Vì sao không nên luyện tập quá sức

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Có khách hàng ở vừa mua sản phẩm Đã tiết kiệm trong đơn hàng này

Trung bình, người trưởng thành, có sức khỏe bình thường mỗi ngày nên luyện tập 30 – 45 phút đều đặn. Các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động, rèn luyện quá sức.

Khi bạn rèn luyện, vận động quá sức bạn sẽ thấy:

  • Kiệt sức, mệt nhoài, choáng váng, nhức đầu sau khi tập.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon, sâu giấc. Khi thức dậy thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Đau cơ bắp và xương khớp.
  • Giảm khả năng tập luyện dài hoặc tập ở cường độ cao.
  • Chán và ngại tập: cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.
  • Không còn ham muốn.
  • Dễ mắc các bệnh "ốm vặt".

Trung bình, người trưởng thành, có sức khỏe bình thường mỗi ngày nên luyện tập 30 – 45 phút đều đặn.

2. Hệ lụy của việc vận động, rèn luyện quá sức

- Ảnh hưởng đến tim mạch

Các nhà khoa học cho biết tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường. Người vận động quá sức hay mắc các bệnh về rối loạn nhịp tim, cơ tim, trụy tim. Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng nguy cơ bị bệnh rung tâm nhĩ lên 5 lần.

Suy giảm hệ miễn dịch

Khi bạn rèn luyện quá sức cơ bắp chưa kịp phục hồi khiến bạn bị mệt mỏi. Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất, cortisol kích thích sự sản sinh glucose mới [gluconeogenesis] tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi quá sức, hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Tập thể thao, rèn luyện quá sức, hệ cơ xương khớp sẽ quá tải. Nếu quá gắng sức tập thể dục trong tình trạng cơ xương bị suy yếu có thể dẫn đến bong gân, gãy xương hay phá cơ. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn. Khi mật độ xương giảm khiến bạn bị mắc các bệnh lý như loãng xương, bong gân, gãy xương.

Có thể thấy, việc tập thể thao quá mức không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thể chất mà còn cả tinh thần. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy bất kỳ triệu chứng kể trên nào thì cần dừng tập luyện để cơ thể có thời gian phục hồi.

Khi bạn xác định rèn luyện hay chơi 1 môn thể thao nào trước hết hãy xác định mục đích, chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Khi bạn xác định rèn luyện hay chơi 1 môn thể thao nào trước hết hãy xác định mục đích, chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe. Người tập nên kiên trì, bền bỉ.

Nếu bạn nghi ngờ mình đã mắc hội chứng tập luyện quá sức, hãy làm những điều sau:

  • Giảm hoặc dừng bài tập và nghỉ ngơi.
  • Nên khởi động làm nóng trước khi tập thể dục và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình.
  • Uống nhiều nước và thay đổi chế độ dinh dưỡng.
  • Thư giãn, mát xa.
  • Chơi nhiều môn thể thao, rèn luyện các bài tập đa dạng giải tỏa bớt mệt mỏi hoặc quá sức cục bộ của một số cơ bắp trên cơ thể.
  • Ít nhất phải nghỉ 24 – 48h .
  • Bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để hồi phục chấn thương, cải thiện cơ bắp. Bạn nên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm giàu protein và carbs lành mạnh thay vì thức ăn nhanh, bởi chúng có thể phá hủy thành quả luyện tập của bạn.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ sâu.

    Chuyên gia 'mổ xẻ' cú ngã gục trên sàn đấu của võ sĩ Nguyễn Văn Phương

Xem thêm video được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


Bệnh nhân đang được đo gắng sức tim mạch-hô hấp - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Mới đây, anh V.V.T. - 32 tuổi, quê Bình Thuận - đã bất ngờ đột tử khi đang chạy trong một cuộc đua marathon tại TP.HCM.

Chỉ phát hiện bệnh khi gắng sức

Bà Lê Thị Tuyết Lan, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, đã thông tin lại trường hợp này và một số trường hợp đột tử trong khi chơi thể thao, tập luyện để cảnh báo về việc trước khi tập luyện mà không biết được "giới hạn của bản thân trong tập luyện" sẽ rất nguy hiểm.

Thời gian qua, khi đo gắng sức tim mạch - hô hấp cho những bệnh nhân đến phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 [TP.HCM], các bác sĩ đã phát hiện không ít bệnh nhân trẻ tuổi trước đó chưa có biểu hiện gì đã được phát hiện bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, lên cơn suyễn hoặc đóng dây thanh âm.

Khi đo gắng sức tim mạch - hô hấp, bệnh nhân sẽ được đạp xe đạp hoặc chạy trên thảm lăn. Ngay khi phát hiện bệnh nhân bị bệnh lý và biểu hiện trên, các bác sĩ đã cho bệnh nhân ngưng chạy, đạp xe. 

Tuy nhiên, điều làm các bác sĩ đặc biệt lo lắng là các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vẫn nghĩ và nói rằng họ vẫn khỏe, chưa cảm thấy khó thở, vẫn có thể tập tiếp, trong khi các thông số mà bác sĩ đo được đã báo động: "người tập phải ngừng tập".

PGS Lê Thị Tuyết Lan cho rằng trong thực tế nếu những người này vẫn tiếp tục tập luyện theo ý muốn của họ, mà không biết mình đã tới ngưỡng của huyết áp sẽ gây ra đứt mạch máu não, còn khi đã xuất hiện loạn nhịp, nhồi máu cơ tim mà vẫn tập luyện tiếp sẽ gây ra đột tử. Khi vận động gắng sức, dù là vận động viên trẻ tuổi vẫn tiềm ẩn những nguy cơ như đã kể trên. 

Điều nguy hiểm là những người này lúc bình thường họ vẫn thấy rất khỏe, nên không biết trước được nguy cơ có thể xảy ra khi vận động mạnh. Do vậy, mỗi người cần phải biết rõ giới hạn bản thân của mình để có chế độ vận động hợp lý.

Hướng dẫn viên không hỏi bệnh lý người tập

Tại TP.HCM, các phòng tập gym mọc lên khắp nơi. Các bác sĩ khuyến khích mọi người cần tập luyện cũng như tập gym để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi tham gia một lớp tập nào, người tập cần biết giới hạn, khả năng tập luyện của mình cụ thể.

Chị N.T.P. - 38 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận TP.HCM - kể gần nhà chị mới có một phòng gym khai trương. Nhân viên ở đây gọi điện mời chị đến tập. Khi chị đến tập, nhân viên chỉ giới thiệu thời gian tập, các gói tập với giá tiền kèm theo. Khi chị đăng ký, đi tập cũng không được nhân viên hay hướng dẫn viên nào hỏi chị từng tập luyện chưa, có bệnh lý gì không, khả năng luyện tập…

Theo PGS Lan, đúng ra những phòng tập này phải hỏi người mới đến tập gym xem người đó từng tập luyện hay chưa? Người từng tập luyện sẽ khác với người chưa từng tập qua. Người chưa từng tập luyện mà tập luyện ngay sẽ gây ra những nguy cơ về mặt sức khỏe. 

Ngoài ra, những người đi tập cần phải được hỏi xem có mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, đái tháo đường hoặc bệnh thận… hay không? Vì người mắc những bệnh này sẽ phải có chế độ tập luyện rất khác nhau so với những người không mắc bệnh.

Đi tìm giới hạn tập luyện

Theo PGS Lan, người tập luyện sẽ được phân thành 8 nhóm. Nhóm 1 là người khỏe mạnh, đang tập luyện, nhóm 2 là người đang tập luyện có triệu chứng bệnh lý, nhóm 3 là người có bệnh lý được kiểm soát đang tập luyện, nhóm 4 là người có bệnh lý chưa kiểm soát và đang tập luyện, nhóm 5 người khỏe mạnh, không tập luyện, nhóm 6 không tập luyện và có triệu chứng bệnh lý, nhóm 7 có bệnh lý được kiểm soát và đang tập luyện, nhóm 8 là người có bệnh lý chưa được kiểm soát và không tập luyện.

Bác sĩ Lan nhấn mạnh người tập luyện cần biết mình thuộc nhóm nào trước khi tập luyện. Những người thuộc nhóm 1, không cần kiểm tra sức khỏe có thể tập ở cường độ vừa, nhóm 5 không cần kiểm tra sức khỏe có thể bắt đầu tập luyện với cường độ nhẹ, còn nhóm 3 không cần kiểm tra sức khỏe và tập với cường độ trung bình. Những người thuộc nhóm 2, 4, 6, 7, 8 cần phải đi kiểm tra sức khỏe.

"Làm thế nào để biết mình có nguy cơ khi vận động mạnh hay không?". Theo các bác sĩ, người luyện tập đều phải qua đo gắng sức tim mạch - hô hấp mới biết được.

Theo PGS Lan, nếu đo tim trong lúc nằm nghỉ ngơi hay đo hô hấp trong khi nghỉ ngơi đều không phát hiện, nhưng nếu lên xe đạp hoặc chạy gắng sức sẽ được các bác sĩ phân loại sức khỏe thành 6 nhóm, từ nhóm rất yếu đến nhóm rất mạnh. 

Cách kiểm tra này phải có mặt của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ gắng sức tăng dần từ nhẹ đến nặng và các bác sĩ sẽ đánh giá được tim mạch, hô hấp tiêu hóa và luôn cả cơ của bệnh nhân. Qua cách đánh giá này, các bác sĩ sẽ phát hiện rất sớm những bệnh lý tim mạch, hô hấp… 

Người muốn tập luyện sẽ biết được tình trạng sức khỏe thể chất hiện tại, giới hạn luyện tập của bản thân. Từ những thông tin này, bệnh nhân sẽ được một chuyên gia xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, một bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trước vận động hãy kiểm tra sức khỏe

Ông Nguyễn Tuấn Khanh, ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh TP.HCM, cho biết hiện nay phần lớn những người đi vận động là đi tập theo bạn bè, theo ý muốn, chứ không theo khoa học.

Về nguyên tắc tập luyện thể thao phải tập từ nhẹ đến nặng, tập từ ít đến nhiều, kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Cùng một bài tập nhưng mỗi một người sẽ đáp ứng với bài tập khác nhau do năng lực, năng khiếu khác nhau.

Hiện nay, tình trạng thiếu vận động rất phổ biến. Có những người đi bộ mỗi ngày không quá 500m, tình trạng thiếu vận động này kéo dài từ năm này qua năm khác. Những người này trước sau cũng có vấn đề về sức khỏe.

Ngược lại với tình trạng thiếu vận động, một số người lại vận động quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ xương khớp và sức khỏe. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt nên muốn tập luyện khoa học, hiệu quả cần được kiểm tra sức khỏe, được tư vấn để có một chế độ tập luyện hợp với từng độ tuổi, sức khỏe của người đó.

Chỉ đơn giản là đi bộ nhưng nếu đi sai cách, không hít thở đúng cách sẽ không thể đi lâu được, không cải thiện được sức bền. Nếu chỉ có tiền, đam mê nhưng không có kiến thức trong tập luyện sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc sau này.

Linh hoạt tập luyện mọi lúc, mọi nơi

THÙY DƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề