Vì sao phải đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Vì sao phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Admin - 18/05/2021 364

TÓM TẮT:Trong gần 30 năm đổi mới nền kinh tế [1986 – 2014], nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thành công nhất định, thể hiện qua việc nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Một trong những nguyên nhân đạt đến thành công này chính là việc lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu bất ổn, đòi hỏi phải có sự thay đổi để phát triển bền vững. Đứng trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại, tác giả đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế mới cũng như những giải pháp phù hợp để áp dụng mô hình kinh tế mới trong giai đoạn 2014 – 2020.

Bạn đang xem: Vì sao phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở việt nam

TỪ KHÓA: Mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc, tăng trưởng bền vững

I. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Mô hình tăng trưởng [MHTT] có thể hiểu là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế qua các năm với tốc độ hợp lý. MHTT bao gồm các thành tố sau:- Động lực tăng trưởng: Có nhiều động lực khác nhau để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Dựa trên những yếu tố tác động đến GDP, tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công và xuất khẩu được xem là những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Các động lực tăng trưởng kinh tế này có các đặc điểm sau: [1] bổ trợ lẫn nhau: một số động lực hỗ trợ cho các động lực khác phát huy; [2] triệt tiêu lẫn nhau: khi động lực này vượt trội so với các động lực khác, nó có thể ảnh hưởng xấu đến các động lực khác; [3] tính giai đoạn và hữu hạn: động lực nào trở thành yếu tố then chốt sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, động lực tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào đặc thù của quốc gia - cơ sở lợi thế so sánh của quốc gia đó và xu thế quốc tế.- Các nhân tố đầu vào: Để tăng trưởng kinh tế, các động lực kinh tế cần phải có sự hỗ trợ của các nhân tố đầu vào cơ bản gồm vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ. Ở góc độ của mỗi quốc gia, việc gia tăng số lượng các nhân tố đầu vào để thúc đẩy kinh tế phát triển được gọi là tăng trưởng theo chiều rộng. Khi tăng trưởng kinh tế dựa trên việc hợp lý hóa và tăng năng suất, hiệu quả được gọi là tăng trưởng theo chiều sâu. Kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn phát triển bền vững, các quốc gia không thể chỉ dựa vào phát triển theo chiều rộng mà cần phải có những bước chuyển đổi theo chiều sâu kịp thời, hợp lý. Đồng thời, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đang thúc đẩy các nhân tố đầu vào như vốn, lao động, hàng hóa, công nghệ dịch chuyển giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Quá trình này tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới bổ sung các nhân tố đầu vào cơ bản còn thiếu kết hợp với những lợi thế sẵn có để đạt đạt được mức độ phát triển cao hơn, nhanh hơn khi đứng độc lập trên thị trường toàn cầu.- Cơ chế quản lý: Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể, Nhà nước là người điều tiết các chính sách quản lý vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách mở của hội nhập, chính sách phát triển các ngành kinh tế…Song song với đó, Nhà nước phải kiểm soát, xây dựng một khuôn khổ pháp lý cũng như các chế tài để các chủ thể trong nền kinh tế vừa hoạt động hiệu quả vừa đảm bảo sự tuân thủ. Nếu như động lực tăng trưởng và các nhân tố đầu vào là các thành tố sẵn có thì cơ chế quản lý lại đóng vai trò là thành tốt “chủ động” trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này được thể hiện rõ qua tính tự quyết cao của Nhà nước cũng như tác động lan tỏa và những thay đổi trong cơ chế, chính sách do Nhà nước thực hiện thường có tác động lan tỏa và khó dự đoán trước. Vì vậy, trước khi thay đổi cơ chế quản lý, Nhà nước cần phải nghiên cứu thận trọng, xem xét tổng thể mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và phải có tầm nhìn dài hạn để thúc đẩy các động lực và phát triển các nhân tố đầu vào nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững. Một trong những công cụ giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế chính là pháp luật. Một khuôn khổ pháp lý đúng đắn, đồng bộ, nhất quán sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế.Nhìn chung, mỗi MHTT đều có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia, cũng như mối quan hệ giữa quốc gia đó với thế giới và phụ thuộc rất lớn vào ý chí lãnh đạo của mỗi nước.

II. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998 – 2013

2.1 Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều rộngTrong khoảng 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Để đạt được những kết quả đó, nước ta đã lựa chọn phát triển theo chiều rộng – tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, lao động và tài nguyên là chính. Trong đó:- Về vốn: Trong giai đoạn vừa qua, vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam liên tục tăng qua các năm, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP. Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng dần trong giai đoạn 2000 – 2007, với mốc cao nhất vào năm 2007 là 46.5% và sau đó giảm dần đến năm 2013 chỉ còn lại 30.4%. Đồng thời, tỷ trọng đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1998– 2013 chiếm 56.65%.- Về lao động: Một trong những lợi thế của Việt Nam là có nguồn lao dộng dồi dào, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu năm 1991, nước ta chỉ có khoảng 28.79 triệu lao động thì đến năm 2013 có đến hơn 53 triệu lao động. Sự đóng góp của yếu tố lao động trong giai đoạn 1998 – 2013 vào tăng trưởng GDP chiếm 21.13%. Điều này phần nào phản ánh được tầm quan trọng của lao động trong việc phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

- Trong các yếu tố cầu thành GDP, yếu tố năng suất tổng hợp của Việt Nam chiếm khá thấp chỉ khoảng 22%. Trong khi đó, yếu tố này của Hàn Quốc là 51.32%, Malaysia là 36.18%, Thái Lan là 36.14%.

Bảng 1: Đóng góp của các yếu tố vào GDP [%]

1998 – 2002

2003 – 2009

2010 - 2013

1998 – 2013

Đóng góp của L

20.00

19.07

24.31

21.13

Đóng góp của K

57.42

52.73

59.81

56.65

Đóng góp của TFP

22.58

28.20

15.88

22.22

Tỷ lệ GDP

100

100

100

100

2.2 Nền kinh tế Việt Nam có chất lượng tăng trưởng thấpViệc phát triển kinh tế theo chiều rộng giúp nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng khái cao trong giai đoạn 2000 – 2007, thoát nghèo, vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bất ổn khi tốc độ tăng trưởng chững lại, tỷ lệ lạm phát tăng cao… Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013

Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bản thân nước ta cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:- Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp: mặc dù tăng trưởng nước ta phụ thuộc khá nhiều vào vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn của nước ta còn ở mức thấp. Chỉ số ICOR là chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư cho kì đó. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả càng thấp. Theo tiêu chuẩn thế giới, chỉ số ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nên kinh tế phát triển bền vững. Nhìn vào bảng ICOR, ta có thể thấy mặc dù hiệu quả đầu tư vốn đang có dấu hiệu tăng dần khi ICOR giảm dần trong giai đoạn 2009 – 2013 nhưng vẫn còn cao so với tiêu chuẩn của thế giới, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn nước ta vẫn còn thấp và thiếu bền vững.

Biểu đồ 3: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2013

- Năng suất lao động còn thấp: Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế [ILO], nếu như thời kỳ đầu đổi mới ở giai đoạn 2002 – 2007, năng suất lao động xã hội nước ta tăng bình quân hàng năm ở mức 5.2% thì kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm nước ta chỉ còn lại 3.3%. Cũng theo tổ chức này, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan.- Năng lực cạnh tranh quốc gia còn kém: Mặc dù được tăng 5 bậc lên vị trí 70/148 quốc gia nhưng theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF], nền tảng kinh tế Việt Nam còn khá mong manh, thể hiện qua một số chỉ tiêu như hiệu quả thị trường lao động, mức độ phát triển thị trường tài chính hay trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Nếu dựa trên GDP bình quân đầu người thì Việt Nam mới chỉ được xếp ở giai đoạn đầu tiên – giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn lực. Ngoài ra, năng lực quản trị vĩ mô cũng như chất lượng thể chế, chính sách theo nguyên tắc thị trường đang là một trong những nhân tố cản trở năng lực cạnh tranh của nước ta. Nguyên nhân là do các chính sách đưa ra chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn, thiếu chiến lược dài hạn. Các giải pháp điều hành còn mang nặng tính hành chính hơn là tính thị trường. Điều này làm cho chỉ số chất lượng thể chế, chính sách của Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và hầu như không có thay đổi. Biểu đồ 4: Chất lượng thể chế Việt Nam

- Quá trình dịch chuyển cơ cấu còn chậm chạp, thiếu đồng bộ: Trong gần 30 năm thực hiện đổi mới kinh tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng đối với những ngày công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù vậy, tốc độ dịch chuyển vẫn còn khá chậm. Năm 2013, cơ cấu GDP dịch chuyển theo hướng tỷ trọng nhóm ngày nông, lâm nghiệp giảm từ 19.67% xuống còn 18.39%, tỷ trọng 2 nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên từ 80.33% lên 81.61%. Cơ cấu đầu tư cũng thay đổi theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng vấn đề đáng nói là ở đây mức độ đầu tư cho nông nghiệp chưa thực sự tương xứng với lợi thế ngành nông nghiệp mang lại trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, Việt Nam đã đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng thành phần kinh tế quốc dân và tăng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế ngoài quốc dân cũng như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng do hạn chế trong mặt bằng cạnh tranh công bằng cũng như sự liên kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế. - Các vấn đề xã hội, môi trường còn nhiều bất cập: Muốn nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, ngoài việc tập trung vào những vấn đề thuộc về kinh tế, những vấn đề về xã hội, môi trường cũng cần phải được chú trọng. Nhờ phát triển theo chiều rộng, thu nhập bình quân đầu người nước ta đã tăng lên, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo ngày càng cao làm cho tỷ lệ hộ nghèo nước ta giảm xuống chỉ còn 7.6%. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giàu nghèo của nước ta vẫn còn cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn thấp. Bên cạnh đó, do khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, quá chú trọng đến phát triển kinh tế mà thiếu quan tâm đến môi trường nên môi trường sinh thái đang bị hủy hoại, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân.Với việc tồn tại những bất cập trong mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, kết hợp với các yếu tố đầu vào là vốn, lao động cũng như tài nguyên luôn có giới hạn nhất định, do đó, muốn phát triển bền vững trong tương lai, nước ta cần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm: Thông Kinh Lạc Là Gì ? Những Công Dụng Của Thông Kinh Lạc Thông Kinh Lạc Là Gì

III. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ MỚI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Theo nhận định của GS. M.Porter, “mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đạt tới đỉnh. Nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dựa vào mở rộng quy mô vốn, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ với tay nghề thấp và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu thấp sẽ dẫn tới không thể cạnh tranh và nền kinh tế sẽ gặp nhiều rủi ro vĩ mô trong tương lai”. Điều này dẫn đến một tất yếu là nước ta phải thay đổi MHTT mới với những đặc điểm sau:- Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố là vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp [TFP]. Tăng trưởng kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua chủ yếu phụ thuộc vào vốn, lao động, trong khi năng suất nhân tố tổng hợp còn đóng góp khá thấp khi chỉ dừng lại ở mức khoảng 22%. Vì vậy, trong thời gian tới, muốn phát triển kinh tế theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của TFP vào GDP cần phải được nâng cao. Theo chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, mục tiêu tỷ trọng của nhân tố TFP phải đạt 21 – 32% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020. - MHTT mới phải đảm bảo chất lượng của sự tăng trưởng và hướng đến sự bền vững. Cụ thể, MHTT mới phải đạt hiệu quả sản xuất cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, ổn định, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở mức cao và các vấn đề xã hội, môi trường được giải quyết. Tính bền vững của MHTT mới thể hiện qua duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát, chủ động trong việc đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ nèn kinh tế thế giới…Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm chuyển đổi từ MHTT theo chiều rộng sang MHTT tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững:Thứ nhất, giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng suất tổng hợp: muốn nâng cao năng suất tổng hợp, phải tăng hiệu quả sử dụng vốn, lao động và thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất.Đầu tiên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc xây dựng chiến lược đầu tư có chọn lọc, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí lớn. Đồng thời, tiến hành tổ chức đấu thầu các dự án lớn và nâng cao chất lượng của các khâu thẩm định, xét duyệt dự án. Chú trọng cho những dự án có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tránh các hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước trong các vụ án kinh tế lớn đã xảy ra như Vinashin, Vinalines…

Ngoài vốn, nâng cao năng suất lao động cũng cần phải được chú trọng bởi đây là yếu tố thể hiện nội lực của quốc gia. Muốn nâng cao năng suất lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động thông qua nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo khuyến nghị của WB, Việt Nam cần thực thi chiến lược tổng thể để xây dựng kỹ năng cho người lao động, bao gồm: [1] tăng cường khả năng sẵn sàng đi học thông qua phát triển giáo dục mầm non; [2] xây dựng nền tảng nhận thức và hành vi trong giáo dục phổ thông; [3] phát triển kỹ năng kỹ thuật qua sự liên kết giữa người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.Kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng suất lao động, nước ta cần phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ. Tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12 - 13%, ngành sử dụng công nghệ trung bình khoảng10%, ngành công nghệ thấp chiếm trên 60%, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều có các ngành công nghệ trung và cao chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu. Điều này phản ánh sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước khác về năng lực cạnh tranh công nghệ. Vì vậy, cần phải có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia tăng khi sử dụng. Thêm vào đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để học hỏi công nghệ mới.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Những yếu tố cản trở năng lực cạnh tranh của Việt Nam gồm bộ máy quản lý kém hiệu quả, tham nhũng, thiếu hạ tầng kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng và khả năng tiếp cận tài chính còn kém. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Ngoài nâng cao năng suất lao động, nước ta cần tinh giảm bộ máy quản lý, có biện pháp cứng rắn để loại trừ tình trạng tham nhũng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Thứ ba, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nhanh, toàn diện, hợp lý và gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. Để phát triển theo chiều sâu, chúng ta cần tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia, vì vậy, cần phải chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, tập trung phát triển theo hướng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời, cần xác định lại mũi nhọn ngành công nghiệp, tránh đầu tư dàn trải vào những ngành công nghiệp không phải là lợi thế cạnh tranh của nước ta. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành dịch vụ vào GDP trong thời gian tới như tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch…Đối với việc dịch chuyển các thành phần kinh tế, nước ta cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để giảm tỷ trọng thành phần doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

Thứ 4, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường: Giải quyết vấn đề xã hội trước hết cần phải giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giảm dần tỷ lệ thát nghiệp thông qua việc phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, khôi phục các làng nghề truyền thoogns ở nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ để thu hút lao động. Đồng thời, Nhà nước hoàn thiện các quy định về hệ thống thù lao, bảo hiểm, trợ cấp… nhằm làm giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Nếu thực hiện được những giải pháp này, các tệ nạn xã hội sẽ được kiểm soát, xã hội sẽ trở nên ổn định hơn. Về yếu tố môi trường, cần chú trọng đối với những dự án xanh, thân thiện với môi trường. Nhà nước cần ban hành những quy định đến việc tăng chi phí để ngăn ngừa và xử lý môi trường, nghiêm cấm việc sử dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Cuối cùng, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cơ quan quản lý. Kể từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định phải thay đổi MHTT. Muốn đạt được điều này, bản thân Chính phủ cần phải sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành như chính sách tài khóa, chính sách đối ngoại, chính sách tiền tệ… Tránh việc điều hành mang tính chất ngắn hạn, cần xây dựng những chính sách dài hạn, cũng như hạn chế sử dụng mệnh lệnh hành chính vào điều hành thị trường.Nói tóm lại, với những hạn chế còn tồn tại trong MHTT hiện nay, việc đổi mới MHTT trở thành một vấn đề tất yếu và cấp thiết của Việt Nam trong giai đoạn 2014– 2020. Để có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, nước ta cần thay đổi sang MHTT theo chiều sâu, thực hiện đồng loạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả năng suất tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia trên thế giới cũng như thực hiện chuyển dịch cơ cấu, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Chính phủ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Phi Lân, “Bàn về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Ngân hàng, số 13 tháng 7/20102. Nguyễn Cao Đức, “Đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn 2011 – 2020”, Nghiên cứu kinh tế số 411, tháng 8/20123. Nguyễn Công Mỹ, “Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, Nghiên cứu kinh tế, số 45, Tháng 1+2/20114. Trần Du Lịch, “Tiến trình tái cơ cấu và chuyển dổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 267, tháng 1/20135. Hoàng Thị Chỉnh, “Nhìn lại mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt nam giai đoạn 1991 – 2010 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 255, tháng 1/20126. Nguyễn Tú Anh, “Chất lượng thể chế đang ở đâu?”7. PGS.TS Nguyễn Chí Hải, “Nâng cao năng lực cạnh tranh – Nhiệm vụ “sống còn””8. V.V.Thành, “Chỉ số năng lực cạnh tranh: Thế giới xếp hạng Việt Nam rất thấp”.9. Thanh Tâm, “Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore”.10. Quang Minh, “Cấp thiết thay đổi để phát triển”

TÓM TẮT:Trong gần 30 năm đổi mới nền kinh tế [1986 – 2014], nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thành công nhất định, thể hiện qua việc nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển. Một trong những nguyên nhân đạt đến thành công này chính là việc lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu bất ổn, đòi hỏi phải có sự thay đổi để phát triển bền vững. Đứng trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại, tác giả đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế mới cũng như những giải pháp phù hợp để áp dụng mô hình kinh tế mới trong giai đoạn 2014 – 2020.

Bạn đang xem: Vì sao phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở việt nam

TỪ KHÓA: Mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cấu trúc, tăng trưởng bền vững

I. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Mô hình tăng trưởng [MHTT] có thể hiểu là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế qua các năm với tốc độ hợp lý. MHTT bao gồm các thành tố sau:- Động lực tăng trưởng: Có nhiều động lực khác nhau để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Dựa trên những yếu tố tác động đến GDP, tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công và xuất khẩu được xem là những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Các động lực tăng trưởng kinh tế này có các đặc điểm sau: [1] bổ trợ lẫn nhau: một số động lực hỗ trợ cho các động lực khác phát huy; [2] triệt tiêu lẫn nhau: khi động lực này vượt trội so với các động lực khác, nó có thể ảnh hưởng xấu đến các động lực khác; [3] tính giai đoạn và hữu hạn: động lực nào trở thành yếu tố then chốt sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, động lực tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào đặc thù của quốc gia - cơ sở lợi thế so sánh của quốc gia đó và xu thế quốc tế.- Các nhân tố đầu vào: Để tăng trưởng kinh tế, các động lực kinh tế cần phải có sự hỗ trợ của các nhân tố đầu vào cơ bản gồm vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ. Ở góc độ của mỗi quốc gia, việc gia tăng số lượng các nhân tố đầu vào để thúc đẩy kinh tế phát triển được gọi là tăng trưởng theo chiều rộng. Khi tăng trưởng kinh tế dựa trên việc hợp lý hóa và tăng năng suất, hiệu quả được gọi là tăng trưởng theo chiều sâu. Kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn phát triển bền vững, các quốc gia không thể chỉ dựa vào phát triển theo chiều rộng mà cần phải có những bước chuyển đổi theo chiều sâu kịp thời, hợp lý. Đồng thời, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đang thúc đẩy các nhân tố đầu vào như vốn, lao động, hàng hóa, công nghệ dịch chuyển giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Quá trình này tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới bổ sung các nhân tố đầu vào cơ bản còn thiếu kết hợp với những lợi thế sẵn có để đạt đạt được mức độ phát triển cao hơn, nhanh hơn khi đứng độc lập trên thị trường toàn cầu.- Cơ chế quản lý: Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể, Nhà nước là người điều tiết các chính sách quản lý vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách mở của hội nhập, chính sách phát triển các ngành kinh tế…Song song với đó, Nhà nước phải kiểm soát, xây dựng một khuôn khổ pháp lý cũng như các chế tài để các chủ thể trong nền kinh tế vừa hoạt động hiệu quả vừa đảm bảo sự tuân thủ. Nếu như động lực tăng trưởng và các nhân tố đầu vào là các thành tố sẵn có thì cơ chế quản lý lại đóng vai trò là thành tốt “chủ động” trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này được thể hiện rõ qua tính tự quyết cao của Nhà nước cũng như tác động lan tỏa và những thay đổi trong cơ chế, chính sách do Nhà nước thực hiện thường có tác động lan tỏa và khó dự đoán trước. Vì vậy, trước khi thay đổi cơ chế quản lý, Nhà nước cần phải nghiên cứu thận trọng, xem xét tổng thể mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và phải có tầm nhìn dài hạn để thúc đẩy các động lực và phát triển các nhân tố đầu vào nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững. Một trong những công cụ giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế chính là pháp luật. Một khuôn khổ pháp lý đúng đắn, đồng bộ, nhất quán sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế.Nhìn chung, mỗi MHTT đều có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia, cũng như mối quan hệ giữa quốc gia đó với thế giới và phụ thuộc rất lớn vào ý chí lãnh đạo của mỗi nước.

II. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998 – 2013

2.1 Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều rộngTrong khoảng 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế. Để đạt được những kết quả đó, nước ta đã lựa chọn phát triển theo chiều rộng – tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, lao động và tài nguyên là chính. Trong đó:- Về vốn: Trong giai đoạn vừa qua, vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam liên tục tăng qua các năm, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP. Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng dần trong giai đoạn 2000 – 2007, với mốc cao nhất vào năm 2007 là 46.5% và sau đó giảm dần đến năm 2013 chỉ còn lại 30.4%. Đồng thời, tỷ trọng đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1998– 2013 chiếm 56.65%.- Về lao động: Một trong những lợi thế của Việt Nam là có nguồn lao dộng dồi dào, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu năm 1991, nước ta chỉ có khoảng 28.79 triệu lao động thì đến năm 2013 có đến hơn 53 triệu lao động. Sự đóng góp của yếu tố lao động trong giai đoạn 1998 – 2013 vào tăng trưởng GDP chiếm 21.13%. Điều này phần nào phản ánh được tầm quan trọng của lao động trong việc phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

- Trong các yếu tố cầu thành GDP, yếu tố năng suất tổng hợp của Việt Nam chiếm khá thấp chỉ khoảng 22%. Trong khi đó, yếu tố này của Hàn Quốc là 51.32%, Malaysia là 36.18%, Thái Lan là 36.14%.

Bảng 1: Đóng góp của các yếu tố vào GDP [%]

1998 – 2002

2003 – 2009

2010 - 2013

1998 – 2013

Đóng góp của L

20.00

19.07

24.31

21.13

Đóng góp của K

57.42

52.73

59.81

56.65

Đóng góp của TFP

22.58

28.20

15.88

22.22

Tỷ lệ GDP

100

100

100

100

2.2 Nền kinh tế Việt Nam có chất lượng tăng trưởng thấpViệc phát triển kinh tế theo chiều rộng giúp nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng khái cao trong giai đoạn 2000 – 2007, thoát nghèo, vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bất ổn khi tốc độ tăng trưởng chững lại, tỷ lệ lạm phát tăng cao… Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013

Ngoài nguyên nhân khách quan do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bản thân nước ta cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:- Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp: mặc dù tăng trưởng nước ta phụ thuộc khá nhiều vào vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn của nước ta còn ở mức thấp. Chỉ số ICOR là chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư cho kì đó. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả càng thấp. Theo tiêu chuẩn thế giới, chỉ số ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nên kinh tế phát triển bền vững. Nhìn vào bảng ICOR, ta có thể thấy mặc dù hiệu quả đầu tư vốn đang có dấu hiệu tăng dần khi ICOR giảm dần trong giai đoạn 2009 – 2013 nhưng vẫn còn cao so với tiêu chuẩn của thế giới, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn nước ta vẫn còn thấp và thiếu bền vững.

Biểu đồ 3: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2013

- Năng suất lao động còn thấp: Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế [ILO], nếu như thời kỳ đầu đổi mới ở giai đoạn 2002 – 2007, năng suất lao động xã hội nước ta tăng bình quân hàng năm ở mức 5.2% thì kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm nước ta chỉ còn lại 3.3%. Cũng theo tổ chức này, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái Lan.- Năng lực cạnh tranh quốc gia còn kém: Mặc dù được tăng 5 bậc lên vị trí 70/148 quốc gia nhưng theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF], nền tảng kinh tế Việt Nam còn khá mong manh, thể hiện qua một số chỉ tiêu như hiệu quả thị trường lao động, mức độ phát triển thị trường tài chính hay trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Nếu dựa trên GDP bình quân đầu người thì Việt Nam mới chỉ được xếp ở giai đoạn đầu tiên – giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn lực. Ngoài ra, năng lực quản trị vĩ mô cũng như chất lượng thể chế, chính sách theo nguyên tắc thị trường đang là một trong những nhân tố cản trở năng lực cạnh tranh của nước ta. Nguyên nhân là do các chính sách đưa ra chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn, thiếu chiến lược dài hạn. Các giải pháp điều hành còn mang nặng tính hành chính hơn là tính thị trường. Điều này làm cho chỉ số chất lượng thể chế, chính sách của Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và hầu như không có thay đổi. Biểu đồ 4: Chất lượng thể chế Việt Nam

- Quá trình dịch chuyển cơ cấu còn chậm chạp, thiếu đồng bộ: Trong gần 30 năm thực hiện đổi mới kinh tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng đối với những ngày công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù vậy, tốc độ dịch chuyển vẫn còn khá chậm. Năm 2013, cơ cấu GDP dịch chuyển theo hướng tỷ trọng nhóm ngày nông, lâm nghiệp giảm từ 19.67% xuống còn 18.39%, tỷ trọng 2 nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên từ 80.33% lên 81.61%. Cơ cấu đầu tư cũng thay đổi theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng vấn đề đáng nói là ở đây mức độ đầu tư cho nông nghiệp chưa thực sự tương xứng với lợi thế ngành nông nghiệp mang lại trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, Việt Nam đã đa dạng hóa các thành phần kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng thành phần kinh tế quốc dân và tăng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế ngoài quốc dân cũng như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng do hạn chế trong mặt bằng cạnh tranh công bằng cũng như sự liên kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế. - Các vấn đề xã hội, môi trường còn nhiều bất cập: Muốn nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, ngoài việc tập trung vào những vấn đề thuộc về kinh tế, những vấn đề về xã hội, môi trường cũng cần phải được chú trọng. Nhờ phát triển theo chiều rộng, thu nhập bình quân đầu người nước ta đã tăng lên, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo ngày càng cao làm cho tỷ lệ hộ nghèo nước ta giảm xuống chỉ còn 7.6%. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giàu nghèo của nước ta vẫn còn cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn thấp. Bên cạnh đó, do khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, quá chú trọng đến phát triển kinh tế mà thiếu quan tâm đến môi trường nên môi trường sinh thái đang bị hủy hoại, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân.Với việc tồn tại những bất cập trong mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, kết hợp với các yếu tố đầu vào là vốn, lao động cũng như tài nguyên luôn có giới hạn nhất định, do đó, muốn phát triển bền vững trong tương lai, nước ta cần thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm: Thông Kinh Lạc Là Gì ? Những Công Dụng Của Thông Kinh Lạc Thông Kinh Lạc Là Gì

III. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ MỚI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Theo nhận định của GS. M.Porter, “mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đạt tới đỉnh. Nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dựa vào mở rộng quy mô vốn, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ với tay nghề thấp và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu thấp sẽ dẫn tới không thể cạnh tranh và nền kinh tế sẽ gặp nhiều rủi ro vĩ mô trong tương lai”. Điều này dẫn đến một tất yếu là nước ta phải thay đổi MHTT mới với những đặc điểm sau:- Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố là vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp [TFP]. Tăng trưởng kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua chủ yếu phụ thuộc vào vốn, lao động, trong khi năng suất nhân tố tổng hợp còn đóng góp khá thấp khi chỉ dừng lại ở mức khoảng 22%. Vì vậy, trong thời gian tới, muốn phát triển kinh tế theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của TFP vào GDP cần phải được nâng cao. Theo chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, mục tiêu tỷ trọng của nhân tố TFP phải đạt 21 – 32% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020. - MHTT mới phải đảm bảo chất lượng của sự tăng trưởng và hướng đến sự bền vững. Cụ thể, MHTT mới phải đạt hiệu quả sản xuất cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, ổn định, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở mức cao và các vấn đề xã hội, môi trường được giải quyết. Tính bền vững của MHTT mới thể hiện qua duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát, chủ động trong việc đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ nèn kinh tế thế giới…Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm chuyển đổi từ MHTT theo chiều rộng sang MHTT tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững:Thứ nhất, giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng suất tổng hợp: muốn nâng cao năng suất tổng hợp, phải tăng hiệu quả sử dụng vốn, lao động và thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất.Đầu tiên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc xây dựng chiến lược đầu tư có chọn lọc, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí lớn. Đồng thời, tiến hành tổ chức đấu thầu các dự án lớn và nâng cao chất lượng của các khâu thẩm định, xét duyệt dự án. Chú trọng cho những dự án có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tránh các hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước trong các vụ án kinh tế lớn đã xảy ra như Vinashin, Vinalines…

Ngoài vốn, nâng cao năng suất lao động cũng cần phải được chú trọng bởi đây là yếu tố thể hiện nội lực của quốc gia. Muốn nâng cao năng suất lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động thông qua nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo khuyến nghị của WB, Việt Nam cần thực thi chiến lược tổng thể để xây dựng kỹ năng cho người lao động, bao gồm: [1] tăng cường khả năng sẵn sàng đi học thông qua phát triển giáo dục mầm non; [2] xây dựng nền tảng nhận thức và hành vi trong giáo dục phổ thông; [3] phát triển kỹ năng kỹ thuật qua sự liên kết giữa người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.Kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng suất lao động, nước ta cần phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ. Tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12 - 13%, ngành sử dụng công nghệ trung bình khoảng10%, ngành công nghệ thấp chiếm trên 60%, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều có các ngành công nghệ trung và cao chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu. Điều này phản ánh sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước khác về năng lực cạnh tranh công nghệ. Vì vậy, cần phải có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia tăng khi sử dụng. Thêm vào đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để học hỏi công nghệ mới.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Những yếu tố cản trở năng lực cạnh tranh của Việt Nam gồm bộ máy quản lý kém hiệu quả, tham nhũng, thiếu hạ tầng kỹ thuật, thiếu lao động có kỹ năng và khả năng tiếp cận tài chính còn kém. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Ngoài nâng cao năng suất lao động, nước ta cần tinh giảm bộ máy quản lý, có biện pháp cứng rắn để loại trừ tình trạng tham nhũng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Thứ ba, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nhanh, toàn diện, hợp lý và gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. Để phát triển theo chiều sâu, chúng ta cần tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia, vì vậy, cần phải chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, tập trung phát triển theo hướng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời, cần xác định lại mũi nhọn ngành công nghiệp, tránh đầu tư dàn trải vào những ngành công nghiệp không phải là lợi thế cạnh tranh của nước ta. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành dịch vụ vào GDP trong thời gian tới như tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch…Đối với việc dịch chuyển các thành phần kinh tế, nước ta cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để giảm tỷ trọng thành phần doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

Thứ 4, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường: Giải quyết vấn đề xã hội trước hết cần phải giải quyết công ăn việc làm cho người dân, giảm dần tỷ lệ thát nghiệp thông qua việc phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, khôi phục các làng nghề truyền thoogns ở nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ để thu hút lao động. Đồng thời, Nhà nước hoàn thiện các quy định về hệ thống thù lao, bảo hiểm, trợ cấp… nhằm làm giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Nếu thực hiện được những giải pháp này, các tệ nạn xã hội sẽ được kiểm soát, xã hội sẽ trở nên ổn định hơn. Về yếu tố môi trường, cần chú trọng đối với những dự án xanh, thân thiện với môi trường. Nhà nước cần ban hành những quy định đến việc tăng chi phí để ngăn ngừa và xử lý môi trường, nghiêm cấm việc sử dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Cuối cùng, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cơ quan quản lý. Kể từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định phải thay đổi MHTT. Muốn đạt được điều này, bản thân Chính phủ cần phải sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành như chính sách tài khóa, chính sách đối ngoại, chính sách tiền tệ… Tránh việc điều hành mang tính chất ngắn hạn, cần xây dựng những chính sách dài hạn, cũng như hạn chế sử dụng mệnh lệnh hành chính vào điều hành thị trường.Nói tóm lại, với những hạn chế còn tồn tại trong MHTT hiện nay, việc đổi mới MHTT trở thành một vấn đề tất yếu và cấp thiết của Việt Nam trong giai đoạn 2014– 2020. Để có thể thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, nước ta cần thay đổi sang MHTT theo chiều sâu, thực hiện đồng loạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả năng suất tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia trên thế giới cũng như thực hiện chuyển dịch cơ cấu, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Chính phủ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Phi Lân, “Bàn về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Ngân hàng, số 13 tháng 7/20102. Nguyễn Cao Đức, “Đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn 2011 – 2020”, Nghiên cứu kinh tế số 411, tháng 8/20123. Nguyễn Công Mỹ, “Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, Nghiên cứu kinh tế, số 45, Tháng 1+2/20114. Trần Du Lịch, “Tiến trình tái cơ cấu và chuyển dổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 267, tháng 1/20135. Hoàng Thị Chỉnh, “Nhìn lại mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt nam giai đoạn 1991 – 2010 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 255, tháng 1/20126. Nguyễn Tú Anh, “Chất lượng thể chế đang ở đâu?”7. PGS.TS Nguyễn Chí Hải, “Nâng cao năng lực cạnh tranh – Nhiệm vụ “sống còn””8. V.V.Thành, “Chỉ số năng lực cạnh tranh: Thế giới xếp hạng Việt Nam rất thấp”.9. Thanh Tâm, “Năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore”.10. Quang Minh, “Cấp thiết thay đổi để phát triển”

Để đối phó với những thách thức trong tương lai, Việt Nam cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong chương trình nghị sự phát triển quốc gia. Ảnh minh họa

Trên đà các thành tựu đạt được, ViệtNam có khát vọng tham gia nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, và theo đuổihình mẫu phát triển như Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.Những thách thức về suy giảm tăng trưởngkinh tế và thương mại toàn cầu, tốc độ phát triển nhanh chóng về công nghệ trong bối cảnh cuộc cáchmạng Công nghiệp 4.0 cùng khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19 mang lạikhiến Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề khi đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong các chuỗi giá trị sản xuấtvà du lịch.

Các quy định hạn chế về đi lại và yêu cầu giãn cách xã hội là một yếu tố khác gây sức ép lênkinh tế trong nước, khiến số lượng lớn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và nhiều người lao độngmất việc làm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, dịch vụ cánhân, dịch vụ lưu trú và thực phẩm.

Việc ứng dụng và truyền bá các công nghệ mới, công nghệ kỹ thuật số cùng với cuộc Cáchmạng Công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội nâng cao năng suất và khả năng thích ứng của doanhnghiệp trong bối cảnh khủng hoảng. Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, đặc biệt là lànsóng mới về số hoá, tự động hóa, và trí tuệ nhân tạo [AI] ngày càng tinh vi sẽ định hình lại chiếnlược định hướng xuất khẩu dựa trên thâm dụng lao động với chi phí thấp của Việt Nam. Các độtphá công nghệ trong quá trình sản xuất và phân phối sẽ tác động đến các ngành sản xuất ở mức độkhác nhau, đồng thời mang lại cơ hội mới cho các ngành dịch vụ như một nhân tố bổ trợ cần thiết thúcđẩy thành công của các ngành sản xuất.

Các mô hình kinh doanh mới, các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật số và các công ty “siêu ứng dụng” như ZaloPay, Momo mang lại nhiều triểnvọng hứa hẹn. Nhìn rõ hơn, có thể thấy các doanh nghiệp dựa trên nền tảng số thường bắt đầu bằng cách cung cấp một dịch vụ và sau đó bổ sung dần dần một hệ sinhthái dịch vụ cho người dùng - do đó được gọi là “siêu ứng dụng”. Ví dụ, ZaloPay là một ứng dụng thanh toán di động ra mắt vàonăm 2017 nhưng được xây dựng trên nền tảng Zalo, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam, ra mắt vào năm 2012. Còn Momo làmột công ty khởi nghiệp Fintech và cho phép khách hàng thực hiện chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và giải quyết các khoản vay cánhân và đã phát triển sang dịch vụ mua hàng, tức là thương mại điện tử.

Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư vốncổ phần tư nhân [VCPE]. Cụ thể, góp vốn từ các quỹ Đầu tư Mạo hiểm [VC] tăng gấp bốn lần từ 205 triệu USD năm 2016 lên 889 triệu USD với 92 giao dịch năm2018.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 bùng phát càng cho thấy nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ ứng dụng, phổ biến công nghệ, mô hình kinh doanh mới và giải pháp kỹ thuật số để hỗ trợ tăng trưởng vàtính linh hoạt của doanh nghiệp. Có thể lấy ví dụ, kể từ khi trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, trang thương mại điện tử hàng đầu Tiki đã chứng kiếnsự phát triển bùng nổ về số lượng đơn đặt hàng và các nhà bán lẻ hàng đầu cũng ghi nhận doanh số bán hàng trực tuyến tăng mạnh.

Nhiều dư địa cho tăng cường đổi mới sáng tạo và số hóa trong doanh nghiệp

Báo cáo cũng nhận định, Việt Nam hiện còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp nhỏvà vừa [DNNVV], chiếm 98% tổng số doanh nghiệp và chiếm 1/2 lực lượng lao động.

Khoảng 20% hoạtđộng xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ và mức độtinh vi về kinh doanh để có thể tăng năng suất và mở rộng thị trường. Có rất nhiều cơ hội để cải thiệnnăng suất doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng và phổ biến công nghệ tại Việt Nam.

Về công nghệ kỹthuật số, kết quả khảo sát mới đây về áp dụng công nghệ [2020] cho thấy, với các loại hình kinh doanhkhác nhau, trung bình chỉ có 20% doanh nghiệp sử dụng quy trình số hóa hoàn chỉnh trong triển khaicác chức năng kinh doanh chung [GBF] tại Việt Nam - bao gồm tiếp thị, thanh toán, lập kế hoạch sản xuấtđể hỗ trợ bán hàng và quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng.

Chỉ số sẵn sàng về công nghệ số thể hiện mức độ số hóa các hoạt động kinh doanh khác nhau của một doanh nghiệp. Một công ty cóthể áp dụng công nghệ số trong một số nhiệm vụ. Ví dụ, doanh nghiệp có thể thực hiện bán hàng trực tuyến và đồng thời quản lý chuỗicung ứng bằng các công nghệ số. Chỉ số này có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó chỉ số đạt giá trị 1 với hoạt động bán hàngkhi tất cả hoạt động bán hàng được thực hiện trên nền tảng trực tuyến hoặc website riêng.

Một hướng nhìn về đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ Tư, 28-10-2020, 01:43

Facebook Email Bản in +

Có thể thấy, sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đó trong 30 năm qua đang có xu hướng giảm dần. Nhiều nghị quyết của Ðảng trong gần 10 năm qua đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo bên cạnh việc khai thác lao động và nguồn vốn.

Cần đổi mới mô hình tăng trưởng

Ðã có rất nhiều mô hình về tăng trưởng kinh tế, nhưng tựu trung lại các mô hình này đều tập trung vào các nhân tố cơ bản đó là: vốn, lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp. Thước đo chủ yếu về hiệu quả của lao động đó là năng suất lao động, tức là sản lượng tính trên một đơn vị lao động. Yếu tố thứ hai là khối lượng vốn trên một đơn vị lao động. Ðó là cách tiếp cận truyền thống về tăng trưởng kinh tế dưới hai cấu phần vốn và lao động.

Ngày nay các quốc gia tập trung vào năng suất các yếu tố tổng hợp do sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ. Ðổi mới mô hình tăng trưởng có hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận thứ nhất là từ một mô hình tăng trưởng kinh tế đặc thù của mỗi quốc gia mà họ cần thay đổi các nhân tố gì để tăng trưởng kinh tế đạt được tốc độ cao nhất có thể và mang tính bền vững. Cách tiếp cận thứ hai là xem xét các mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đối chiếu các điều kiện đặc thù có tính tương đồng của nền kinh tế nước mình và sử dụng nó như một tham chiếu căn bản cho mô hình tăng trưởng của đất nước mình. Có lẽ việc kết hợp hai mô hình này là cách thức mà chúng ta nên tiếp cận khi đặt ra vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Trước hết cần đặt vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được mục đích cuối cùng là gì? Nhằm để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hay mô hình tăng trưởng đổi mới đó là công cụ, phương tiện để nền kinh tế đạt tới các mục tiêu khác như công bằng xã hội, bảo vệ môi trường… Có lẽ nên tổng hợp các mục tiêu này khi đặt ra vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng.

Về yêu cầu tăng năng suất lao động

Các nền kinh tế phát triển đều dựa vào năng suất lao động để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Chậm nâng cao năng suất lao động đồng nghĩa với việc làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn từ hai lần so với Phi-li-pin đến 14 lần so với Xin-ga-po. Nguyên nhân chủ yếu đó là các ngành kinh tế của nước ta về cơ bản ít sử dụng tri thức, khoa học - công nghệ, lao động có kỹ năng, các ngành nghề dựa vào các ngành thâm dụng vốn. Lao động tập trung nhiều ở các khu vực nông, lâm, thủy sản và lao động chưa qua đào tạo còn lớn. Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đến nay chủ yếu là sự chuyển dịch cơ cấu từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao hơn. Còn năng suất nội bộ ngành có cải thiện nhưng rất chậm. Với thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam có nhiều điều kiện để có thể tiếp cận công nghệ kỹ thuật số, nền kinh tế số. Nó cho phép Việt Nam có các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng thông minh đáp ứng nhu cầu của khách hàng linh hoạt và hiệu quả hơn. Hiện thực hóa các yêu cầu đòi hỏi này trong 5 năm, 10 năm tới bằng các chính sách cụ thể, mang tính khả thi sẽ là một cuộc đổi mới thực chất tạo cú huých cho năng suất lao động gia tăng đột biến, cũng như mô hình tăng trưởng được đổi mới một cách căn bản, thực chất.

Về sáng tạo và đổi mới công nghệ

Các nền văn minh phương Tây nói chung có truyền thống về đổi mới và sáng tạo. Ðiều này giải thích vì sao các cuộc cách mạng về khoa học - công nghệ đều khởi phát từ phương Tây. Các mô hình tăng trưởng kinh tế ngày nay đều coi trọng vai trò của đổi mới sáng tạo trước những thành tựu của khoa học - công nghệ. Ở Việt Nam, mức độ đóng góp của khoa học - công nghệ đối với nền kinh tế vẫn còn rất thấp. Mức độ sẵn sàng về công nghệ trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy vị trí của Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn, đứng quanh mức 100 trong gần 150 quốc gia khảo sát. Riêng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu thì trong báo cáo thường niên ngày 2-9-2020 của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu [WIPO] đã xếp hạng Việt Nam thứ 42/131 quốc gia. Việt Nam đứng thứ ba sau Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a ở Ðông - Nam Á và đứng thứ chín ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu khác liên quan đến khoa học - công nghệ của Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với nhiều nước khác. Chẳng hạn như tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển [R&D] so với GDP là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá cường độ nghiên cứu và phát triển của một quốc gia, tuy có được cải thiện từ mức 0,21% năm 2011 lên 0,55% năm 2017 nhưng so với các nước thì còn rất thấp. Chi cho nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp Việt Nam có tăng lên nhanh trong tổng chi nghiên cứu phát triển của cả nước nhưng so với các nước ASEAN vẫn còn rất thấp. Hơn nữa nghiên cứu phát triển ở nước ta tập trung phần lớn ở các doanh nghiệp lớn, còn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động này rất hạn chế. Chất lượng nghiên cứu khoa học - công nghệ so với mặt bằng ASEAN và quốc tế cũng ở mức thấp. Tỷ lệ về bằng sáng chế và ứng dụng [trên một triệu dân] còn nhỏ bé.

Ðây là những khó khăn, thách thức Việt Nam cần phải vượt qua nếu muốn đổi mới mô hình tăng trưởng có hiệu quả. Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia nhận định về mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta như sau: “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã đạt tới đỉnh. Nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dựa vào mở rộng quy mô vốn, sử dụng nguồn nhân công giá rẻ với tay nghề thấp và giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu thấp sẽ dẫn tới không thể cạnh tranh và nền kinh tế sẽ gặp nhiều rủi ro trong tương lai”. Nhận định này có vai trò như là một cảnh báo thuyết phục, và thực tế nó cũng khá quen thuộc trong nhận thức chung của xã hội, đặc biệt là tinh thần các nghị quyết của Ðảng về việc cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng qua chiều sâu để nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp [TFP].

Một số giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng

Ðổi mới hay chuyển đổi hay lựa chọn tối ưu một mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Việt Nam, tùy theo cách gọi, cuối cùng phải bảo đảm được mục tiêu kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, bền vững, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và môi trường, ứng phó hiệu quả trước những cú sốc nhiều mặt từ bên ngoài. Dưới đây xin được đóng góp một vài giải pháp vào hệ thống các giải pháp, chính sách toàn diện để đạt đến thành công của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trước hết, cần thể chế hóa khá cụ thể các yêu cầu mục tiêu đặt ra từ các nội hàm đổi mới của mô hình tăng trưởng. Ðặc biệt chú trọng vai trò của đổi mới sáng tạo và hoạt động khoa học - công nghệ nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Tiếp đến, cần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Ðây là vấn đề đã được đặt ra từ lâu nhưng thực chất việc triển khai thực hiện do gặp phải nhiều khó khăn, nên tiến hành còn rất chậm. Ðể mô hình tăng trưởng mới phát huy tác dụng thì các cải cách về đầu tư công, về doanh nghiệp nhà nước, về thị trường tài chính, trong đó có các vấn đề về tài khóa và tiền tệ cần được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa.

Cuối cùng, cải cách hành chính theo hướng triệt để, quyết liệt nhưng phải hiệu quả hơn. Quan điểm giữa “cấm và cho” cần được dứt khoát trong tinh thần của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật nên quy định rõ những gì các chủ thể không được làm, thay vì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Cả nước đang hướng về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XIII với nhiều kỳ vọng hết sức lớn lao. Trước bao nhiêu thách thức của biến động chính trị, kinh tế thế giới, nhất là đại dịch Covid-19 trong hơn chín tháng qua, Việt Nam đã cho thế giới thấy sức mạnh kiên cường, bền bỉ. Và điều đó tự thân nó như một lời cổ vũ mạnh mẽ cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta hướng tới sự thành công của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XIII, tiếp tục mở ra một chương mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước huy hoàng hơn, chói lọi hơn.

TS TRƯƠNG VĂN PHƯỚC

Nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững

Thứ Ba, 06-04-2021, 02:03

Facebook Email Bản in +

Để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu nhiều nhiệm vụ trọng tâm cụ thể, trong đó có nội dung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng [MHTT], cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thách thức của việc đổi mới MHTT giai đoạn 2021-2025 không chỉ là khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập từ MHTT trước đây mà còn phải đề xuất những giải pháp mới.

Nhiệm vụ khó khăn hơn

Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi MHTT từ cách thức tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng, Nhà nước từ năm 2011, là nhân tố quyết định để Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong suốt giai đoạn 2011 - 2020 vừa qua. Về bản chất, đổi mới MHTT chính là đổi mới cách thức tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào tăng vốn, lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sang tăng trưởng chủ yếu dựa vào năng suất. Nói cách khác là chủ yếu dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo nhằm bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, chất lượng và hiệu quả. Đổi mới MHTT cũng bao hàm cả quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nhằm huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực theo hướng hợp lý và hiệu quả, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tham gia một cách chủ động, hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó làm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài.

Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới MHTT giai đoạn 2016 - 2020, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư [CIEM] nhấn mạnh đến những kết quả nổi bật. Trước hết là ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Lạm phát cơ bản được duy trì ở mức ổn định khoảng 1,7% trong cả giai đoạn. Thực hiện được mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách xuống dưới 3,5% GDP. Dự trữ ngoại tệ gia tăng nhanh chóng, tỷ giá ổn định linh hoạt, làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn, góp phần tăng thêm sức chống chịu của nền kinh tế. Đáng lưu ý, cách thức và chất lượng tăng trưởng đã có sự thay đổi, cải thiện nhất định. Thể hiện ở việc không còn sử dụng khai khoáng như một công cụ điều hành nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng giai đoạn này chủ yếu dựa vào cải cách và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thay vì nhờ vào mở rộng tín dụng và các gói kích thích kinh tế như giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, CIEM chỉ rõ: Xét trong dài hạn và chất lượng của sự chuyển đổi vẫn còn không ít điều cần cải thiện. Đó là nguồn thu ngân sách chưa bền vững. Tốc độ gia tăng tín dụng tuy có giảm so giai đoạn 2001 - 2010 nhưng đang có xu hướng gia tăng. Độ mở của nền kinh tế đã gia tăng rất nhanh và ở mức rất cao. Nền kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư nước ngoài. Đây là những chỉ dấu khá rõ thể hiện nền kinh tế nước ta đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước các biến động bất lợi từ bên ngoài.

Trước thực trạng đó, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ MHTT, cơ cấu lại nền kinh tế. TS Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ phân tích, năm 2021, đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển đổi MHTT với nhiệm vụ nặng nề hơn trước. Bởi lẽ trước đây, chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi MHTT theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh nhưng hiện nay, do tác động của đại dịch Covid-19, chúng ta trước hết phải phục hồi tăng trưởng nền kinh tế. So với 10 năm trước, phục hồi kinh tế trong giai đoạn này sẽ có nhiều khó khăn hơn. Bởi trong giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế toàn cầu suy thoái nhưng nhìn chung vẫn thuận lợi hơn so với tình trạng hiện nay và Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng và lợi thế hơn, nhất là trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi MHTT vẫn tiếp tục phải thực hiện nhưng khác với giai đoạn trước, văn kiện Đại hội XIII yêu cầu phải thực hiện đổi mới MHTT mạnh mẽ hơn. Theo đó, chuyển mạnh nền kinh tế sang MHTT dựa trên cơ sở tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Những đột phá chiến lược

Theo các chuyên gia kinh tế, nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế thời gian qua mới chủ yếu là làm sạch các hậu quả để lại của giai đoạn phát triển trước đó. Bước sang giai đoạn mới 2021-2025, cơ cấu lại và đổi mới MHTT cần phải nhanh hơn và phải có sự bứt phá. Vì vậy, cần xác định rõ những tác động có thể xảy đến để đưa ra những giải pháp cho việc cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn tới. Đổi mới MHTT phải gắn với quá trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thể chế, nhất là phát triển thị trường các nhân tố sản xuất; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Chú trọng tăng cường nội lực, phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tăng cường khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài.

TS Cấn Văn Lực nhìn nhận, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới MHTT giai đoạn 2021-2025 cần đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế, gắn với cải cách thực chất thủ tục hành chính hướng tới lợi ích của doanh nghiệp [nhất là khu vực kinh tế tư nhân], nhà đầu tư và người dân. Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế sâu rộng, sự phát triển bùng nổ của công nghệ số kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều mô hình kinh doanh, hình thái kinh tế mới. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, quy định, chính sách, thủ tục hành chính còn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa thật sự minh bạch, công khai, chưa tạo được sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, chưa khuyến khích được sự tham gia của toàn xã hội vào các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó làm hạn chế đà tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cải cách và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế, gắn với cải cách thực chất thủ tục hành chính cần được xem là đột phá đầu tiên và quan trọng nhất, cởi trói mọi bó buộc của các quy định không phù hợp trong bối cảnh mới của Việt Nam và thế giới; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn, lành mạnh, công bằng. Đồng thời, cần quyết tâm xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, liêm chính, tinh thần kiến tạo, có năng lực chuyên môn, sáng tạo. Đây cũng chính là những nội dung quan trọng được cụ thể hóa trong văn kiện Đại hội XIII.

Để thực hiện các đột phá chiến lược như nội dung văn kiện Đại hội XIII đề ra, nhiều chuyên gia, nhà quản lý kinh tế thống nhất: Cần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức hiện đại, có kỹ năng đáp ứng xu thế phát triển mới của kinh tế thế giới và của Việt Nam, giàu động lực sáng tạo, mạnh dạn chấp nhận rủi ro. Bối cảnh và xu thế mới phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý năng động, có trình độ, kỹ năng, có khả năng vận dụng và đổi mới sáng tạo, làm chủ tri thức và kỹ thuật để phát minh, phát triển và ứng dụng ý tưởng mới, thích ứng nhanh. Nguồn nhân lực tới đây còn phải là những con người hành động, dám nghĩ, dám làm, tinh thần sáng tạo, đổi mới gắn với khởi nghiệp, dám chấp nhận thất bại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn. Tương tự, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cũng cần thay đổi theo hướng tư duy cởi mở hơn, không ngại sai, không ngại trách nhiệm, luôn có phân tích, đánh giá mỗi khi ban hành một chính sách nào đó, cởi mở song vẫn kiểm soát được rủi ro. Khâu phối hợp, kết hợp phải tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn, rõ ràng hơn. Ngoài ra, cần thực hiện cho được khâu đột phá chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, có tầm nhìn và chất lượng. Trong 10 năm tới, để tạo nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tầm nhìn và chất lượng, có khả năng ứng dụng công nghệ cao, vận hành và quản lý dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, cần thiết phải tập trung nguồn lực, cơ chế, chính sách cho phát triển cơ sở hạ tầng [cả cứng và mềm], gắn liền với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhanh, xu hướng kinh tế số, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, xu hướng hội nhập mới. Đồng thời, cần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả tiến trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, gắn liền với mục tiêu chuyển đổi MHTT, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng tốt thời cơ đến từ xu hướng kinh tế số, xã hội số và các hình thái kinh tế mới. Đột phá này là bổ sung so với giai đoạn 2011 - 2020 và là yếu tố hết sức quan trọng trong bối cảnh do tác động của dịch Covid-19, đóng góp của yếu tố lao động và vốn vào tăng trưởng GDP sẽ giảm mạnh trong ít nhất là 5 năm tới. Khi đó, vai trò đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp lại càng quan trọng…

TÔ HÀ

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Vì sao phải đổi mới mô hình tăng trưởng

79

bổ dưỡng - món ăn ngon Sản phụ khoa Nhi khoa phái nam khoa thẩm mỹ - giảm cân phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
ttmn.mobi - Đổi mới mạnh bạo hơn nữa quy mô tăng trưởng để tăng sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế tiếp tục là sự việc lựa chọn, là triết lý và câu hỏi phải làm bây giờ cũng như trong quy trình tiến độ tới.

Bạn đang xem: Vì sao phải đổi mới mô hình tăng trưởng


Tăng trưởng cấp tốc nhưng không bền vững

Đánh giá toàn diện tình hình kinh tế tài chính - làng mạc hội nước ta giai đoạn 2011-2020, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế mang lại rằng, việt nam đã đạt được không ít thành tựu quan trọng, nền kinh tế có mức tăng trưởng tương đối tốt, unique tăng trưởng được nâng cấp rõ rệt. Tuy nhiên, tăng trưởng hơi nhanh song chưa bền vững, nhân tố nâng tầm chưa xuất hiện, hoặc gồm nhưng còn mờ nhạt, cơ cấu tổ chức lại nền tài chính còn lờ đờ và chưa lấn sân vào chiều sâu. Vận động đổi mới, sáng tạo còn nhiều tiêu giảm và chưa phát huy, tận dụng tối đa được nhiều cơ hội phát triển trong toàn cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0.

“Kinh tế việt nam phát triển từ nước có thu nhập thấp lên nước tất cả thu nhập vừa đủ thấp từ năm 2009, tuy thế công nghệ, thiết bị móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất không được đầu tư cải tiến, đang có ít mô hình, hình thái kinh tế tài chính mới [có ứng dụng technology cao] được áp dụng tác dụng tại vn do thể chế, dấn thức, hạ tầng cửa hàng kỹ thuật còn bất cập, không đồng nhất và phân chia nguồn lực đầu tư chi tiêu chưa hợp lý”, TS. ông cấn văn lực chỉ rõ.



Tăng trưởng tài chính của việt nam thời gian qua hơi nhanh song chưa bền vững. [Ảnh minh họa]Trong khi đó, vận động đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và phân tích và phát triển trong doanh nghiệp vẫn còn đó hạn chế. Theo TS. Lực, để cho năm 2030 trở thành non sông đang cải cách và phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đột phá đầu tiên và đặc biệt nhất là đề xuất đẩy cấp tốc hoàn thiện khối hệ thống thể chế tởm tế, đính thêm với cải tân thực chất giấy tờ thủ tục hành thiết yếu hướng tới công dụng của doanh nghiệp, của nhà đầu tư chi tiêu và tín đồ dân.

“Cởi trói mọi bó buộc của các quy định không phù hợp để sinh sản môi trường đầu tư - sale hấp dẫn, lành mạnh, công bằng. Đồng thời, phải quyết trọng điểm xây dựng bộ máy quản lý gọn gàng nhẹ, với đội ngũ cán bộ, công chức tất cả phẩm hóa học đạo đức, liêm chính, tinh thần kiến tạo, có năng lực chuyên môn, sáng tạo, hết lòng phụng sự”, TS. Lực nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, cần cách tân và phát triển nguồn lực lượng lao động có trí thức hiện đại, có kỹ năng, giàu hễ lực sáng sủa tạo, bạo dạn dạn đồng ý rủi ro. Nguồn nhân lực sắp tới đây còn cần là đầy đủ con người hành động, dám nghĩ, dám làm, ý thức sáng tạo, đổi mới gắn với khởi nghiệp, dám chấp nhận thất bại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Theo TS. Cấn Văn Lực, vào 10 năm tới cần cải cách và phát triển cơ sở hạ tầng hiện tại đại, bao gồm tầm nhìn và chất lượng, có tác dụng ứng dụng technology cao, vận hành và thống trị dựa trên nền tảng dữ liệu mập và trí thông minh nhân tạo. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, gắn sát với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp năng suất cùng sức đối đầu của nền gớm tế, tận dụng giỏi thời cơ đến từ xu hướng kinh tế số, buôn bản hội số và những hình thái kinh tế mới.

“Cần phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người việt Nam, như một hễ lực mềm thêm kết, bền vững. Tôi vẫn ghi nhớ một lời nói của một tập đoàn lớn công nghiệp số 1 của hàn quốc từ những năm 1990 nay vẫn tồn tại nguyên giá trị, kia là: “tài nguyên luôn luôn có hạn, trí tuệ sáng tạo của con fan là vô hạn”. Hợp lý và phải chăng đã đến lúc, Việt Nam chúng ta cần truyền thiết lập và thực thi ý thức đó?”, TS. ông cấn văn lực đặt vấn đề.

Xem thêm: Vib Là Ngân Hàng Gì ? Viết Tắt Của Ngân Hàng Gì? Vib Là Gì Ngân Hàng Gì

Phải tạo thành những “dư địa” vững mạnh mới

Còn theo GS. TS. Trằn Thọ Đạt, chủ tịch Hội đồng trường Đại học tài chính Quốc dân, biến đổi mô hình tăng trưởng bắt buộc được khẳng định là một quy trình thường xuyên để nền tài chính luôn năng động, tiếp tục có nâng cấp về năng lượng cạnh tranh, sức chống chịu đựng với những cú sốc từ mặt ngoài, từ bỏ nội tại nền kinh tế luôn tạo thành được hồ hết “dư địa” lớn lên mới.

GS. TS. Nai lưng Thọ Đạt mang đến rằng, tăng trưởng kinh tế tài chính trong thời hạn qua đã cao hơn nữa giai đoạn trước nhưng không đủ để thu hẹp khoảng cách về thu nhập cá nhân với các nước trong khu vực; tăng năng suất lao động hầu hết vẫn vì chưng tăng vốn đầu tư chi tiêu và áp dụng lao động chi tiêu thấp.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nền tởm tế dựa vào nhiều vào đầu tư chi tiêu nước ngoài, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng năng suất lao động chưa bền vững. Hơn nữa, đối với các ngành được coi là thế mạnh mẽ của Việt phái mạnh hiện ni [điện tử, dệt may, domain authority giày, du lịch, thủy sản], chúng ta vẫn chủ yếu đang vận động ở phân khúc thị trường thấp vào chuỗi giá trị, nơi tạo nên giá trị ngày càng tăng thấp”, GS. TS. è cổ Thọ Đạt nêu rõ.

Do đó, đổi mới mạnh mẽ rộng nữa quy mô tăng trưởng để tăng mức độ cạnh tranh, mức độ chống chịu của nền kinh tế tài chính vẫn tiếp tục là sự lựa chọn, là triết lý và câu hỏi phải làm hiện nay cũng như quá trình tới.

“Mô hình lớn mạnh trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, hiện đại khoa học công nghệ và thay đổi sáng tạo, đặc biệt là đẩy mạnh bứt phá xây dựng kiến trúc hiện đại, đồng nhất tạo căn cơ thúc đẩy sự phát triển của đầy đủ ngành mới, nghành nghề dịch vụ mới, độc nhất vô nhị là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số, sẽ là những triết lý rất trúng cùng đúng về mô hình tăng trưởng của ta trong thời gian tới để đảm bảo duy trì được vận tốc tăng trưởng nhanh và bền vững”, GS. TS. è Thọ Đạt nhận mạnh.

Theo GS. TS. Trằn Thọ Đạt, Đảng và Nhà nước đã luôn luôn quan tâm, sớm có tương đối nhiều chủ trương, chiến thuật thúc đẩy áp dụng văn minh khoa học công nghệ và thay đổi sáng tạo, đẩy mạnh nâng tầm xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng điệu tạo căn nguyên thúc đẩy sự trở nên tân tiến của phần lớn ngành mới, nghành mới, tuyệt nhất là kinh tế tài chính số, buôn bản hội số và chính phủ số để làm cơ sở duy trì tăng trưởng cao vào một thời gian dài.

“Trong sứ mệnh dẫn dắt cải tiến và phát triển của tài chính số, bao gồm hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là kế hoạch phát triển kinh tế số và quản lý nhà nước về kinh tế số. Nhà nước cần là 1 bên thâm nhập “chủ hễ và đi đầu”, một người dùng tiên phong trong nền tài chính số quốc gia. Việt nam với một nền kinh tế năng đụng và dễ thích ứng, và với ưu thế của người đi sau đang có thời cơ có thể “đi tắt, đón đầu” vào việc thay đổi thành công từ nền kinh tế tài chính truyền thống thanh lịch nền tài chính số”, GS. TS. Trần Thọ Đạt khuyến nghị./.

Sáng 30/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV đã thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự phục hồi và phát triển kinh tế cả thế giới và trong nước.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Bên lề Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến đề ra trong thời gian tới.

Đại biểu Đặng Ngọc Huy [Đoàn Quảng Ngãi]: Nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP cho tăng trưởng

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều hạn chế.

Theo đó, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch; chỉ có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đạt 30% theo kế hoạch. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm. Cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, hiệu quả đầu tư công chưa cao. Trong số đó, 6 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thêm 178.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một số dự án đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, chậm được xử lý dứt điểm.

Để khắc phục hạn chế trên cũng như hướng tới mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025, tôi cho rằng cân nhắc điều chỉnh mục tiêu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp [TFP] trong nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 ở mức cao hơn 45% để phấn đấu, thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết là với các nước trong khu vực.

Việc điều chỉnh trên cơ sở đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt 45,4% và còn dư địa lớn trong giai đoạn 2021-2025, khi mà chúng ta đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ưu tiên phát triển kinh tế số, cải thiện thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Cùng với đó, tăng cường mức đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP cũng đồng thời góp phần cải thiện chỉ số canh tranh toàn cầu của Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh [Đoàn Bình Định]: Cần chính sách ưu tiên đầu tư công trong phát triển liên kết vùng

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trong khi phát triển liên kết vùng đóng vai trò quantrọng trongviệc thực hiện các mục tiêuphát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước, thời gian qua, vẫn tồn tại tình trạng mỗi tỉnh thành đều muốn địa phương của mình được đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nên nguồn lực đầu tư bị dàn trải, trùng lặp giữa các địa phương, dẫn tới nhiều công trình đầu tư công kém hiệu quả.

Thực tế, tư duy này chỉ phù hợp với thị trường tự cung tự cấp, nếu hướng tới thị trường hàng hoá cạnh tranh thế giới thì cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Bởi, nếu các địa phương đầu tư giống nhau thì như nam châm cùng cực thì không hút nhau.

Do vậy, để đẩy nhanh liên kết vùng giữa các địa phương theo tôi cần có chính sách ưu tiên đầu tư công cho liên kết vùng, nghĩa là Trung ương có chính sách ưu tiên những địa phương có liên kết với nhau. Từ đó, tạo tiền đề cho các địa phương liên kết, phối hợp với nhau trong các lĩnh vực có lợi thế so sánh, tạo nên liên kết vùng, không còn đầu tư dàn trải, làm giảm hiệu quả đầu tư nguồn vốn Trung ương.

Đơn cử, trong một vùng địa phương có lợi thế là sân bay và có liên kết với các địa phương khác có sử dụng sân bay thì Trung ương nên có ưu tiên đầu tư giao thông thích ứng nhanh giữa các địa phương này với sân bay. Hay địa phương nào đầu tư khu chế biến sản xuất nâng cao giá trị và liên kết được với các vùng nguyên liệu thì Trung ương cũng có thể đầu tư liên kết giao thông giữa các vùng nguyên liệu và khu chế biến này.

Đối với những địa phương chưa liên kết được với nhau, tôi đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ ngân sách dựa trên hiệu quả đầu tư của từng lĩnh vực có lợi thế và hàng năm Trung ương sẽ có đánh giá ưu tiên hỗ trợ ngân sách đầu tư phát triển theo đúng lĩnh vực địa phương để phát huy hiệu quả cao hơn. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính nên nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số hiệu quả sử dụng ngân sách nói chung và trong từng ngành, lĩnh vực nói riêng làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Cường [Đoàn Hà Nội]: Thiếu trụ cột để phát triển tự chủ và bền vững

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tôi có băn khoăn khi nghe báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có ý kiến không cần thiết đưa nội dung tái cơ cấu kinh tế thành một kế hoạch riêng, do khá nhiều nội dung của kế hoạch trùng lặp với nội dung đã được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng.

Theo tôi, việc cơ cấu lại nền kinh tế chính là thay đổi về cơ cấu hay thay đổi về quan hệ tỷ lệ, phân bổ nguồn lực để thay đổi về quy mô, tốc độ và trình độ phát triển của các ngành cũng như các lĩnh vực gồm các thành phần kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh hiện nay, nền kinh tế rất cần thiết để cơ cấu lại.

Thực tế, việc phân bổ nguồn lực nội tại của nền kinh tế đang mất cân đối. Ví dụ như vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm rất lớn, nhưng hiệu quả hoạt động chưa đạt như mong muốn. Trong khi khu vực tư nhân thì không có khả năng tiếp cận hoặc nhiều vùng có khả năng phát triển tốt nhưng đầu tư phát triển lại chưa cân xứng như hạ tầng đầu tư tại Đồng bằng sông Cửa Long thấp hơn nhiều so với vùng khác.

Cùng với đó, mục tiêu của chúng ta đặt ra là Việt Nam phải là một quốc gia hùng cường mà quốc gia nào cũng phải dựa trên trụ cột hoặc phải có các tập đoàn kinh tế mạnh để không chỉ làm chủ kinh tế trong nước mà vươn ra thị trường thế giới.

Vậy nên, theo tôi, Việt Nam cần có những cơ chế đột phá để tạo lập ra những chỗ đứng thay đổi mục tiêu đầu tư. Nếu như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội này đưa ra được các giải pháp thực sự đột phá mà trong các quy định luật pháp không có, Quốc hội cần thông qua kế hoạch này.

Thuý Hiền – Diệp Anh [TTXVN]

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chia sẻ:

Từ khóa:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề