh. Mục đích nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ vết cắn của muỗi. Sau đó hãy lấy kem bôi da thảo dược bôi lên để giảm ngứa và bớt sưng đỏ tức thì nhé.

Dùng kem thảo dược bôi lên để giảm vết sưng do muỗi đốt

Ngoài ra, nên chú ý các biểu hiện của cơ thể khi bị muỗi đốt. Nhất là nhà có trẻ nhỏ, nếu thấy bé có triệu chứng bất thường như nổi mề đay, sốt cao thì ngay lập tức đến thăm khám tại bệnh viện để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Làm thế nào để tránh bị muỗi đốt hiệu quả nhất?

Song song đó, cách phòng tránh muỗi đốt hiệu quả nhất chính là vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Dọn dẹp sân vườn, phát quang bụi rậm, đổ tất cả lu nước, vật dụng gây đọng nước để ấu trùng của muỗi không có nơi trú ngụ. 

Mặt khác, khi đi ngủ bạn nên mắc mùng. Nếu có việc phải di chuyển tới khu vực có muỗi thì hãy mặc đồ dài tay, có màu sắc tươi sáng để không thu hút muỗi. Trường hợp nếu bạn muốn sử dụng các chế phẩm hóa học tiêu diệt muỗi thì hãy nên cân nhắc kỹ về thành phần và hướng dẫn sử dụng. Nhất là với nhà có trẻ nhỏ. Để tránh việc bé bị ảnh hưởng bởi độc tính của các chất diệt muỗi gây ra.

Trên đây là những thông tin cần thiết giải đáp băn khoăn bị muỗi đốt nhiều có sao không? Hy vọng rằng đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng nhất và biết cách phòng tránh muỗi hiệu quả trong mùa mưa sắp tới đây. Cuối cùng chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe.

Nga

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trẻ hay bị muỗi đốt có thể do nguyên nhân như trẻ có nhóm máu O, thích chơi đùa ở những nơi có bóng râm - muỗi thích ẩn nấp,... Với những trẻ thường bị muỗi đốt, cha mẹ cần chú ý đề phòng nguy cơ trẻ bị sốt xuất huyết hoặc mắc hội chứng Skeeter.

Thức ăn chính của muỗi là máu người và trẻ nhỏ thường là nạn nhân của loại côn trùng này. Khi bị muỗi đốt, vết cắn trên da bé có thể không xuất hiện ngay lập tức mà thường phải sau một lúc hoặc thậm chí là sau vài giờ, đi kèm với triệu chứng ngứa và sưng vết đốt.

Trẻ hay bị muỗi đốt do nhiều nguyên nhân như:

  • Trẻ em có sự trao đổi chất nhanh hơn người lớn, vận động nhiều, dễ đổ mồ hôi hơn. Trong trường hợp đó, trẻ là mục tiêu dễ thấy và hấp dẫn muỗi hơn, dễ bị đốt hơn;
  • Những trẻ có nhóm máu O hay bị muỗi đốt hơn;
  • Trẻ mặc quần áo tối màu;
  • Trên da của trẻ có nhiều loại vi khuẩn tự nhiên trú ngụ;
  • Trẻ thích chơi đùa ở trong bóng râm - những nơi muỗi ẩn nấp;

Trẻ mắc hội chứng Skeeter cũng có xu hướng thu hút muỗi hơn.

Trẻ bị muỗi đốt có thể đối diện với một số nguy cơ như:

Nếu bị muỗi chích, biểu hiện của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc cơ địa và loại muỗi truyền bệnh. Muỗi cắn ở trẻ có thể đỏ trên da rồi hết nhưng nếu trẻ bị ngứa nhiều rồi gãi thì có thể khiến vùng da đó bị trầy xước, tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng da và hình thành sẹo.

Trẻ hay bị muỗi đốt có thể do nguyên nhân như trẻ có nhóm máu O

Muỗi là một trong những vật truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều bệnh dịch, trong đó có bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Dengue, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan nhanh do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus Dengue rồi truyền bệnh sang người lành qua vết đốt. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng 7 - 10.

Trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết hơn người lớn do trẻ ham chơi, thích chơi ở chỗ râm mát, bụi rậm nên dễ bị muỗi tấn công. Đồng thời, trẻ thường chơi đùa, ra nhiều mồ hôi nên muỗi dễ phát hiện và đốt. Ngoài ra, khi bị muỗi đốt thì sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người trưởng thành nên dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh sốt xuất huyết có nhiều biểu hiện, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời thì bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng Skeeter là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với các protein có trong nước bọt của muỗi. Biểu hiện của người mắc hội chứng Skeeter là sau khi bị muỗi đốt, vị trí vết đốt sẽ bị viêm [sưng, nóng, đỏ, ngứa hoặc đau]. Một số trường hợp có phản ứng khá nghiêm trọng như sưng phù mặt, mắt, chân, tay, bầm tím, nôn mửa, sốt hoặc khó thở,...

Những người mắc hội chứng Skeeter có nguy cơ bị nhiễm trùng da vì vết đốt của muỗi dễ bị trầy xước, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, nếu trẻ bị sốt sau khi bị muỗi đốt hoặc vết đốt bị sưng, đỏ, không đỡ sau vài ngày thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, muỗi còn là trung gian lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như sốt rét, viêm não Nhật Bản, nhiễm virus Zika, sốt vàng da,...

Với những trẻ hay bị muỗi đốt, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ hoặc cho trẻ mặc quần áo dài để lỡ bị muỗi đốt thì trẻ cũng sẽ không gãi mạnh tới mức làm trầy xước da;
  • Không bôi dầu gió vào nốt muỗi đốt bởi dầu gió nóng có thể làm vết đốt đỏ hơn, gây phồng da, bọng nước;
  • Nếu nốt muỗi đốt khiến trẻ khó chịu, muốn gãi thì cha mẹ có thể chườm mát cho bé [chú ý không chườm đá trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh]. Cha mẹ nên chườm bằng cách bọc 1 miếng vải bên ngoài viên đá rồi mới chườm lên da trẻ;
  • Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào lên da trẻ. Bởi một số loại kem bôi da có chứa corticoid liều cao sẽ không tốt cho trẻ. Thậm chí, một số loại kem bôi da có thể gây dị ứng da, khiến tình trạng của bé càng trầm trọng hơn. Do đó, cha mẹ chỉ bôi thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Khi vết muỗi đốt bị trầy xước do trẻ gãi, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bôi thuốc để tránh nguy cơ nhiễm trùng da.

Nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng Skeeter, sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý khác do muỗi đốt, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ và có phương án điều trị thích hợp.

Cho trẻ mặc quần áo dài để tránh trẻ hay bị muỗi đốt

Diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy,... là biện pháp hữu hiệu để phòng chống muỗi đốt. Một số lưu ý gồm:

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không để trứng vào được. Bên cạnh đó, các gia đình nên thả cá vào các dụng cụ chứa nước như chum, vại, giếng,... để diệt loăng quăng, bọ gậy. Đồng thời, các gia đình nên chú ý lau rửa dụng cụ chứa nước như lu, vại,... hàng tuần;
  • Thu gom và tiêu hủy phế thải trong nhà và quanh nhà như mảnh chai, chai lọ, vỏ dừa, ống bơ, hốc tre, bẹ lá,... lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến;
  • Thay nước bình hoa thường xuyên;
  • Khi cho trẻ ra ngoài chơi nên mặc quần áo dài tay cho bé. Khi ngủ, cần ngủ trong màn để tránh muỗi. Đồng thời, các gia đình nên sử dụng bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,... để tiêu diệt muỗi. Với gia đình có người sốt xuất huyết, cần cho bệnh nhân nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây bệnh cho người khác.

Từ thực tế cho thấy trẻ hay bị muỗi đốt hơn so với người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đề phòng nguy cơ muỗi đốt cho trẻ để tránh trường hợp bé mắc sốt xuất huyết hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác do muỗi gây ra.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề