Vì sao có cảm giác tê người

Các dây thần kinh khác nhau kiểm soát và điều phối vận động, cảm nhận của khuôn mặt. Vì vậy, bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến các dây thần kinh này đều có thể làm mất một phần cảm giác ở vùng mặt. Nguyên nhân có thể do phẫu thuật nha khoa, chấn thương hay thậm chí là do ngủ không đúng tư thế. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý cũng có thể gây tê mặt như:

Bệnh đa xơ cứng [MS]

Tê là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng. Người bệnh có thể mất cảm giác trên khuôn mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp bảo vệ các sợi thần kinh. Khi không có lớp bảo vệ này, các dây thần kinh sẽ bị tổn thương gây ra tình trạng tê.

Bệnh zona

Bệnh zona do vi rút varicella zoster - loại vi rút gây ra thủy đậu. Sau khi bị thủy đậu, vi rút này vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể gây bệnh zona về sau. Bệnh zona có thể gây phát ban ở một bên mặt hoặc cơ thể, đôi khi xảy ra xung quanh một mắt. Khoảng 1-5 ngày trước khi phát ban xuất hiện, người mắc phải có thể cảm thấy đau, rát, ngứa ran hoặc tê ở phần da đó.

Đột quỵ

Tình trạng nguy cấp này xảy ra khi mạch máu bơm máu và oxy lên não bị tắc hoặc vỡ. Một trong những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ là vùng mặt đột nhiên bị tê hoặc rủ xuống. Nếu không có máu và oxy, các tế bào não sẽ chết nhanh chóng và phần cơ thể được kiểm soát bởi vùng não đó sẽ bị tê liệt.

Khi xảy ra cơn đột quỵ, mỗi phút trôi qua đều có giá trị ngàn vàng. Khi không được điều trị sớm, khả năng tổn thương não càng cao. Nếu đột nhiên có cảm giác tê hoặc yếu, kèm theo choáng váng hoặc chóng mặt, suy giảm tầm nhìn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp.

Cơn thiếu máu não thoáng qua [TIA]

Còn được gọi là đột quỵ nhỏ gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ trong đó có tê ở mặt. Tình trạng này gây ra bởi huyết khối trong lòng mạch máu ở não. Tuy nhiên không giống như đột quỵ, huyết khối sẽ biến mất nhanh chóng và các triệu chứng thường chỉ kéo dài trong vài phút.

Nếu một bên mặt đột nhiên bị tê, khó nói rõ chữ hoặc có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào khác, hãy liên hệ sự trợ giúp từ các cơ sở y tế gần nhất.

Liệt dây thần kinh mặt [Bell's Palsy]

Tình trạng này làm cho các cơ ở một bên mặt yếu hoặc tê liệt. Vùng mặt, mí mắt và khóe miệng phía bên ảnh hưởng bị xệ xuống. Liệt dây thần kinh mặt xảy ra khi dây thần kinh mặt bị tổn thương ảnh hưởng đến cách biểu hiện của khuôn mặt.

Các triệu chứng như chảy nước dãi, khô mắt, khô miệng hoặc chảy nhiều nước mắt có thể xuất hiện từ vài giờ hoặc vài ngày. Hầu hết những người mắc chứng liệt dây thần kinh mặt đều có thể tự khỏi trong vòng vài tuần.

      

 

Khối u

Một số khối u lành tính hoặc không ung thư có thể phát triển trên hoặc gần các dây thần kinh kiểm soát cảm giác và chuyển động của khuôn mặt.

Nếu khối u đủ lớn có thể chèn vào dây thần kinh. Các triệu chứng phụ thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Khuôn mặt có thể cảm thấy tê liệt, khó khăn khi nhai, các cơ trên khuôn mặt cũng có thể bị yếu hoặc gặp phải các vấn đề về thính giác.

Phình động mạch não

Là tình trạng một điểm yếu xuất hiện và phình ra trên thành của động mạch não. Với động mạch nhỏ có thể không gây ra triệu chứng nhưng khi chứng phình động mạch phát triển có thể chèn ép các mô não và dây thần kinh dẫn đến tê ở một bên mặt. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau ở một mắt hoặc chứng song thị.

