Vì sao miền trung hay có lũ

Hàng năm ở nước ta, các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ lại phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Vậy bạn có biết lũ lụt là gì, chúng bắt nguồn từ đâu và được hình thành như thế nào? Hãy cùng Kiến Thức 24h tìm hiểu một số thông tin về lũ lụt trong bài này.
 


 

Lũ lụt là hiện tượng gì?

Lũ lụt thực chất là một từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai loại hiện tượng khác nhau là lũ và lụt. Có rất nhiều người trong số chúng ta vẫn còn hiểu sai nghĩa của lũ, lụt, lũ lụt và do đó dùng sai các từ này. Thực ra chỉ khi nào cả lũ và lụt cùng xảy ra một lúc thì đó mới được gọi là hiện tượng lũ lụt. Còn nếu như những hiện tượng này xảy ra riêng rẽ thì chúng ta sẽ gọi riêng chúng là lũ và lụt.

► : Là hiện tượng nước chảy với tốc độ dòng chảy lớn, nước chảy xiết, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, ruộng vườn,….Do lượng nước ít và tốc độ chảy cao nên thời gian lũ xảy ra rất nhanh và có tính bất ngờ. Lũ thường xảy ra ở trên các vùng núi cao do địa hình đồi dốc khiến nước chảy nhanh xuống khu vực thấp hơn.
 


 

► Lụt: là hiện tượng nước ngập trên một vùng đất trong thời gian dài. Hiện tượng này xảy ra do một lượng nước lớn không có chỗ thoát đi hay thoát không kịp nên đọng lại tại các vùng trũng, từ đó tạo ra ngập lụt ở các khu vực này. Do đặc tính cơ bản của nước là chảy từ cao xuống thấp nên lụt thường xảy ra ở các vùng trũng của khu vực trung du và đồng bằng.
 


 

► Lũ lụt: là hiện tượng xảy ra khi có cả hai yếu tố lũ và lụt. Nếu một dòng lũ với khối lượng nước khổng lồ chảy xuống, gây ngập lụt cho khu vực mà chúng đi qua trong thời gian dài hoặc ở vùng đồng bằng bị ngập lụt mà dòng nước chảy rất xiết thì chúng ta có thể gọi các tình trạng này là lũ lụt.

Như vậy đặc điểm chính để phân biệt lũ và lụt là tốc độ dòng chảy và thời gian ngập. Với lũ, tốc độ dòng chảy rất nhanh, mạnh nhưng thời gian ngập lại ngắn. Với lụt, tốc độ dòng chảy rất chậm, yếu nhưng thời gian ngập lại khá lâu,

Ngoài lũ thông thường, các chuyên gia còn phân loại thêm hai dạng lũ khác là lũ ống và lũ quét. Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng hai hiện tượng này là một nhưng thực chất chúng lại có sự khác nhau khá rõ rệt.

► Lũ ống: Là hiện tượng khi nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp và gặp nơi có địa hình khép kín, chỉ thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có dạng hình ống [nguồn gốc cho tên gọi lũ ống]. Lúc này khi nước đổ về nhiều, do đường thoát nước bị co hẹp lại, dòng nước sẽ tụ lại ở miệng ống và không thoát kịp. Trong khi ở phần trên, nước ngập và dâng lên rất nhanh thì ở phần dưới, dòng nước thoát ra với sức mạnh khủng khiếp tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.
 


 

► Lũ quét: Là hiện tượng xảy ra khi một khối nước khổng lồ chảy nhanh từ cao xuống thấp, quét sạch mọi thứ trên đường đi của chúng. Sức mạnh của lũ quét được hình thành nhờ vào khối lượng nước, độ dốc của địa hình và số lượng vật cản [ở những vùng đồi núi có cây cối bị chặt phá, lũ quét sẽ hình thành dễ dàng với sức mạnh khủng khiếp hơn rất nhiều]. Đặc điểm chính để phân biệt lũ quét với lũ thông thường là thời gian duy trì [thời gian xảy ra một trận lũ quét ít hơn 6 giờ đồng hồ].
 


 

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng lũ lụt:

- Do mưa lớn kéo dài: Những cơn mưa lớn trong thời gian dài sẽ trút xuống một lượng nước khổng lồ. Nếu ở trên các khu vực đồi núi chúng sẽ có thể tạo ra lũ. Còn ở khu vực đồng bằng chúng sẽ gây ngập lụt.

- Do các cơn bão mạnh: Những cơn bão thường đi kèm với mưa lớn và do đó cũng là nguyên nhân gây ra lũ, lụt. Bên cạnh đó các cơn bão thường có tỷ lệ tạo ra lũ quét cao hơn so với mưa.

- Thủy triều: Khi hiện tượng triều cường [thủy triều dâng tới điểm cao nhất] xảy ra, nước có thể tràn qua các con đê, đập và từ đó tạo ra ngập lụt.

- Sóng thần: Những cơn sóng thần ập vào đất liền sẽ gây ra tình trạng lụt cho các khu vực ven biển.

- Các thảm họa khác: Vỡ đê, động đất hay núi lửa phun trào,…cũng là một số nguyên nhân có thể gây ra ngập lụt.

- Do con người: Chặt phá rừng là nguyên nhân dẫn tới lũ lụt, lũ quét. Xả lũ đê, đập, hồ thủy điện; kênh đào và đường ống dẫn nước bị vỡ; xây dựng nhà cửa thiếu quy hoạch là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở các thành phố.
 


 

Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra vào khi nào?

Ở nước ta, lũ lụt xảy ra chủ yếu tại hai khu vực là vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Trung Bộ. Nguyên nhân chính gây ra lũ lụt là do các trận mưa lớn. Thời gian xảy ra lũ lụt cụ thể như sau:

► Tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, lũ thường xảy ra tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

► Ở khu vực miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, lũ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Tên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn đọc giải đáp những băn khoăn và trả lời cho câu hỏi: Lũ lụt là gì? Tại sao xảy ra hiện tượng lũ lụt? Dù đã có sự chuẩn bị đề phòng nhưng mỗi năm, những trận lũ quét, lũ ống ở nước ta vẫn gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và của cải. Do đó làm thế nào để đối phó hiệu quả với lũ lụt vẫn đang là một bài toán khó khăn đối với cả chính quyền và người dân nước ta.

Sự tương tác của nhiều tổ hợp thời tiết kèm áp thấp nhiệt đới và bão vào dồn dập khiến mưa lũ tại miền Trung kéo dài. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác.

Bạn đang xem: Vì sao miền trung hay bị lũ lụt


Miền Trung vừa bước qua hai tuần mưa lũ lịch sử. Chưa năm nào, người dân phải nhận nhiều tin bão, áp thấp nhiệt đới vào dồn dập như thời gian qua.

Hai cơn bão [số 6, số 7], một áp thấp nhiệt đới và một vùng áp thấp liên tiếp vào Biển Đông, gây lên những trận mưa lớn chưa từng có tại khu vực.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 20 ngày đầu tháng 10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi ghi nhận lượng mưa phổ biến 1.000-2.000 mm, có nơi mưa đến 2.000-3.000 mm. Số liệu này cao gấp 3-5 lần so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổ hợp thời tiết cực đoan

Trao đổi với Zing, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhận định mưa lũ ở miền Trung không phải điều lạ, năm nào cũng xảy ra, nhưng mưa với lượng lớn như những ngày qua là rất bất thường.

Đợt mưa kỷ lục này xảy ra do sự kết hợp của hai hình thái thời tiết là không khí lạnh và bão, áp thấp nhiệt đới.

Số liệu lượng mưa 20 ngày đầu tháng 10 tại các trạm từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đều cao gấp nhiều lần so với trung bình các năm. Đồ họa: Minh Hồng.

Cụ thể, chỉ trong gần 2 tuần, khu vực đón liên tiếp hai đợt không khí lạnh. Ngoài ra, sườn phía đông của dãy Trường Sơn cũng đón một luồng gió mùa Đông Bắc đem hơi ẩm từ trên cao lục địa vào đất liền.

Tiếp đó, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập, mang nước từ Biển Đông vào cũng gây mưa.

"Đây là hai hình thái thời tiết rất điển hình gây ra mưa lớn cho Trung Bộ trong các năm. Năm nay, các hình thái này xuất hiện cùng lúc, dồn dập, tạo thành một tổ hợp thời tiết cực đoan khiến mưa lũ xuất hiện với lượng lớn và kéo dài nhiều ngày", bà Lan cho biết.

Xem thêm: Win 7 Pro Oa Là Gì - Thử Cài Bản Win 7 Pro Dell Oem Xem Có Gì Khác Lạ

So sánh với các đợt lũ lịch sử, chuyên gia lấy mốc năm 1999 và cho rằng miền Trung năm đó xảy ra lũ lớn cũng do sự kết hợp của không khí lạnh, nhiễu động gió đông và bão.

Khác với năm nay, 3 đợt lũ liên tiếp tại Trung Bộ năm 1999 trải dài qua 8 tỉnh thành, kéo dài một tháng nhưng lại có những khoảng nghỉ giữa các đợt, chứ không dồn dập như thời gian qua. Đó là lý do nhiều tỉnh miền Trung năm nay ghi nhận các đỉnh lũ lịch sử, cao hơn năm 1999.

"Chỉ một tuần lễ mà 2-3 đợt lũ liền nhau. Nước của đợt trước chưa kịp rút thì nước của đợt sau đã trút xuống. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác", bà Lan nói.

Nói thêm về nguyên nhân nhiều nơi nước lũ xuống rất chậm dù mưa đã giảm như ở Lệ Thủy [Quảng Bình], chuyên gia cho rằng cửa sông Kiến Giang chảy qua khu vực này khá hẹp. Ngoài ra, triều cường xuất hiện khiến nước bị giữ lại, tốc độ thoát lũ chậm hơn so với các khu vực khác.

Hiện, lũ trên sông Kiến Giang đã rút xuống mức 2,93 m nhưng vẫn trên báo động 3 là 0,23 m. Đêm 22 và ngày 23/10, lũ tiếp tục xuống dưới báo động 3, tình trạng ngập lụt sẽ khả quan hơn.

Vì sao bão dồn dập?

Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết [Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia], nguyên nhân Biển Đông liên tục đón bão và áp thấp nhiệt đới trong thời gian qua là ảnh hưởng của La Nina. Đây là trạng thái bề mặt nước biển lạnh hơn một cách bất thường.

Trong những năm có La Nina, mưa bão thường xuất hiện dồn dập vào cuối năm. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên cực đoan.

Hình ảnh vệ tinh của bão số 8 trên Biển Đông chiều 22/10. Ảnh: Windy.

Cùng quan điểm này, bà Lan cho rằng năm miền Trung hứng lũ lịch sử 1999 cũng là một năm có La Nina. Hình thái này năm đó còn hoạt động mạnh hơn nhiều so với năm nay.

Tuy nhiên, thời gian qua, Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của một dải hội tụ nhiệt đới nối từ vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương vắt qua Thái Bình Dương và đi qua đất liền Trung Bộ.

Chuyên gia ví dải hội tụ này như một chuỗi hạt, những cơn bão và áp thấp nhiệt đới là những hạt cườm đính trên đó, hết hạt này lại đến hạt khác, liên tiếp vào Biển Đông.

Nhận định thêm về việc các cơn bão ngày càng khó lường, bà Lan cho rằng trước kia những cơn siêu bão rất ít xuất hiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhưng nhiều năm trở lại đây, hiện tượng siêu bão quét qua Philippines hoặc đổ bộ Nhật Bản ngày càng nhiều. Điều này xảy ra là hệ quả của biến đổi khí hậu.

Miền Trung mưa lũ đến bao giờ?

Nhận định về cơn bão số 8 đang hoạt động trên Biển Đông, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão có dấu hiệu suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước thời điểm tiến vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị ngày 25/10.

Dù vậy, hoàn lưu bão sẽ gây ra một đợt mưa cho các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm 24/10 đến ngày 26/10. Mưa có khả năng tập trung ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh với lượng phổ biến 200-300 mm, những nơi khác mưa với lượng nhỏ hơn.

Theo ông Trần Quang Năng, lượng mưa này dù không quá lớn nhưng vẫn gây nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía tây do đất đai đều đã ngấm nước, lũ ở nhiều nơi chưa kịp rút hết. Do đó, người dân vẫn cần lưu ý về đợt mưa những ngày tới.

"Mưa lớn xảy ra trong 4 ngày cuối tháng 10 khả năng tập trung ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi", bà Lan đưa ra dự báo.

Chuyên gia cũng cho biết chưa thể khẳng định thời điểm kết thúc mưa lũ ở miền Trung, do sắp tới, khu vực tiếp tục hứng chịu nhiều tổ hợp thời tiết cực đoan. Mưa chỉ gián đoạn trong một vài ngày chứ chưa chấm dứt hoàn toàn.

Video liên quan

Chủ Đề