Xông lá xông có nên tắm không

Sau khi xông hơi có nên tắm không? Là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ phía khách hàng đã và đang sử dụng xông hơi tại nhà hoặc tới các tiệm Spa để xông hơi. Việc xông hơi đúng cách sẽ giúp cho bạn có một sức khỏe tốt, ngăn ngừa được một số bệnh thường gặp như cảm cùm, đau nhức xương khớp..v.v Và đặc biệt hơn là nó sẽ giúp cho bạn có một vóc dáng đẹp và một làn da mịn màng. Cũng giống như bất kì phương pháp trị liệu nào xông hơi cũng có quy trình và những lưu ý riêng để hiệu quả đạt được ở mức cao nhất. Với bề dày hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành phân phối thiết bị xông hơi: máy xông hơi, phòng xông hơi qua bài viết này phongtamxonghoi.com sẽ giải đáp cho bạn vấn đề có nhiều người thắc mắc: Sau khi xông hơi có nên tắm không?


Có nên tắm sau khi xông hơi không?

Bài tư vấn liên quan:
>>> Thiết kế phòng xông hơi tại nhà
>>> Địa chỉ bán phòng xông hơi gia đình tại Hà Nội
>>> Phòng tắm xông hơi gia đình tốt nhất

1. Các loại hình xông hơi phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay phổ biến rất nhiều loại hình xông hơi nhưng phổ thông nhất vẫn là hai dòng xông hơi ướt và xông hơi khô.

1.1 Xông hơi ướt

Xông hơi ướt phương thức sử dụng nguồn nhiệt được cung cấp nhờ hơi nước của máy xông đun sôi bơm trực tiếp vào phòng giúp nhiệt độ lên tới 45 độ C, độ ẩm đạt 100%.


Xông hơi ướt

1.2 Xông hơi khô

Xông hơi khô thường dùng đá sỏi đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng [khoảng 60 độ C], giúp mồ hôi vã ra rất nhiều. Còn xông hơi ướt giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước còn làm ẩm da. Các độc tố thải qua các lỗ chân lông, giúp giải cảm. Nếu bạn có một thực đơn ăn kiêng vừa phải thì xông hơi giúp giảm béo nhẹ nhàng mà không bị nhăn da giúp bạn có một vóc dáng cân đối. Sẽ càng có hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp xông hơi và thoa các loại tinh dầu giảm béo như gừng, oải hương hoặc muối biển, đá muối Himalaya.


Xông hơi khô

2. Xông hơi rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp

Làm gì sau khi xông hơi xong và sau khi xông hơi có nên tắm không đó chính là những điều chúng ta quan tâm nhất trước khi xông hơi. Theo bác sĩ Lê Thúy Tươi, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, xông hơi như một biện pháp trị "cảm phong hàn" hữu hiệu, giúp đuổi tà khí khỏi các đường kinh lạc, tránh đau nhức cơ thể. Hơi nóng làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn, sưởi ấm cơ thể. Tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...


Xông hơi khô rất tốt cho sức khỏe

3. Giải đáp có nên tắm ngay sau khi xông hơi xông không

Sau khi xông hơi tuyệt đối không được tắm ngay, dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi lúc đó, các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước. Việc tắm ngay sẽ làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, làm máu huyết lưu thông kém, khiến cơ thể đau nhức và có thể gây cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa.


Không tắm lại ngay sau khi xông hơi xong

4. Những lưu ý cần biết khi xông hơi

+ Cần tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng, rồi lau lại bằng khăn khô, sạch trước khi làm massage. Sau 6h xông hơi bạn mới có thể đi tắm.
+ Sau khi dùng bữa, tiệc tùng bụng đang còn no hoặc đang đói, đang mệt thì không được xông hơi, massage vì không có lợi cho sức khỏe nhất là tim mạch.
+ Không nên xông hơi massage nhất là khi bị sốt cao, rối loạn tim mạch hay đau mắc các bệnh ngoài da, đang bị bệnh chàm.
+ Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang mang thai cũng không nên xông hơi, massage.
Và đặc biệt không được xông hơi liên tục trong tuần. Theo y học cổ truyền, xông hơi liên tục sẽ làm cho cơ thể mất nhiều dương khí [năng lượng], bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu cần thiết lắm thì bình quân cách khoảng 3 ngày xông một lần.

Hiện nay, có nhiều chị em phụ nữ áp dụng xông hơi khô thường xuyên để giảm cân; điều này là không nên, vì sẽ làm mất nước nhanh, nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Khi xông, nên hít sâu vào buồng phổi bằng đường mũi, nín lại vài giây rồi thở ra từ từ bằng đường miệng. Sau khi xông, nên dùng một tách trà gừng nóng, hay bạc hà ấm có

Video liên quan

Chủ Đề