Xét nghiệm antiphospholipid là gì

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG KHÁNG PHOSPHOLIPID

Hội chứng kháng phospholipid là gì?

- Hội chứng kháng phospholipid [Antiphospholipid syndrome- APS]: APS là một rối loạn tự miễn hệ thống đặc trưng bởi tình trạng huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch và/ hoặc xuất hiện biến cố thai kì kèm với sự hiện diện hằng định của kháng thể chống phospholipid [antiphospholipid antibodies- aPL] được tìm thấy qua xét nghiệm tương ứng [1]. APS có thể là nguyên phát hoặc thứ phát trong các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống [SLE] hay các tình trạng tự miễn hệ thống khác.

- Kháng thể kháng phospholipid [antiphospholipid antibodies-aPL]: aPL là một nhóm kháng thể khác nhau tấn công trực tiếp lên các protein gắn lên phospholipid [2]. Những xét nghiệm để phát hiện aPL trong tiêu chuẩn phân loại APS là [1] kháng thể kháng cardiolipin [anticardiolipin aCL] [loại IgG hoặc IgM] bằng kĩ thuật ELISA, [2] kháng thể kháng beta2-glycoprotein [GP] I [IgG hoặc IgM] ELISA, và [3] xét nghiệm kháng đông lupus [lupus anticoagulant- LA].

- Mặc dù cardiolipin là một phospholipid, nhưng hầu hết các kháng thể có liên quan đến lâm sàng được phát hiện trong xét nghiệm này là liên kết thực sự với [các] protein liên kết với phospholipid, thường là beta2-GP I, mà chúng liên kết với cardiolipin trong xét nghiệm. Có những aPL khác không được xét trong tiêu chí phân loại APS [ví dụ, kháng thể chống prothrombin, phosphatidylserine hoặc phosphatidylinositol] không được thực hiện thường quy do các xét nghiệm này chưa chuẩn hóa và ý nghĩa lâm sàng chưa được xác định.

Chẩn đoán xác định APS

Ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng antiphospholipid [APS], các bác sĩ lâm sàng cần kết hợp việc hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm thích hợp để tìm kháng thể kháng phospholipid [aPL] có liên quan [4].

Bệnh sử- Bệnh sử nên tập trung vào bản chất và tần suất của các biến cố huyết khối, kết quả của thai kì ở bệnh nhân nữ, giảm tiểu cầu và các yếu tố nguy cơ khác của huyết khối, có thể bao gồm việc nằm bất động, sử dụng thuốc tránh thai và / hoặc tiền sử gia đình bị huyết khối. Tiền sử sử dụng heparin có thể liên quan ở những bệnh nhân có thể giảm tiểu cầu do heparin [HIT]. Bệnh sử cũng nên khai thác về các triệu chứng liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống [SLE] như nhạy cảm ánh sáng, loét miệng, rụng tóc và hiện tượng Raynaud.

Khám lâm sàng- Không có triệu chứng đặc hiệu của APS; tuy nhiên, các triệu chứng bất thường có thể được tìm thấy khi khám là các triệu chứng có liên quan đến thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở da, nội tạng hoặc hệ thống thần kinh trung ương. Việc khám lâm sàng có thể cho thấy những phát hiện những triệu chứng lốm đốm ở da [do tắc nghẽn mạch máu ở da do huyết khối], thiếu máu cục bộ ở chi, hoại thư, huyết khối tĩnh mạch sâu, âm thổi tim hoặc các bất thường thần kinh gợi ý đột quỵ.

Kháng thể kháng phospholipid - Không phải ai có kháng thể kháng phospholipid cũng có triệu chứng hoặc biến chứng liên quan. Do đó, chẩn đoán APS được thực hiện dựa trên cả 2 yếu tố: [1] các dấu hiệu lâm sàng và [2] sự hiện diện của các tự kháng thể. Ít nhất một dấu hiệu lâm sàng và một tự kháng thể phải hiện diện.



Khi nào nghĩ đến chẩn đoán APS? Hai tình trạng lâm sàng nên nghĩ đến hội chứng kháng phospholipid [APS] là:

- Xảy ra một hoặc nhiều lần biến cố huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch không giải thích được thường gây tắc mạch máu ở các cơ quan sống còn của cơ thể [như phổi, não], đặc biệt là ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

- Một hoặc nhiều biến cố lặp lại liên quan thai kì, bao gồm sảy thai sau 10 tuần thai kì, sinh non do tiền sản giật nặng hoặc thiếu nhau thai, hoặc sảy thai nhiều lần

Chủ Đề