Vì sao gọi là xôi vò

Cách nấu xôi vò cho mâm cỗ thêm trang trọng

Xôi vò là món ăn yêu thích của cả người lớn và trẻ nhỏ. Cùng học cách nấu xôi vò để làm đầy thêm cho mâm cỗ nhà bạn vào những dịp đặc biệt nhé.

Xôi là một món ăn đặc biệt thường được các gia đình chuẩn bị để bày trên mâm cỗ trong những dịp quan trọng. Với bàn tay khéo léo cùng sự sáng tạo của người Việt đã làm ra rất nhiều món xôi khác nhau. Mỗi loại sẽ có những cách nấu và hương vị đặc trưng riêng. Một trong những món xôi đòi hỏi sự tỉ mỉ khi thực hiện đó chính là xôi vò. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết này để biết cách nấu xôi vò ngon chuẩn vị nhé!

Món xôi vò cực kì hấp dẫn [Nguồn: Internet]

Nguyên liệu làm xôi vò ngon

Để làm xôi vò, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Gạo nếp 500 gram
  • Đậu xanh đã bóc vỏ 250 gram
  • Gia vị: muối, đường, dầu ăn

Nguyên liệu làm xôi vò [Nguồn: Internet]

Cách làm xôi vò dẻo ngon

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ngâm gạo nếp

Gạo nếp mua về bạn nhặt bỏ sạn, hạt hỏng sau đó vo sạch gạo và ngâm qua đêm [tốt nhất là ngâm trong khoảng 8 tiếng].

Chọn loại gạo ngon nhất để làm xôi [Nguồn: Internet]

Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn đổ nếp ra rổ, để ráo nước. Cho một chút muối vào nếp và trộn đều. Phải để cho hạt nếp thật ráo thì khi nấu xôi mới được tơi hạt và không bị dính vào với nhau như những loại xôi khác.

Bước 2: Sơ chế đậu

Phần đậu xanh sau khi mua về bạn rửa qua bằng nước sạch. Ngâm đậu trong thời gian khoảng 4 tiếng trước khi đun. Sau đó, vớt đậu ra và cũng để ráo nước rồi trộn chút muối. Cho đậu vào nồi rồi mang đi hấp chín. Lưu ý, bạn không được luộc đậu mà phải mang hấp, như vậy hạt đậu mới nở mềm, khi rây sẽ mịn hơn.

Thực hiện hấp đậu [Nguồn: Internet]

Thời gian để hấp đậu khoảng 15 đến 20 phút. Để kiểm tra xem đậu đã chín đều chưa, bạn lấy hạt đậu miết ra tay nếu thấy đậu mịn thành bột thì có thể tắt bếp. Sau đó, cho đậu vào máy để xay nhuyễn.

Bước 3: Đồ xôi

Bạn cho gạo nếp và một nửa phần đậu xanh vào trộn đều với nhau cùng với 2 thìa dầu ăn để tạo độ bóng và béo cho xôi. Đồng thời để hạt xôi được tơi mà không bị dính vào nhau.

Dùng tay vò nhẹ để đậu xanh có thể bám đều vào hạt gạo. Đây chính là lý do vì sao món xôi này được gọi là xôi vò.

Trộn gạo nếp với đậu [Nguồn: Internet]

Cho phần gạo và đậu vừa trộn vào nồi hấp trong khoảng thời gian 20 phút. Để kiểm tra bạn cũng miết hạt xôi ra tay, nếu thấy đã mềm và nát hoàn toàn không còn cứng bên trong là xôi đã chín. Lưu ý, để xôi được tơi, bạn hãy lau phần nước bám trên nắp vung thường xuyên.

Bước 4: Trộn xôi

Đổ phần xôi đã hấp chín ra mâm. Sau đó bạn cho nốt nửa phần đậu đã xay nhuyễn còn lại vào trộn đều để đậu bám vào gạo. Tiếp tục hấp xôi và đậu thêm 5 phút.

Như vậy là món xôi vò đã hoàn thành rồi. Bạn có thể lấy xôi ra đĩa, rắc thêm chút ruốc và hành tím phi thơm để giúp món ăn hấp dẫn hơn. Hoặc có thể ăn xôi vò cùng với chè hoa cau, cơm rượu cũng rất phù hợp.

Xôi vò sau khi đã hoàn thành [Nguồn: Internet]

Mẹo làm xôi vò ngon hơn

Để nấu xôi vò ngon, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Chọn các loại nguyên liệu ngon nhất để chế biến xôi, nếp và đậu phải chắc hạt.
  • Thực hiện các công đoạn chậm rãi, tỉ mỉ và nhẹ nhàng.
  • Luôn phải giữ cho xôi khô ráo, thao tác nhẹ để hạt xôi không bị nát.

Ngoài ra bạn cũng có thể biến tấu món xôi vò của mình để có hương vị đặc biệt và hấp dẫn hơn bằng cách thêm những nguyên liệu như nước cốt dừa, dừa bào sợi, hạt sen,...

Không giống như những món xôi khác cần phải có độ kết dính thì xôi vò lại cần độ tơi và hạt xôi bám đều đậu xanh. Thêm một chút hành khô phi thơm nữa là món xôi của bạn sẽ cực kỳ hoàn hảo. Mới chỉ nghe tả thôi đã thấy hấp dẫn rồi. Với những chia sẻ về cách làm xôi vò đơn giản ở trên, còn đợi gì mà không bắt tay vào làm ngay món ăn này nào!

Cách ướp thịt nướng ngon tại nhà : Bạn mê tít món thịt nướng nhưng lại không biết làm thế nào để chế biến nó ngon như ngoài quán. Vậy làm thế nào để ướp thịt nướng ngon tại nhà thì hãy đọc ngay bài viết này nhé!

Cách nấu phở gà ngon, đơn giản ngay tại nhà : Nhắc đến cách nấu phở gà ngon phải nhắc ngay đến bí quyết nấu phở của người Hà Nội. Một tô phở gà bao gồm bánh phở, nước dùng, thịt gà thơm săn chắc, kèm thêm tí rau mùi ăn kèm và nước mắm.

Có lẽ xôi là một món ăn dân dã, gắn bó với nhiều người, nhắc đến xôi, không ai là không ăn, không ai là không biết. Từ trẻ nhỏ, người lớn, từ học sinh, đến người đi làm, từ thành thị đến miền quê xa xôi, món xôi luôn là một món ăn quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Đó là một nét văn hóa tinh hoa trong ẩm thực của người Việt.

Xôi  gắn bó với nhiều thế hệ. Món xôi cũng được chế biến đơn giản, và biến tấu khác nhau tùy theo mỗi vùng, mỗi miền, và tùy theo khẩu vị của mỗi người. Nhưng nhìn chung, xôi chia ra làm 2 loại: xôi mặn và xôi ngọt.
Đối với một quốc gia có bề dày văn hoá lúa nước như Việt Nam, thì những chế phẩm làm từ gạo vẫn luôn nắm giữ vị trí quan trọng trong làng ẩm thực. Gạo có mặt trong hầu hết tất thảy những món ăn Việt Nam hằng ngày, từ mâm cơm gia đình lấy cơm làm trung tâm, cho đến các món phở, bún, bánh hỏi, bánh cuốn, các món bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh tét, bánh ú... Bên cạnh đó, còn có một món ăn khác cực kì phổ biến ấy chính là: Xôi.

Là gói xôi sớm được mẹ nhét vào cặp sách để ăn trên đường đi học

Hình ảnh quen thuộc nhất về xôi đối với phần lớn chúng ta có lẽ là những gói xôi bọc lá chuối dung dị và chân phương. Ta nhớ những gói xôi thường nhỏ, nằm vừa khít trong lòng bàn tay, lúc mua còn ấm sực, phảng phất mùi nếp và mùi đậu thơm nức cả lòng. Những gói xôi như một thức quà ăn vặt khoái khẩu, có thời từng chỉ tốn từ hai đến ba nghìn của bọn trẻ con.

Xôi xuất hiện trong đời những đứa trẻ Việt Nam từ rất sớm, có thể là từ lúc bắt đầu biết ăn, biết nhai sẽ được người lớn đút cho ít xôi nếp mềm, có khi là từ gói xôi sớm mẹ mua vội đầu ngõ, rồi nhét vào cặp sách để con ăn trên đường đến trường. Lắm hôm đi trễ, xôi bị đè trong cặp cả buổi, tới lúc lấy ra thì dù đã "bẹp" nhưng ăn vẫn ngon như thường. Những gói xôi cũng gắn liền với những giờ chơi khi mà bọn trẻ con dán người vào cổng trường, vung vẩy những tờ tiền nhỏ trên tay đưa ra ngoài cổng, hòng mua nhanh một phần xôi ngọt.

Lớn hơn một chút, ta ăn xôi để no, để lót dạ. Xôi đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với nhiều món ăn khác nhau giúp bổ sung năng lượng nhanh khi đói.

Chỉ là thức ăn hằng ngày, nhưng xôi cũng đến với ta trong nhiều hình dáng khác nhau: từ xôi vò [trộn đậu xanh giã, ăn tơi và bùi], xôi xéo [xôi đậu xanh giã mịn được nắm lại, ăn kèm hành phi], hay xôi đậu phộng, đậu trắng, đậu đen. Ngoài ra còn có cả xôi mặn, ăn kèm lạp xưởng, chả lụa, pate và trứng cút. Nói không ngoa, ta có thể ăn xôi liên tục trong cả bảy ngày trong một tuần mà chẳng thấy ngán nổi, bởi không món xôi nào giống món xôi nào.

Là thức trang trọng luôn phải có trong các cột mốc đáng nhớ cả đời người

Xôi được làm từ gạo nếp, xôi có không biết có bao nhiêu phiên bản, bao nhiêu biến tấu, biến thể từ hương vị, hình dáng cho đến màu sắc. Gạo nếp của Việt Nam là loại gạo dinh dưỡng, thơm và bùi. Khi nấu xôi sẽ đem ngâm rồi làm chính bằng cách hấp cách thuỷ, hay còn gọi là "đồ xôi". Hẳn là nhà nào cũng có một chiếc chõ [hay cái xửng hấp] dùng để đồ xôi dù là nhỏ hay lớn, bởi mỗi khi nhà có dịp gì quan trọng thì cũng không được thiếu món này.

Đã đồng hàng từng ngày, từng giờ từ lúc biết cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành, đi làm, xôi còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp quan trọng. Xôi đã xuất hiện như một vật phẩm cúng không thể thiếu trong tiệc thôi nôi [khi trẻ em tròn một tuổi], cũng phải có trong lễ Cúng Mụ [tập tục cúng khi trẻ em tròn 12 tuổi âm lịch, nhân dịp đủ một vòng 12 con giáp].

Xôi trong dịp này thường đi kèm chè trôi nước, chè đậu các loại... nên mới hay có chuyện các hàng xôi chè hay từ hai gộp thành một, chuyên bán cả xôi, cả chè. Xôi trong dịp này khác với xôi thường, được làm với số lượng lớn hơn và được tạo hình đẹp đẽ, tươi sáng với mong muốn mang lại điều lành. Trong đó có món xôi gấc rất phổ biến nhất do mang màu đỏ rực rỡ, bắt mắt. Ngoài ra thì xôi đậu xanh có màu vàng cũng được ưa chuộng không kém.

Hơn thế, xôi cũng không thể thiếu trong cả đám cưới, đám hỏi. Xôi dịp này cũng phải mang màu tươi tắn, ai khéo tay có thể tạo hình xôi thành chữ "hỉ", hình hoa mai, hình cá chép...

Thậm chí, các mâm cỗ cúng giỗ ông bà, cúng Tết nhất cũng phải có một đĩa xôi mới được. Có thể thấy, hơn cả một món ăn đơn giản, xôi gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Là món ăn gắn bó sâu sắc với văn hoá tinh thần người Việt

Xôi, dù mang hình dạng nào, thì trong tâm lý của người Việt vẫn luôn gắn liền với hình ảnh một món ăn ngon.

Chỉ cần nhắc đến câu chuyện phú ông và thằng bờm nổi tiếng, khi mà Bờm chẳng thiết tha gì hơn một nắm xôi: "Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười". Câu chuyện này nói về sự khác biệt trong quan điểm về giá trị của trẻ con và người lớn, trong khi người lớn nghĩ rằng những thứ khác mới là quý giá thì đối với con trẻ, chỉ một nắm xôi ngon cũng đủ để vui vẻ cả ngày rồi. Chuyện này đồng thời cũng nói lên sự gắn bó với xôi trong tư duy của người Việt Nam, bởi vì, vì sao không phải là món khác mà phải là xôi.

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp, và đôi khi là các loại gạo tẻ thơm dẻo. Ngoại trừ xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn cho thành phẩm là những hạt xôi dẻo màu trắng ngà, đa số các loại xôi khác đều có kết hợp với các chất tạo màu, tạo vị như lá cẩm [màu tím], lá dứa hay lá riềng [màu xanh], gấc [màu đỏ], bột dành dành hay bột nghệ [màu vàng]. Một số dân tộc [như dân tộc Tày, Người Nùng, dân tộc Mường] sử dụng nhiều loại nước sắc từ lá, củ, rễ thực vật các loại để tạo nên xôi nhiều màu sắc. Các nguyên liệu kết hợp khác như các loại hạt đỗ xanh, đỗ đen, lạc, hạt dưa, hạt sen, hạt điều, ngô hạt; các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá; các loại hoa quả như xoài, sầu riêng v.v. được sử dụng tạo nên nhiều dạng xôi. Các thực phẩm ăn kèm như ruốc, muối vừng, pa tê, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, thịt gà, trứng, giò lụa, giò bò, chả, lạp xưởng cũng cho món xôi những hương vị và chất lượng riêng biệt.

Cách làm

Chõ [xanh] đồ xôi truyền thống: chõ đất và nồi nhôm
Chõ đồ xôi hiện đại: Chõ và nồi nhôm đúc liền

Cách làm xôi nhìn chung rất đa dạng không chỉ tùy loại xôi mà còn tùy tập quán, phong tục và kinh nghiệm của người nội trợ. Tuy nhiên, hầu hết xôi đều thực hiện bằng cách ngâm gạo nếp trong một thời gian khoảng vài tiếng đồng hồ cho gạo mềm, đãi sạch, trộn với một ít muối và phối trộn với các nguyên liệu riêng biệt tùy theo loại xôi. Sau đó cho nguyên liệu vào chõ/xửng, đổ một lượng nước sôi vào đáy nồi, đặt chõ lên trên nồi sao cho nguyên liệu trong nồi tiếp xúc nhiều nhất với hơi nước nhưng không bị chạm vào nước. Cho nồi lên bếp đậy kín, đun cách thủy trong lửa nhỏ đến khi hạt xôi chín dẻo. Người nội trợ có thể tận dụng nồi cơm điện với ngăn hấp cách thủy hoặc các nồi làm xôi, làm các thực phẩm hấp chuyên dụng, thay thế cho nồi chõ truyền thống.

Sự phổ biến

Xôi là thực phẩm phổ biến ở nhiều nước châu Á. Ở Lào và Đông Bắc Thái Lan, xôi được sử dụng thường xuyên như cơm ở Việt Nam. Người Thái Lan và người Lào cũng thường dùng xôi kèm với một số loại quả như xôi xoài, xôi sầu riêng hay xôi chuối. Một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam như Người Mường, người Khơ me sử dụng xôi như một đồ ăn chủ lực hàng ngày, trong khi dân tộc Việt [Kinh] chủ yếu dùng cơm làm từ gạo tẻ, chỉ dùng xôi như một bữa ăn phụ vào buổi sáng như một thức quà, hoặc trong các ngày lễ, tết, thôi nôi, cưới hỏi như một đồ cúng không thể thiếu trên mâm cỗ cúng.

Một số loại xôi

Khó có thể liệt kê hết các loại xôi trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và các nền ẩm thực của các nước có văn hóa sử dụng lúa gạo nói chung, và danh sách dưới đây chỉ là một số loại ít nhiều phổ biến:

Xôi gấc
  • Xôi cá: dùng cá rô phi hoặc cá suối hấp chín gỡ thịt, xào trong chảo hành phi cho thơm sau đó trộn đều cùng xôi.
  • Xôi chim: thịt chim [chim sẻ, chim ngói, chim cút, chim bồ câu] băm hoặc xay nhuyễn với chút gia vị và xào chín, trộn vào xôi.
  • Xôi đậu xanh [hay xôi đỗ] : đậu xanh cà vỡ, ngâm nở và đãi bỏ vỏ [hoặc có thể để nguyên vỏ] trộn với gạo nếp và đồ chín. Đây là một loại xôi rất thịnh hành, phổ biến và có rất nhiều loại xôi tương tự được chế biến với các loại đậu, đỗ khác như xôi đậu đen, xôi đậu ván, xôi đậu tương v.v.
Xôi gà
  • Xôi gà: xôi được làm với nước cốt dừa và lá dứa, sau đó xé phay thịt gà luộc hoặc thịt gà quay, thái mỏng lạp xường và bày lên bát xôi như một đồ ăn kèm.
  • Xôi gấc: sử dụng thịt gấc để tạo màu sắc đỏ tươi tắn và hương vị thơm ngon cho món xôi. Gấc chọn quả chín, bổ đôi lấy phần cơm thịt bao quanh hạt màu đỏ ở trong đem tán nhuyễn trong một chút rượu trắng. Cho phần gấc đã tán nhuyễn [bao gồm cả hạt] vào trộn đều với gạo nếp đã ngâm. Sau khi đồ chín xôi gấc thường được gia thêm một chút đường và mỡ nước. Tuy xôi gấc không dùng đậu xanh khi nấu, nhưng khi trình bày có thể được ép khuôn với đậu xanh tán nhuyễn ở giữa như một phần nhân của bánh xôi. Xôi gấc là một món ăn ngon, bổ, phổ thông, và rất được ưa chuộng như một đồ thờ cúng ngày lễ, tết, giỗ chạp, hoặc đi kèm với lợn sữa quay trên mâm đồ lễ ăn hỏi.
  • Xôi Hoàng Phố
  • Xôi kem: món ăn mùa hè ưa thích của giới trẻ. Xôi được làm từ gạo và lá nếp [hay lá dứa], có khi sử dụng cả đậu xanh cà vỏ và thay vì trộn muối thì trộn chút đường. Đánh kem với sữa [có công thức sử dụng cả sữa chua], đường. Cho xôi vào bát nhỏ hoặc ly, và dùng muỗng múc kem lên trên xôi, rắc chút lạc rang và dừa khô thái sợi.
  • Xôi khúc: còn gọi là bánh khúc, được làm với lá khúc giã nhuyễn trộn bột nếp, nắm với nhân làm bằng đậu xanh đồ chín và thịt mỡ xắt hạt lựu, sau đó lăn qua gạo nếp và cho vào chõ đồ xôi. Mỗi chiếc bánh khúc được áo một lớp xôi, nhân đậu xanh và thịt mỡ hành khiến món bánh khúc rất thơm ngon.
  • Xôi lạc: còn gọi là xôi đậu phộng. Lạc nhân được luộc chín mềm, trộn đều với gạo nếp đã ngâm và đem lên đồ theo cách làm xôi thông thường. Theo Thạch Lam trong thiên ẩm thực Quà Hà Nội, xôi lạc là món để ăn vui miệng. Biến thể của loại xôi này là xôi hạnh nhân hoặc xôi hạt điều.
Xôi lá cẩm
  • Xôi lá cẩm, cách làm tương tự xôi xéo với đậu xanh tán nhuyễn, nhưng kết hợp với nước sắc của lá cẩm để lấy màu tím đỏ.
  • Xôi lá dứa: lá dứa được cắt khúc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, trộn đều vào gạo nếp trước khi đồ sẽ cho thành phẩm có màu xanh dịu rất đẹp mắt và rất thơm.
  • Xôi lúa hay xôi ngô: trước kia xôi lúa, như một biến thể của loại xôi gạo nếp, không sử dụng gạo nếp mà dùng hạt ngô [bắp lúa] ngâm nước vôi, đãi vỏ và bung với hành mỡ. Tuy nhiên hiện nay xôi lúa thường được đồ xen gạo nếp với ngô nếp nên còn có thể gọi là xôi ngô, xôi bắp. Đây là loại xôi đặc biệt dân dã, ngon, thường ít khi được sử dụng như một đồ thờ cúng, tuy có địa phương tại ngoại thành Hà Nội vẫn dùng để cúng tổ tiên trong những ngày hội cơm mới. Đây là loại xôi khá đặc trưng tại Bắc Bộ. Có quan điểm cho rằng xôi xuất xứ từ một vùng đất ven sông tại ba xã Duyên Hà, Vạn Phúc và Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nơi người dân gọi bắp ngô là "bắp lúa". Xôi lúa hiện nổi tiếng nhất là xôi làng Tương Mai.
Xôi ngũ sắc
  • Xôi ngũ sắc: còn gọi là xôi năm màu, thịnh hành với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và Trung Quốc. 5 màu xôi tượng trưng cho ngũ hành với màu vàng là màu của thổ, xanh là màu của mộc, đỏ là màu của hỏa, trắng là màu của kim, đen là màu của thủy. Xôi được nấu kết hợp với các loại nước sắc của vỏ búp cây cao lương, gấc, lá dứa, lá cẩm hay hoa đậu biếc để tạo màu.
  • Xôi sắn: gạo nếp trộn đều với củ sắn đã bào thành sợi hoặc chặt miếng nhỏ, đồ chín và gia chút hành phi, mỡ nước.
  • Xôi sầu riêng: Xôi dường như xuất xứ từ Thái Lan và lan tỏa ra nhiều quốc gia trong đó có miền Nam Việt Nam. Sầu riêng gỡ lấy cơm thịt trộn đều với gạo nếp trước khi đồ xôi, thường kết hợp với nước cốt dừa. Một cách làm khác là đồ xôi chín dỡ ra xửng rồi mới trộn thêm sầu riêng.
  • Xôi thập cẩm: phối trộn xôi với rất nhiều thực phẩm khác như tôm khô, thịt gà, lạp xường, đậu phộng, dừa xiêm, hành, tỏi phi, mỡ nước, giò lụa.
Xôi trắng ăn kèm giò bò, trứng, dưa chuột bóp chua ngọt
  • Xôi trắng: đây là món xôi thông dụng nhất, được thực hiện chỉ với gạo nếp và chút muối, không có bất cứ một nguyên liệu phụ nào khác. Chính vì tương đối thuần vị, xôi trắng dễ kết hợp với các thực phẩm bổ sung khác, và cũng thường ăn kèm các thực phẩm khác. Đơn giản nhất là chấm muối vừng, muối lạc, chẳm chéo, cầu kỳ hơn thì kết hợp các món ăn giàu đạm như ruốc, trứng, giò, pate, xúc xích, lạp xường, thịt kho tàu, tạo ra các loại xôi như xôi trứng giò, xôi lạp xường, xôi thịt, xôi pate, xôi ruốc. Một số món xôi trắng đã trở thành đặc sản như xôi trắng khau nhục Lạng Sơn, xôi trắng chả mực Hạ Long[17]. Xôi trắng còn có thể làm nguyên liệu cho món chè con ong.
  • Xôi vò: điểm đặc biệt của loại xôi này là các hạt xôi được tách rất rời nhưng vẫn rất dẻo. Gần tương tự xôi xéo với đậu xanh đồ chín tán nhuyễn, nhưng gạo nếp được đồ riêng với một chút lá dứa lấy mùi thơm, và có thể có một chút bột dành dành, bột nghệ tạo màu. Nếp chín được dỡ ra xửng và cho một nửa lượng đậu xanh đã tán nhuyễn vào trộn đều, vò, bóp cho hạt nếp được bao đậu xanh trở nên rời rạc. Sau đó lại thành phẩm cho vào chõ đồ tiếp lần nữa cho thật dẻo, có thể cho chút nước cốt dừa cho xôi có vị thơm béo. Trút ra xửng và cho nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn, vò cho hạt nếp dẻo và rời. Xôi vò có thể được làm trong sự kết hợp với hạt sen để thành phẩm có vị thơm ngon đặc biệt, là một trong những món ăn trên mâm cỗ ngày lễ, tết, hay tiệc cưới. Ngoài ra, xôi cũng thường được sử dụng trong món xôi vò chè đường
  • Xôi vừng dừa hay xôi vừng mỡ dừa: sử dụng hạt vừng [mè], dừa nạo, chút đường kính, trộn đều với gạo và đồ chín, là loại xôi rất thơm ngon nhưng có thể hơi ngậy do có dầu dừa, dầu vừng, đường và mỡ nước.
Xôi xéo với đậu xanh xéo, hành phi và mỡ nước
  • Xôi xéo: xôi xéo được thực hiện với nguyên liệu là đậu xanh đồ thật chín và hành mỡ phi thơm. Đậu xanh được chọn lựa loại bỏ hạt lép, hỏng, ngâm mềm, đãi vỏ, đồ chín đến độ tơi, bở. Đem đậu ra đánh thật tơi, thậm chí cho vào cối giã cho thật nhỏ mịn và nắm thành quả thật chặt trước khi đậu xanh bị nguội. Gạo nếp cũng ngâm vài tiếng đồng hồ, trộn chút muối và có thể trộn với chút bột dành dành, bột nghệ cho màu vàng đẹp, hấp chín. Hành củ tím thái mỏng đem phơi nắng cho hơi héo rồi cho vào chảo mỡ phi thơm vàng. Khi ăn cho xôi vào bát hay lá gói, lấy dao lạng mỏng từng lát xéo đậu xanh lên trên, rắc hành phi và rưới chút mỡ nước. Đây được coi là một trong những món xôi khó nấu ngon nhất tuy nguyên liệu đơn giản, dù các nguyên liệu đi kèm khá đơn giản.
  • Xôi xoài: xôi trắng rưới nước đường và nước cốt dừa, ăn kèm với xoài chín cắt lát mỏng.
Người đăng: chiu Time: 2021-10-01 13:26:53

Video liên quan

Chủ Đề