Vì sao trong nghề làm vườn người ta thường dùng cây giống ghép cành

Nhân giống cây bằng phương pháp ghép

  • Gà Con
  • Cây ăn quả

Phương pháp ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất.

Nội dung trong bài viết

  • Trồng cây gốc ghép
  • Gốc ghép nhân bằng phương pháp vô tính
  • Một số tổ hợp ghép có thể sử dụng ở nước ta
  • Các phương pháp ghép cây ăn quả
    • Ghép áp
    • Ghép cành
    • Ghép mắt
    • Ghép cửa sổ
  • Chăm sóc cây con sau khi ghép

Nếu phân chia theo cách ghép thì có nhiều nhưng gộp chung lại thành hai cách: Ghép áp cành hai cây sống gần nhau và ghép rời từng bộ phận của cây này với gốc của một cây khác [cành, lá, mắt rễ…]. Cách ghép rời từng bộ phận lại có hai cách: ghép cành và ghép mắt.

Thời gian liền lại của một tổ hợp ghép nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào loài cây ăn quả, các giống loài dùng trong tổ hợp và những điều kiện khí hậu của môi trường. Ở nước ta thời gian liền lại của một tổ hợp ghép là 15 – 30 ngày tuỳ mùa ghép và tuỳ giống cây. Cam, quýt, chanh ghép vào mùa xuân và mùa thu có thể mở dây buộc và cắt ngọn gốc ghép sau khi ghép 10 – 15 ngày. Nếu ghép trong mùa đông và mùa hè phải 30 ngày.

Các yếu tố quan trọng sau đây có ảnh hưởng đến khả năng ghép sống của các tổ hợp.

Tình trạng ngủ nghỉ của cành và mắt ghép; mức độ thuần thục và mô tế bào đỉnh sinh trưởng và tượng tầng.

Khả năng hoạt động của mô tế bào tượng tầng của cây gốc ghép.

Điều kiện khí hậu tối thích [sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và khả năng tiếp hợp tốt giữa gốc ghép và cành ghép khi ẩm độ tương đối của không khí là 100% và nhiệt độ từ 7 – 320

Cây ghép hoàn toàn có thể giữ nguyên được những đặc tính tính trạng của cây mẹ. Những đặc tính tính trạng đó chỉ có thể được nhân lên trong trường hợp chúng ta chọn đúng tổ hợp ghép, đồng thời chăm sóc cây ghép theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề