Vườn quốc gia u minh hạ thuộc tỉnh nào năm 2024

Vườn Quốc Gia U Minh Hạ là một địa điểm không thể thiếu trong lịch trình du lịch trải nghiệm Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ – Địa điểm du lịch nổi tiếng Cà Mau

Vườn quốc gia U Minh Hạ

Đến với Cà Mau, du khách có thể tham gia chuyến khám phá vườn quốc gia U Minh Hạ với rất nhiều hoạt động thú vị. Rừng U Minh Hạ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng rất thích hợp cho những người yêu thích khám phá tự nhiên, ưa mạo hiểm và muốn tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập nước.

Vườn quốc gia U Minh Hạ với diện tích 8.527,8 ha được thành lập ngày 20/1/2006, thuộc địa giới hành chính 4 xã thuộc 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh, tỉnh Cà Mau. Nằm về phía tây tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau không khoảng 25km, mất hơn 30 phút ngồi ô tô, du khách sẽ đến Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ – Địa điểm du lịch nổi tiếng Cà Mau

Đặc trưng nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm hình thành trong điều kiện ngập nước, úng phèn, trên đất than bùn, là cây tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2009, vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau.

Hệ thống động thực vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng: có gần 250 loài thực vật 250 loài thực vật, 182 loài chim, 20 loài bò sát sát và lưỡng thê, 40 loài thú và nhiều loài côn trùng khác, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ – Địa điểm du lịch nổi tiếng Cà Mau

Nhờ có môi trường sinh thái ổn định và phù hợp nên các loài chim, cò đều tụ hợp về đây sinh sản, trú ngụ và phát triển với số lượng đông đúc. Đó là những loài như chích cồ, còng cọc, vạc, điên điển, le le, cúm núm, chàng bè, sếu đen… và rất nhiều loài cò như: cò trắng, cò xanh, cò đỏ, cò hương, dơi quạ… trong đó có hàng chục loại chim, thú quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế [IUCN].

Rừng U Minh Hạ còn có nguồn lợi thủy sản rất dồi dào trong đó có nhiều loài cá đặc trưng cho khu vực miền Tây như cá lóc, cá bông, cá thác lác, cá trê vàng, sắt bướm…không chỉ có giá trị sinh học mà còn có giá trị kinh tế cao. Thời gian gần đây, nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm xuất hiện ở rừng tràm U Minh Hạ, trong đó đáng chú ý nhất là heo rừng – loài động vật quý hiếm nhưng đã bị “mất tích” hàng chục năm qua. Sự xuất hiện trở lại của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, chồn đèn, chồn cáo cộc, rắn hổ đất, kì đà, cá sấu… cùng với hàng trăm loài động vật hiện hữu càng làm phong phú thêm hệ động thực vật của khu rừng này.

Du lịch Cà Mau, đến Rừng U Minh Hạ bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị bởi những nét hoang sơ nhưng vô cùng độc đáo mà không nơi nào có được.

Rừng U Minh có diện tích khoảng 2.000 km², nằm sát Vịnh Thái Lan, thuộc hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Rừng U Minh là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quý hiếm trên thế giới, gồm phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên rất hùng vĩ và hoang sơ.

Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác với khoảng 250 loài thực vật, chủ yếu là cây tràm mọc ở khắp nơi, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát,...

Nơi đây, nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy bối cảnh kể về câu chuyện Đất rừng phương Nam và được dựng làm phim.

Ông Nguyễn Tấn Truyền, Trưởng phòng Sinh thái du lịch và Giáo dục môi trường, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết: “Trước đây, tính đa dạng về số lượng loài cũng rất nhiều, nhưng sau sự cố cháy rừng, một số loài đã bị mai một. Chúng tôi đã đề xuất với Ban Giám đốc Vườn tiến hành điều tra xác định hệ động, thực vật trong rừng để thực hiện bảo tồn”.

Hiện nay, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có khoảng 23 loài thú, trong đó có những loài quý hiếm như: mèo rừng, cầy hương, rái cá, tê tê Java, khỉ đuôi dài, heo rừng, nai… Ðặc biệt là rái cá, trong đó có rái cá lông mũi nằm trong Sách Ðỏ. Bên cạnh đó, có nhiều loài chim cần được bảo tồn như: già đẩy Java, le nâu, vịt trời, diệc xám, chèo bẻo cờ lớn… Ngoài ra, ở đây còn rất nhiều loại thực vật cũng được bảo vệ nghiêm ngặt như: tràm, trâm ổi, mật cật, nắp nước, lá u minh, cẩm cù, kỳ nam kiến… Các loài lưỡng cư - bò sát như: rùa ba gờ, rùa răng, kỳ đà hoa, rắn cạp nông, rắn hổ chúa, trăn gấm và một số loài cá như: lóc, rô biển, trê vàng, cá dầy, cá chèn bầu…

Vùng lõi rừng nguyên sinh U Minh Hạ.

Lực lượng bảo vệ rừng khảo sát đất than bùn.

Cây kỳ nam kiến.

Cây nắp nước [còn gọi cây nắp ấm].

Cây cẩm cù.

Cá chèn bầu.

Mèo rừng.

Tê tê.

Hoàng Vũ thực hiện

“Ốc đảo” xanh giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương [Phường 5, TP Cà Mau] là một trong số ít không gian công cộng được phủ cây xanh, như một "ốc đảo" ngay tại trung tâm TP Cà Mau. Những ngày thời tiết oi bức, có khá nhiều người dân đến đây vào lúc xế chiều, vừa thư giãn, vừa rèn luyện thể dục. Nơi đây có hồ nước rộng, góp phần giải nhiệt mùa nắng nóng.

Ðánh thức tiềm năng Hòn Khoai

Nằm ở phía Ðông Nam mũi Cà Mau, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, cách đất liền tại bãi Khai Long [xã Ðất Mũi] hơn 6 hải lý, Hòn Khoai có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, là tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển, vùng lãnh hải phía Tây Nam Tổ quốc.

Sản vật xứ rừng U Minh

Vùng đất rừng U Minh Hạ phong phú sản vật, được người dân địa phương chế biến thành nhiều món ăn dân dã, mang hương vị đặc trưng, gói trọn trong đó tình đất, tình người, đã níu chân người đến ở, nhắc nhớ người đi xa lưu luyến nhớ về.

“Lộc biển” ở cửa Bồ Ðề

Cuối tháng 3 âm lịch, vào mùa khai thác ruốc, thời điểm mọi người hay nói vui là mùa “săn lộc biển”, chúng tôi theo chân ngư dân xã Tam Giang Tây [huyện Ngọc Hiển] ra cửa biển Bồ Ðề [giáp ranh 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển] đánh ruốc. Chạy vỏ máy tầm 30 phút từ đất liền ra biển, sinh khí đánh bắt trên biển tấp nập, vui hẳn, nhất là khi những đục ruốc nặng tay được kéo lên.

Nuôi cua công nghệ cao

Xuất phát từ thực tế việc nuôi cua quảng canh rất khó kiểm soát về dịch bệnh và chế độ ăn, dẫn đến tỷ lệ con giống bị hao hụt cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, đã nghiên cứu, áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc tuần hoàn, bước đầu mang lại hiệu quả.

Những loài cây đặc hữu ở Trường Sa

Đến với quần đảo Trường Sa, vùng hải đảo máu thịt của Tổ quốc, là đến với những điều kỳ diệu. Nơi đây, lớp lớp cha ông đã dùng máu xương để khẳng định, gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước. Nối tiếp ý chí ấy, quân và dân Trường Sa hôm nay luôn kề vai, chung sức để bảo vệ, dựng xây vùng biển đảo vững mạnh, giàu đẹp, trường tồn.

Cà Mau chuyển mình

Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, không chỉ có trang sử vẻ vang những chiến tích oai hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cùng dân tộc đi đến đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn khẳng định sức vươn mình mạnh mẽ trong công cuộc kiến thiết ở thời bình.

Tưởng nhớ và tri ân!

Đất nước Việt Nam ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, lớp lớp các bậc tiền nhân đã hy sinh để khai phá, bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất bờ cõi, vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Một ngày làm chiến sĩ

Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975-30/4/2024], kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ [7/5/1954-7/5/2024] và 83 năm Ngày Thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [15/5/1941-15/5/2024], Trường Tiểu học Trí Phải Tây [xã Trí Lực, huyện Thới Bình] phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự và Hội đồng Ðội xã Trí Lực tổ chức hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm chiến sĩ” cho học sinh trường.

Những cửa biển ven đê

Đứng trước biển quê hương bao la, con người trở nên nhỏ bé nhưng cũng vô cùng tự tại và tự hào khi Mũi Cà Mau - địa đầu cực Nam Tổ quốc, là địa phương duy nhất trên dải đất hình chữ S có 3 mặt giáp biển Ðông và biển Tây, với rất nhiều cửa sông, cửa biển.

Chủ Đề