Nếu phình động mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ có thể gây xuất huyết não gây cảm giác choáng váng, đau đầu nghiêm trọng và cần cần được điều trị khẩn cấp.

      

Đau nửa đầu liệt nửa người

Đây là một loại đau nửa đầu hiếm gặp. Ngoài đau đầu có thể xuất hiện một bên cơ thể tê hoặc yếu. Tình trạng này có xảy ra trên khuôn mặt, cánh tay hoặc chân. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài giờ đến một vài ngày.

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt giữa phình động mạch não và chứng đau nửa đầu [Đau đầu Migraine]

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Tuyến giáp ở cổ của bạn sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém dần hoặc suy giáp.

Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác của cánh tay và chân. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này có thể gây yếu, ngứa ran và tê đầu ngón tay, bàn chân của bạn.

6. Đột quỵ gây tê tay

Tê tay dấu hiệu của bệnh gì? Trong một số trường hợp hiếm gặp, tê tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Do đó, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường kèm theo bao gồm:

  • Đầu óc lẫn lộn
  • Khó phát âm hoặc hiểu người khác
  • Đột ngột nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đau đầu đột ngột
  • Yếu hoặc tê tay chân đột ngột, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể

Nếu bạn bị tê tay kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn hãy liên hệ các dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức. Việc điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ lâu dài, thậm chí còn giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tử vong.

7. Bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia

Khi bạn uống quá nhiều, rượu bia có thể làm hỏng các mô xung quanh cơ thể, bao gồm cả các dây thần kinh. Do đó, những người lạm dụng rượu bia có thể gặp phải các triệu chứng ngứa ran, tê ở tay và chân.

Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia bao gồm:

  • Suy yếu cơ
  • Rối loạn cương dương
  • Khó kiểm soát khi đi tiểu
  • Cảm giác châm chích trên da
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp

8. Bệnh Lyme gây tê tay

Tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Bệnh Lyme là bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể động vật lây truyền sang người. Những người nhiễm vi khuẩn gây bệnh Lyme sẽ bị vết sưng đỏ và các triệu chứng giống như bệnh cúm, chẳng hạn như sốt và ớn lạnh.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đuối sức
  • Tê tay hoặc chân
  • Đau khớp và sưng
  • Khó khăn khi vận động cơ bắp
  • Sốt, cứng cổ và nhức đầu dữ dội
  • Tê liệt tạm thời ở một bên của khuôn mặt

9. Tê tay là dấu hiệu của bệnh gì? Chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau cơ. Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính vì các triệu chứng đều có nét giống nhau. Cảm giác mệt mỏi cùng với chứng đau cơ xơ hóa có thể trở nên trầm trọng hơn. Cơn đau cơ thường tập trung ở nhiều điểm đau khác nhau trên cơ thể.

Những người bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể bị ngứa ran tê tay, chân và mặt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi, chán nản
  • Đau đầu, đau bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ

10. Bệnh lupus gây tê tay

Lupus là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể bạn tấn công các cơ quan và mô của chính bạn. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm khớp, tim, thận và phổi.

Triệu chứng của bệnh lupus có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời phụ thuộc vào các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến ngứa ran hoặc tê tay. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Khó tập trung
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Đau, cứng khớp và sưng
  • Nổi ban hình cánh bướm ở mặt
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Ngón tay, ngón chân chuyển lạnh và có màu xanh [hiện tượng Raynaud]

Tê tay là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần được theo dõi các triệu chứng kèm theo khác để xác định xem nguyên nhân là do áp lực lên dây thần kinh, bệnh, thuốc, dinh dưỡng hay một tình trạng khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, MRI, xét nghiệm chức năng thần kinh [như EMG], xét nghiệm máu… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn nắm bắt được các nguyên nhân gây tê bàn tay hoặc tê các đầu ngón tay cùng triệu chứng kèm theo để biết cách xử lý phù hợp. Triệu chứng tê tay có thể đơn giản chỉ do tì đè cùng một vị trí lâu khiến bạn bị tê trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Do đó, bạn hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường kèm theo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề