Vì sao chiến tranh thứ nhất bùng nổ

Quốc tếBạn đọcHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhĐẩy mạnh cải cách tư pháp và hoạt động tư phápAn toàn giao thôngĐổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạoTài chính và Chứng khoán

Bạn đang xem: Vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ


Kích cỡ font chữ


Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Ảnh Đại Diện Bằng Video Trên Facebook Trên Điện Thoại



Tròn 100 năm sau, các sự kiện tưởng niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tổ chức trọng thể tại nhiều nơi trên thế giới, mà đỉnh điểm là buổi lễ ở Paris diễn ra đúng 11 giờ [17 giờ Việt Nam] ngày 11/11 với sự tham gia của khoảng 80 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin...

Dù trên lý thuyết đây là cuộc cạnh tranh giữa hai khối quân sự kình địch gồm khối liên minh trung tâm Đức-Áo-Hungary và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga, với các đế quốc lớn như Anh, Đức, Pháp, Đức, Nga, đế chế Áo-Hungary và Ottoman [tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay], song trên thực tế, gần 70 nước đã bị lôi kéo vào cuộc chiến dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có Italy năm 1915 và Mỹ năm 1917. Tính tổng cộng có tới trên 800 triệu người, tức hơn một nửa dân số thời kỳ đó ở các nước được coi là tham chiến.

Từ 20 triệu người được các bên tham chiến huy động lúc chiến tranh bùng nổ, khi xung đột leo thang và lan rộng, con số đã tăng nhiều lần, lên tới 70 triệu người. Đông nhất là Đức, 13 triệu người, tiếp đó là Áo-Hungary 9 triệu, bằng với số quân của Anh [bao gồm cả quân từ các thuộc địa, phần lớn là Ấn Độ]. Với quy mô như vậy, đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, diễn ra ác liệt trên bộ, trên không, trên biển. Cũng lần đầu tiên, vũ khí hóa học đã được sử dụng quy mô lớn khi lực lượng Đức dùng khí chlorine tấn công tại Bỉ năm 1915.

Mức độ tàn khốc của cuộc chiến kéo dài 52 tháng này còn được tính bằng hàng triệu người thiệt mạng, hàng triệu người bị thương, chưa nói tới hơn 3 triệu người bị chiến tranh làm cho góa bụa và 6 triệu người mồ côi, trên 10 triệu người phải tị nạn. Ít nhất 10 triệu binh lính tử trận, hơn 8 triệu dân thường thiệt mạng.

Thậm chí, trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, trước khi văn kiện đình chiến được ký trên một toa tàu hỏa vào lúc 5 giờ 10 phút ở một cánh rừng tại thành phố Compiègne của Pháp, con số người thiệt mạng, bị thương và mất tích được thống kê là 11 triệu người.

Sau gần bốn năm, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Anh-Pháp-Nga và đồng minh, song nó để lại hậu quả khủng khiếp và tang thương.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy... ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Đánh giá về cuộc chiến này, tiến sỹ Khoa học lịch sử Nga Natalia Narochnitskaya cho rằng nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc các đế quốc cạnh tranh với nhau để gây ảnh hưởng, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển. Đây có thể coi là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới từ cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Tham vọng tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới, đặc biệt tại các nước thuộc địa. Tham vọng quyền lực chiến lược, mâu thuẫn lợi ích càng khiến các bên bị kéo vào vòng chiến.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói rằng cuộc chiến này là một bi kịch, nhắc nhở nhân loại về những hậu quả khi sự thù địch và lòng ích kỷ, cũng như tham vọng quá mức của những người đứng đầu nhà nước và giới thượng lưu chính trị được đặt cao hơn lương tri.

Nhà lãnh đạo Nga lo ngại rằng nhân loại đã lãng quên bài học từ cuộc chiến tranh 100 năm trước, trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp và tham vọng tranh giành địa chính trị trở nên quyết liệt hơn.

Mâu thuẫn lợi ích vẫn là nguyên nhân của căng thẳng và đụng độ, chủ nghĩa bá quyền và tư duy nước lớn, phớt lờ lợi ích của các nước khác, vẫn tồn tại, xung đột vũ trang vẫn là câu chuyện thường nhật, bom đạn vẫn rơi và máu vẫn đổ ở nhiều khu vực chiến sự, thậm chí thế giới đôi lúc đã trong tình trạng "bên bờ vực chiến tranh."

Những vấn đề dân tộc cực đoan, khác biệt tôn giáo... đang trở thành "quân bài" để kích động xung đột, mâu thuẫn, mà trong một thế giới hiện đại, công nghệ phát triển như hiện nay, đây hoàn toàn có thể là mầm mồng cho một cuộc chiến tranh toàn cầu với sức hủy diệt tàn khốc. "Bóng ma" Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể lùi xa từ 100 năm trước, song bài học xương máu của nó thì còn nguyên giá trị./.

I. Nguyên nhân của chiến tranh

1. Quan hệ quốc tếcuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc ở cuối thế kỉ XIX đầu XX.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già [Anh, Pháp] nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ [Đúc, Mĩ] ít thuộc địa.

=> Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+ Chiến tranh Trung – Nhật [1894 – 1895].

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha [1898].

+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ [1899 – 1902].

+ Chiến tranh Nga – Nhật [1904 – 1905].

- Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng áo – Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Để đối phó Anh đã kí với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước [đầu thế kỉ XX].

- Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới => chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

* Nguyên nhân sâu xa

+Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốcvề thuộcđịa ngày càng gay gắt [trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức] là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+Sự tranhgiành thị trường thuộc địagiữacác đế quốc với nhau.

* Nguyên nhântrực tiếp

+Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a [Xéc bi].

II. Diễn biến của chiến tranh

1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh [1914 – 1916]

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

1914

- Phía Tây: ngay đến 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

- Cùng lúc ở phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ.

- Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

- Cứu nguy cho Pa-ri

1915

- Đức, áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

- Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200km.

1916

- Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-đoong.

- Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

2. Giai đoạn thứ 2 [1917 – 1918]

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

- Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công.

- Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

- Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước

- Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.

- Có lợi cho phe Hiệp ước.

- Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/1917

- Cách mạng tháng 10 Nga thành công

- Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918

- Chính phủ Xô viết kí với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp.

- Nga rút khỏi Xô viết thành lập.

Đầu 1918

- Đức tiếp tục tấn công Pháp

- Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp

7/1918

- Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công.

- Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, áo – Hung 2/11

9/11/1918

- Cách mạng Đức bùng nổ

- Nền quân chủ bị lật đổ

11/11/1918

- Chính phủ Đức đầu hàng

- Chiến tranh kết thúc

III. Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

* Hậu quả của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.

* Tính chất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề