Vì sao huế không phát triển mạnh

Theo đánh giá của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, mặc dù là địa phương có ưu thế về phát triển thế mạnh du lịch, dịch vụ, nhưng nhiều năm qua hoạt động kinh doanh của ngành “công nghiệp không khói” này giảm sút liên tục, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.


Thực tế cho thấy, tổng lượng khách lưu trú năm 2016 giảm 3,75% so với năm trước, trong đó khách quốc tế giảm 2,1%; lượt khách trong nước giảm 2,7%. Con số này cho thấy môi trường du lịch chưa có sức hấp dẫn du khách.

Trong nhiều cuộc họp bàn về giải pháp phát triển ngành Du lịch, nhiều giám đốc trong Hiệp hội Du lịch của tỉnh cho rằng, khách du lịch lưu trú tại Huế ngắn ngày vì Huế chưa thực sự hấp dẫn, các sản phẩm du lịch nghèo nàn; hệ thống sản phẩm du lịch là văn hoá-di sản chậm đổi mới chất lượng nên dẫn đến bão hoà…

Trả lời với báo giới, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, muốn du khách đến Thừa Thiên-Huế nhiều hơn, ngoài các giải pháp quảng bá, tổ chức các trang web, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, kết nối với các hãng lữ hành trong và ngoài nước, Thừa Thiên-Huế cần tổ chức các điểm giới thiệu sản phẩm đặc trưng để phục vụ du khách.

Du khách tham quan Đại nội Huế.

Ví dụ khách muốn lên núi phải chỉ dẫn họ tham quan Bạch Mã, hay hướng dẫn họ tham quan các di tích đền chùa, thiền viện nổi tiếng ở Phú Lộc. Bất cứ đâu, ngành Du lịch cũng phải bảo đảm các phương tiện vận chuyển đến nơi mua sắm, ăn uống, xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Lãnh đạo tỉnh sẽ tổ chức để các doanh nghiệp cung cấp tất cả các dịch vụ trên tiêu chí sản phẩm du lịch hướng đến chất lượng và đẳng cấp…

Thực ra, những điều mà lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế nêu ra, nó được lặp đi lặp lại trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch tỉnh. Tiếc rằng trong thực tiễn nó hoàn toàn không được như vậy. Xin đơn cử, nhiều du khách tỏ ra thất vọng khi đến tham quan danh thắng Bạch Mã. Ở đó họ chỉ được leo dốc nhìn cây cối, chim muông chứ chẳng có một loại hình dịch vụ gì.

Nơi đây, có hơn 120 cái biệt thự có từ thời Pháp thuộc qua nhiều năm không được con người chăm sóc đã đổ nát theo thời gian, ẩn khuất dưới tán rừng nhìn rất phản cảm. Rồi một thời tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới nhiều biệt thự nhà nghỉ, nhưng do không có khách lưu trú những nhà nghỉ này cũng trở nên hoang lạnh. Điện thắp sáng thì chập chờn, nước sinh hoạt lúc có, lúc không và những ngôi biệt thự đó xuống cấp theo thời gian.

Nhiều du khách nhận xét rằng so với Bà Nà của TP Đà Nẵng, Bạch Mã có hơn về thảm rừng tự nhiên với nhiều chủng loại cây quý hiếm còn nếu so sánh về các loại hình dịch vụ phục vụ du khách khám phá và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí thì Bạch Mã hầu như chẳng có gì.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế nhiều lần lập dự án khai thác điểm du lịch độc đáo của Bạch Mã; giới kinh doanh du lịch thường phong cho Bạch Mã là “Một Đà Lạt giữa miền Trung”. Thế nhưng hàng chục năm qua Bạch Mã như một nàng tiên còn ngái ngủ khiến du khách có tò mò đến mấy cũng chỉ đến một lần cho biết rồi thôi!

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng từng nêu một thế mạnh về du lịch khác mà chỉ có Huế là có điều kiện tổ chức hình thành tour du lịch này. Đó là loại hình du lịch chữa bệnh – một loại hình du lịch không còn mới, nhưng rất hấp dẫn du khách. Ai cũng nói rằng Huế có nền y học cổ truyền lâu đời với nhiều lương dược, lương y danh tiếng.

Liệu pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam, thuốc Bắc, bấm huyệt, châm cứu đã được du khách trong nước biết đến. Huế hiện có các điểm chữa bệnh cổ truyền có uy tín. Ngoài các cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền của Nhà nước, tỉnh có các cơ sở chữa bệnh của các sư thầy nhà Phật như: Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức thu hút nhiều bệnh nhân đến chữa bệnh...

Du lịch nghỉ dưỡng cũng là một thế mạnh mà ở các hội nghị bàn về du lịch được nhiều người từng đề cập cần tổ chức tốt loại hình này. Có thể kể đó là khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An cách Huế chưa đầy 5km; khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nước khoáng nóng Thanh Tân cách Huế chừng 35km.

Trong một lần về làm việc tại Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định Thừa Thiên-Huế có đủ điều kiện để khai thác mạnh loại hình du lịch khám chữa bệnh, bởi đây là xu hướng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao mà các nước trong khu vực đã làm, như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Với Thừa Thiên-Huế triển khai loại hình du lịch này đang trong tầm tay vì có đủ nguồn nhân lực, vật lực, có cảnh quan thiên nhiên ưu đãi...

Nhưng vấn đề được nêu ra mà chưa có một đề án nào triển khai thực hiện. Điều đáng tiếc là những khu du lịch nghỉ dưỡng nêu trên đã “bị bán” cho các đối tác ngoài tỉnh và chưa biết người mua sử dụng nó như thế nào!..

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữ hành là một trong những khâu then chốt nhằm quảng bá và xây dựng tour du lịch đến với du khách. Tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện có gần 40 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữ hành. Song thực tế, số lượng các công ty lữ hành nhỏ lẻ không đủ chuẩn hoạt động tràn lan, chưa xây dựng được tour, tuyến hấp dẫn nên không thể kết nối các tuyến du lịch khép kín trên địa bàn.

Từ đó rất dễ nhận thấy là Huế còn phụ thuộc vào các hãng lữ hành lớn trong nước nên du khách chỉ ghé Huế trong thời gian ngắn rồi vào Đà Nẵng theo hành trình của tour. Thời gian gần đây du khách Hàn Quốc đến Huế tăng mạnh, nhưng là lượng khách nối tour từ các hãng lữ hành ở Đà Nẵng.

Hơn 15 năm trước, du lịch – dịch vụ được tỉnh Thừa Thiên- Huế xác định là thế mạnh mũi nhọn của tỉnh. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua thế mạnh này vẫn chưa được phát huy. Để biến tiềm năng du lịch thành hiện thực, thiết nghĩ tỉnh Thừa Thiên- Huế cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong đầu tư, hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư chuyên nghiệp có tiềm lực; liên kết với các tỉnh lân cận bằng những đề án cụ thể như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị trong hoạt động kinh doanh du lịch chứ không phải ở những cuộc hội nghị, hội thảo mang tính ngoại giao...

Chiến Hữu

Đừng để Huế mãi nghèo trên di sản!

Thừa Thiên - Huế là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với hơn 1.000 di tích, 5 di sản nhân loại nhưng kinh tế vẫn chưa khai thác hết lợi thế

  • "GIẢI MẬT" HỒ SƠ MỸ SƠN, HỘI AN: Di sản làm bệ phóng phát triển

  • Âm xưa trên cung đường di sản

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch, trong một tham luận đã khẳng định hiếm có địa phương nào hội đủ hầu hết các loại hình tài nguyên du lịch đa dạng như Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là di sản văn hóa.

GRDP phụ thuộc vốn đầu tư

Theo ông Tuấn, tài nguyên ấy hiện hữu khắp nơi, rất chất lượng, giá trị cao, thậm chí vượt trội so với rất nhiều khu vực khác trong cả nước cũng như quốc tế.

Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ của xứ Huế - luôn tấp nập du khách tham quan Ảnh: DUY CƯỜNG

Thế nhưng Thừa Thiên - Huế vẫn nhận được câu nhận xét quen thuộc về những thành tựu đạt được trong lĩnh vực du lịch: hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Lượng khách du lịch đến địa phương này kém rất xa so với Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng hay Khánh Hòa.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VII vào giữa tháng 12, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế [GRDP] của địa phương năm 2019 là 7,18%, không đạt chỉ tiêu đề ra. Trong khi đó, thu ngân sách nhà nước đạt 7.787 tỉ đồng.

Ông Thọ thẳng thắn nhìn nhận địa phương còn thiếu các dịch vụ chất lượng cao để thu hút du khách; chưa có đơn vị lữ hành mạnh trên địa bàn do còn phụ thuộc các đơn vị lữ hành lớn ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Hạ tầng kết nối các điểm tham quan và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ.

Theo Bộ Tài chính, Thừa Thiên - Huế là địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Thống kê của cơ quan này cho thấy giai đoạn từ 2007-2017, mỗi năm trung ương phải cân đối bổ sung ngân sách thêm 22%-24%. Tổng thu ngân sách năm 2018 đứng thứ 10/14 vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung.

Quy mô kinh tế Thừa Thiên - Huế vẫn còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm dần. Cơ cấu nội bộ ngành kinh tế dịch vụ còn chuyển biến chậm, nguồn thu ngân sách chưa ổn định và chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư; mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư.

Còn theo nhóm tác giả Đỗ Văn Lâm, Hoàng Thị Minh Hà [Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia]; Phạm Mỹ Hằng Phương [Học viện Chính sách và phát triển, đều thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư], tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, phụ thuộc nguồn vốn đầu tư; tỉ trọng vốn đầu tư trên thu nhập bình quân theo đầu người [GDP] đang cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước, trong khi hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm, hệ số sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2018 tăng.

Thành phố đặc thù

Tiến sĩ Trần Du Lịch khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên - Huế chưa cao nhưng đã bảo vệ được di sản cho quốc gia, nhân loại. Một bài toán khó là làm sao giải quyết được bài toán giữa bảo tồn di sản mà không để Huế nghèo? Làm sao để phát huy di sản một cách hài hòa với bảo vệ?

Theo ông Trần Du Lịch, cần xác định rõ trụ cột định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đó ngành du lịch phải là trụ cột lớn. Địa phương này cần có một nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó giải quyết được mâu thuẫn trong bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế, có các chính sách đặc thù, phát triển theo hướng nào, trụ cột gì.

Theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành vào ngày 10-12 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Hoàn thành việc mở rộng TP Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Tăng trưởng GRDP từ 7,5%-8,5%/năm, phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025. Đến năm 2025, GRDP/người đạt từ 3.500-4.000 USD. Bộ Chính trị yêu cầu trong năm 2020 phải xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và hoàn thiện bộ tiêu chí về thành phố trực thuộc trung ương.

Huế luôn luôn mới

Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới", Festival Huế lần thứ XI diễn ra từ ngày 1 đến 6-4-2020, đánh dấu chặng đường 20 năm từ khi Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên.

Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 17-12 tại TP Hà Nội, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay chương trình nghệ thuật khai mạc ngày 1-4 sẽ giới thiệu một Thừa Thiên - Huế với vẻ đẹp khám phá bất tận, du lịch xanh, thân thiện môi trường. Bên cạnh đó là các chương trình "Văn hiến Kinh kỳ" kể lại câu chuyện lịch sử hào hùng của nước Việt thế kỷ XIX bằng ngôn ngữ nghệ thuật cung đình và nghệ thuật truyền thống Huế; chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn giới thiệu di sản âm nhạc vô giá của nhạc sĩ này với chủ đề "Huế là người yêu của tôi, là giấc mộng của tôi"; lễ hội Áo dài nhằm tôn vinh giá trị và dấu ấn tà áo dài Huế, Việt Nam trong đời sống...L.Anh

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


QUANG NHẬT

Video liên quan

Chủ Đề