Vì sao mỗi người có giọng nói khác nhau

Với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật chuyên điều trị các bệnh nhân có vấn đề về âm thanh, tôi thường ghi âm những điều họ nói. Đối với tôi, những bản ghi âm này cực kỳ quý giá vì chúng giúp tôi nhận thấy những sự thay đổi nhỏ trong giọng nói của bệnh nhân mỗi lần họ đến khám cũng như giúp tôi xác định liệu phẫu thuật hay trị liệu có cải thiện bệnh tình không.

Nhưng tôi khá bất ngờ khi biết những buổi thăm khám này có thể rất khó khăn cho những bệnh nhân của tôi. Nhiều người trong số họ cảm thấy không thoải mái một cách rõ ràng khi nghe giọng nói của chính bản thân họ. Họ nhăn mặt và tự hỏi “Giọng mình thực sự như vậy sao? [Đúng rồi đấy].

Một số lại cảm thấy bồn chồn, ngay lập tức từ chối nghe bản ghi âm giọng nói của họ và hiển nhiên không để ý đến những thay đổi nhỏ mà tôi muốn nhấn mạnh.

Sự không thoải mái, khó chịu khi con người nghe giọng của chính bản thân qua các bản ghi âm có thể là do sự kết hợp giữa tâm lý và sinh lý.

Trước tiên, âm thanh từ bản ghi âm được truyền đến não khác với âm thanh được tạo ra khi ta nói.


Khi nghe đoạn ghi âm giọng nói của mình, âm thanh được truyền qua không khí rồi mới đến tai bạn, hay được gọi là “Dẫn truyền không khí”. Năng lượng của âm thanh làm rung màng nhĩ và các xương tai nhỏ. Những chiếc xương này sau đó truyền các rung động của âm thanh đến ốc tai – nơi kích thích các sợi thần kinh mà có vai trò gửi tín hiệu thính giác đến não.

Tuy nhiên, khi nói, âm thanh từ giọng nói đến tai trong theo một cách hoàn toàn khác. Một phần nhỏ âm thanh được truyền qua sự dẫn truyền không khí, phần lớn còn lại được truyền thẳng vào bên trong xương sọ của con người. Khi nghe giọng mình nói, đó là âm thanh kết hợp của cả sự dẫn truyền bên ngoài và bên trong của âm thanh và sự dẫn truyền bên trong xương xuất hiện để làm tăng những tần số nhỏ hơn.

Do đó, mọi người thường nhận thấy giọng nói của họ trầm hơn và thu hút hơn khi nói. Ngược lại, giọng nói qua ghi âm có thể mỏng hơn và cao hơn mà nhiều người thấy rùng mình khi nghe.

Thứ hai, đó thực sự là một âm thanh mới - một giọng nói bộc lộ sự khác biệt giữa nhận thức của bản thân và thực tế.

Bởi vì giọng của mỗi người đều đặc biệt và là một yếu tố quan trọng để tự nhận diện bản thân, sự khác nhau của âm thanh này có thể rất khó chịu. Bỗng nhiên bạn nhận ra rằng những người khác từ lâu đã nghe một giọng nói khác với mình.

Mặc dù giọng nói của ta thực chất có thể giống như trong bản ghi âm khi nói với người khác, nhưng tôi nghĩ lý do nhiều người trong chúng ta rùng mình khi nghe bản ghi âm không phải là vì giọng nói được ghi âm tệ hơn giọng nói ta cảm nhận, mà đơn giản là vì chúng ta đã nghe âm thanh của bản thân theo một cách nhất định rồi.

Một nghiên cứu khảo sát bệnh nhân gặp vấn đề về giọng nói tự đánh giá giọng nói của họ sau khi nghe các bản ghi âm của chính mình, đã được công bố vào năm 2005. Cuộc nghiên cứu này cũng có sự tham gia của các bác sĩ lâm sàng tự đánh giá giọng nói của họ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các bệnh nhân, trên diện rộng, có xu hướng đánh giá tiêu cực về chất lượng giọng nói của họ hơn những bác sĩ lâm sàng – có đánh giá mang tính chủ quan hơn.


Vì vậy, nếu giọng nói trong đầu bạn chê trách giọng nói phát ra từ các thiết bị ghi âm, đó có thể là phản ứng nội tâm chỉ trích thái quá và bạn đang quá khắt khe với bản thân mà thôi.

Tác giả: Neel Bhatt

Phó giáo sư [Assistant Prof.] khoa tai mũi họng

Trung tâm Y tế Đại học Washington

Trường Đại học Washington

----------

Dịch giả: DTien

Biên tập: Gia Huy

Nguồn ảnh: Unsplash

Link bài gốc: Why do we hate the sound of our own voices

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[***] Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

[***] Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại //www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.


186 người xem

 Ngôn ngữ và giọng nói liên quan mật thiết với nhau. Cùng lời nói nhưng với giọng nói khác nhau thì biểu đạt ý nghĩa khác nhau. Giọng nói mỗi người được điều khiển bởi sự khống chế bản năng và sử dụng bộ máy phát âm của mình. Nội tâm và tính cách của mỗi người được biểu lộ qua giọng nói. Qua phân tích, nghiên cứu ta có thể đoán được tình cảm, phẩm chất và cả số phận của một con người.

Một số giọng nói điển hình biểu lộ tính cách con người:

+ Người có giọng nói ấm áp, bình tĩnh là người kìm nén cảm xúc rất tốt. Họ rất có chủ kiến nên không dễ tiếp nhận ý kiến của người khác cũng như thay đổi suy nghĩ của bản thân. Tính cách tự lập, tự cường không cho phép họ dựa dẫm vào bất cứ ai. Do đó thành công đến với họ là là điều hoàn toàn đoán trước được.

+ Giọng nói “tía lia” với tốc độ tia chớp chỉ người nói nhanh và nói nhiều. Họ là người có tính tình lạc quan bẩm sinh, phiền não đến nhanh và đi cũng nhanh. Họ rất coi trọng bạn bè, người thân. Họ thường được những người xung quanh quý trọng bởi sự nhiệt tình của mình nhưng cũng dễ bị ghét bởi tật nói lắm, nói nhiều.

+ Người có giọng nói khàn đục có tính cách cứng rắn, mạnh mẽ. Một khi họ đã quyết định thì không gì có thể thay đổi. Họ có khả năng lãnh đạo và có thể làm chủ mọi chuyện. Họ biết cách ăn mặc, mỗi lần xuất hiện trước đám đông đều gây ấn tượng mạnh.

+ Người có giọng nói trẻ con là người thích dựa dẫm, phụ thuộc vào mọi người. Dù trời có sập thì vẫn có người chống đỡ cho họ. Họ sợ sự cô độc nên thường hòa mình vào đám đông, thích náo nhiệt. Khả năng giao tiếp tuyệt vời giúp họ dễ dàng thích ứng trong mọi trường hợp.

+ Người có giọng nói ôn hòa chứng tỏ con người chính trực.

+ Người có giọng nói nhỏ, rit qua kẽ răng chứng tỏ người đa nghi.

+ Người có giọng nói mệt mỏi, vô hồn không rõ nghĩa chứng tỏ con người hướng nội và nhát gan.

+ Người có giọng nói chắc, trầm hùng, vang rền chứng tỏ là người có sức khỏe dồi dào, tràn đầy sức sống. Con người này có thể làm nên sự nghiệp, phú quý.

Ngoài ra, ta có thể đoán người thông qua tốc độ nói,tiếng cười và nhiều yếu tố khác liên quan tới giọng nói.

Bởi vậy, những bậc thầy tướng số không thể bỏ qua giọng nói của người tới xem tướng. Các thầy biết giọng nói quan trọng thế nào khi đoán định một con người.

Có rất nhiều yếu tố khiến cho một giọng nói trở nên quyến rũ nhưng nó không nhất thiết người có giọng nói quyến rũ là người có mức độ hấp dẫn về mặt hình thể. Hãy nhìn vào David Beckham, mọi người nghĩ anh ta hấp dẫn nhưng họ không thích giọng nói của anh ta. 
Những người có sự tự tin thường có giọng nói hấp dẫn người khác phái. Nếu một ai đó tự tin thì không có gì ngạc nhiên hơn khi họ có nhiều bạn tình.

Những người có địa vị cao thì tiếng nói của họ cũng thay đổi theo đúng nghĩa. Cụ thể là độ lớn và cường độ âm thanh trong lời nói của những người này tăng cao hơn bình thường, đồng thời âm sắc của giọng nói cũng trở nên đơn điệu hơn.

Vì vậy bạn nên cố gắng tập trung hướng tới hoặc nhớ lại những khoảng thời gian mà bạn“có quyền lực trong tay”, có thể chỉ là một vị trí lớp trưởng trong lớp hay tổ trưởng … Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tác động rất tốt giúp bạn dễ dàng đạt được nhiều thành công hơn. Những người có cuộc sống quá “yên tĩnh” khó có thể đạt được thành công lớn trong cuộc sống.

Một giọng nói được coi là hay cần đạt được các tiêu chuẩn: Rõ ràng – Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói – Có ngữ điệu êm ái – Sức truyền cảm. Để có được giọng nói hay, truyền cảm cần có ý chí, khát vọng bản thân kết hợp phương pháp rèn luyện đúng đắn. 
Và đó là cả một quá trình, hãy kiên trì! Dục tốc bất đạt.

Có câu chuyện về Bác Hồ luyện đọc là động lực cho bản thân tôi cố gắng hơn nữa với phát triển giọng nói của mình.

*Ngày 15-11-1968, Bác Hồ tiếp đại biểu cán bộ và công nhân ngành Than. Trước đó, ngày 4-11, Bác bị ho, kiểm tra thì do họng bị vỡ tia máu, nên giọng Bác rất yếu. Vì không muốn tiếng nói của mình có thể gây lo lắng cho cán bộ đồng bào nên Bác thường xuyên luyện đọc, sao cho to giọng, tròn tiếng để chuẩn bị gặp gỡ cán bộ.

Từ ngày 5-11, mỗi buổi sáng sau khi rửa mặt xong, Bác vào phòng làm việc của đồng chí Vũ Kỳ, cầm quyển “Kiều” và tập đọc to thành tiếng.

Bác nói với đồng chí bảo vệ:

– Chú đứng thật xa ra để nghe Bác đọc, xem nghe có rõ không? Nếu nghe không rõ, sẽ xích gần thêm lại, đến lúc thật rõ thì dừng lại để xem khoảng cách là bao nhiêu.
Ðồng chí bảo vệ đi ra. Bác đọc:

Trăm năm trong cõi người ta!

Chữ tài chữ mệnh khéo là yêu nhau!

Sau đó, Bác gọi đồng chí bảo vệ lại, hỏi:

– Bác đọc chú nghe có rõ không?

– Thưa Bác, rõ ạ.

– Chú thử nói lại xem Bác đọc câu gì?

Ðồng chí bảo vệ đọc lại đúng nguyên văn câu Kiều:

“Trăm năm… khéo là ghét nhau!”.

– Ðấy, chú có nghe thấy rõ Bác đọc cái gì đâu?

Và từ đó liên tục Bác luyện đọc vào các buổi sáng.

Giọng nói có thể xem là công cụ, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày. Công cụ này muốn tốt tới mức nào là do chính ý thức của mỗi người trong chúng ta. Muốn có được thành công, hạnh phúc trong công việc và cuộc sống hãy để tâm vào giọng nói của mình. Tu dưỡng và rèn luyện để phát triển bản thân toàn diện là điều thật sự cần thiết.

Luôn yêu quý giọng nói của chính mình và làm nó trở nên tuyệt vời nhất.
Mỗi giọng nói – Một con người.

BÀI DỰ THI “TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI” DO I LOVE MY VOICE TỔ CHỨC

Tác giả: Nghiêm Thanh Hiền

Bookmark the permalink.

Video liên quan

Khi bạn nghe một ai đó phát âm những nguyên âm, thì âm sắc [bản chất tiếng vang] được định hình bởi kích thước các bộ phận trên cơ thể của người đó, đặc biệt là phần cổ họng, miệng và mũi của họ.

Bộ não của bạn học cách giải mã âm thanh trên để tìm hiểu về người tạo ra âm thanh này, giống như việc tiếng vang cho biết manh mối về căn phòng bạn đang ở đó.

>u/mostlygray [2.8k points]

Nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn không thể phân biệt được nha. Anh trai tui và tui có âm sắc y chang nhau, cùng một kiểu nói chuyện. Cùng một chất giọng nữa. Mẹ tui không thể phân biệt đứa nào anh đứa nào em khi nghe một đoạn ghi âm hoặc khi nói chuyện điện thoại á.

Cách duy nhất để phân biệt bọn tui trên điện thoại là nội dung bọn tui nói ra chứ không phải cách bọn tui nói. Vì hai đứa có kiểu ăn nói y xì đúc, nên mẹ tui luôn phải đợi cho đến khi một trong hai nói về chủ đề gì đó mà người kia hay kể mẹ nghe.

Mà hai thằng có giống nhau quái đâu. Tui cao hơn ảnh 5 cm lận, còn nặng hơn gần 2 chục kí nữa. Tui vai rộng, ảnh vai hẹp. Vậy mà giọng nói của bọn tui như anh em sinh đôi luôn.

>u/y0j1m80 [95 points]

Nửa sau điều bạn đã giải thích đóng vai trò rất quan trọng đó. Giọng nói khác nhau vì những lý do sinh lý đã kể tới, nhưng não bộ của con người cũng rất nhạy cảm với những khác biệt đó nha.

_____________________

u/Razzmatazz2306 [883 points]

Đối với nhận diện khuôn mặt và rất nhiều thứ khác cũng vậy. Bộ não loài người có khả năng chỉ ra những điểm khác biệt cho dù là nhỏ nhất trong hầu hết sự vật một cách đáng kinh ngạc đấy, nhưng rõ ràng nó chỉ làm thế với những cái nó cho là quan trọng thôi.

Nhận biết giọng nói chắc kèo là khá quan trọng rồi, vì vậy não mới chịu làm. Nhận dạng ngữ điệu và giọng điệu trong một từ là việc rất quan trọng nếu bạn là người nói tiếng Trung Quốc, và họ có thể làm được điều này. Một người với tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ thấy khó làm như vậy, vì việc này không cần thiết với người đó, và tui đố bạn có thể tìm điểm khác biệt giữa tiếng ụm bòoo của hai con bò khác nhau nè? Thôi thì bạn nên tin rằng cậu bò Barry có thể phân biệt được sự khác nhau đó giữa Maisy và Suzy’s moo nha!

_____________________

Dịch bởi Vanie [๑’ᴗ’]ゞ

Video liên quan

Chủ Đề