Xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 là gì?

Thế giới đang trải qua những thay đổi lớn nhất của ngành công nghiệp trong hơn 100 năm qua, chính vì thế, Sản Xuất trở thành một chủ đề nóng hổi được nhiều sự quan tâm.

Giáo sư Klaus Schwab, tác giả cuốn sách The Fourth Industrial Revolution [Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư] đã nêu rõ, chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc cách mạng 4.0. Ngược về lịch sử, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối những năm 1700 [động cơ hơi nước]. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào đầu thế kỉ 20 [năng lượng điện], và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của máy móc tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử.

Như một tiến trình tất yếu, Cuộc cách mạng công nghiệp mà chúng ta đang trải qua- cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, được thúc đẩy bởi các tiến bộ bao gồm sản xuất thông minh, robot, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things [IoT]. Kéo theo đó là 5 xu hướng sản xuất trong tương lai:

1. Công nghệ sản xuất 360°

Công cụ mới cho phép các công ty sáng tạo và kiểm định tình huống trong thế giới ảo. Ví dụ: dùng để mô phỏng quá trình thiết kế và kiểm tra dây chuyền lắp ráp trước khi sản xuất sản phẩm ngoài đời thực.

Mô phỏng giai đoạn chế tạo sản phẩm giúp giảm thời gian sản xuất và đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra đúng theo dự định của công ty.

Tại công ty Flex, họ đang sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ từ xa, cho phép mọi người ở các vị trí khác nhau trên thế giới kết nối với nhau và cùng giải quyết các vấn đề rắc rối. Điều này cho phép một kỹ sư ở Trung Quốc tham khảo ý kiến ​​của một kỹ sư ở Hoa Kỳ về vấn đề kỹ thuật và nhận được phản hồi nhanh chóng, trực quan thông qua kính thực tế ảo AR [Augmented Reality], giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề và giảm đáng kể chi phí đi lại.

2. Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là một dấu mốc quan trọng trong thế giới sản xuất. Cho phép chúng ta tạo ra các sản phẩm hữu hình liền mạch chỉ với một công cụ.

Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng nâng cấp thiết kế cho sản phẩm của mình. Ví dụ thông thường thiết kế của bạn cần 6 miếng ghép, thì công nghệ in 3D có thể thực hiện chỉ trong một lần mà không cần thêm các quy trình như hàn hoặc đinh vít.

Công nghệ in 3D giúp làm giảm chất thải bằng cách tái chế nhựa và cắt giảm thời gian chờ đợi. Lợi ích nó đem lại cho công nghệ sản xuất rất đa dạng, giúp tăng tính khả thi cho các sản phẩm từ ngành đồ chơi cho tới các thiết bị y tế.

3. Sản xuất trên hệ thống tự động

Tự động hóa là một khía cạnh quan trọng khác của tương lai ngành công nghiệp. Khoảng 50% các quy trình sản xuất của công ty Flex đã được hoàn toàn tự động. Tự động hóa đem lại mức độ chính xác và năng suất cao hơn. Công nghệ này thậm chí có thể làm tốt ở những môi trường khắc nghiệt không an toàn với con người. Thế hệ robot mới ngày càng dễ dàng sử dụng hơn, với các tính năng như nhận dạng giọng nói và hình ảnh để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp của con người. Một lợi thế khác nữa của robot là chúng sẽ làm chính xác những gì bạn yêu cầu- không thừa không thiếu.

4. Xây dựng các nhà máy thông minh – sử dụng công nghệ điện toán đám mây

Bên cạnh robot và công nghệ thực tế ảo, các nhà máy cũng đang thúc đẩy cải tiến sử dụng điện toán đám mây và cảm biến thông minh. Bộ cảm biến thông minh có thể thực hiện các công việc như chuyển đổi dữ liệu thành các đơn vị đo khác nhau, kết nối với các máy móc khác, thống kê lưu trữ, phản hồi và tự động ngắt các thiết bị nếu xảy ra vấn đề để đảm bảo an toàn.

Internet of Things [IoT] cho phép ta thu được thông tin chính xác vào đúng thời điểm để đưa ra các quyết định đúng đắn. Tất cả các dữ liệu này cũng như phản hồi của khách hàng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động nghiên cứu và phát triển, giúp đem lại nhiều trải nghiệm người dùng, thúc đẩy đổi mới.

5. Sự lên ngôi của robot, nhưng vẫn do con người điều khiển

Xây dựng một khu vực sản xuất với các robot, công nghệ thực tế ảo và thực hiện phân tích dữ liệu bằng các thiết bị thông minh, vậy khi đó con người sẽ làm gì? Hay nói cách khác, trong thời đại công nghiệp 4.0, lực lượng lao động sẽ như thế nào?

Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng vẫn có nhiều dự đoán rằng máy móc sẽ thế chân con người. Tuy nhiên, phần lớn công nghệ tự động hóa được sử dụng cho những công việc được coi là không an toàn cho con người. Như vậy, robot không thể thay thế, nó chỉ là một công cụ bổ sung giúp con người hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Chúng ta vẫn cần những người có thể quản lý chúng.

Giống như sự chuyển đổi từ công việc nông trại sang công việc của nhà máy vào đầu thế kỷ 20, hầu hết mọi ngành sẽ cần những hình thức lao động mới. Và đây chính là lúc mà thế giới cần một nguồn nhân lực có thể xây dựng phần cứng, phần mềm; những người có thể thiết kế tự động hóa và chế tạo robot; cũng như những người có thể thích nghi và quản lý các thiết bị đó.

Theo Weforum

Công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là một trong những chủ đề nóng hổi trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhầm lẫn và không ít doanh nghiệp chỉ chạy theo xu hướng mà không thực sự hiểu rõ bản chất dẫn tới những tác động tiêu cực. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem công nghệ 4.0 là gì và cập nhật 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu nhé!

1. Công nghệ 4.0 và Covid-19 tạo nên làn sóng phát triển mới 

1.1 Công nghệ 4.0 là gì? 

Cách mạng công nghệ 4.0, hay công nghệ 4.0 là từ khóa đề cập đến một giai đoạn phát triển mới trong cuộc cách mạng công nghiệp, tập trung vào sự tự động hóa, kết nối và lưu trữ dữ liệu thời gian thực real-time. 

Có thể nói cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ sinh học, công nghệ 3D và công nghệ nano. Các từ khóa như AI, loT hay big Data sở hữu lưu lượng truy cập khổng lồ trong khoảng thời gian này. 

1.2 Các đặc điểm của Công nghệ 4.0 

– Ưu điểm: 

Xu hướng công nghệ 4.0 thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số thông qua sự kết nối liền mạch và tự động hóa, báo hiệu một sự thay đổi vượt trội trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong các ngành nghề khác như vận tải, y tế.v.v. cách mạng 4.0 cũng có những tác động đáng kể, hỗ trợ thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể: 

  • Tối ưu nguồn nhân lực nhờ sự tự động hóa
  • Tăng cường năng suất hoạt động 
  • Dễ dàng thay đổi và mở rộng, thu hẹp linh hoạt
  • Gia tăng doanh thu đáng kể nếu biết thay đổi phù hợp 

– Hạn chế: 

Công nghệ 4.0 mang đến sự dịch chuyển cho tất cả các ngành nghề, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức bởi chính những thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự thay đổi để thích nghi. Cùng lúc doanh nghiệp cần đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cấp công nghệ và nâng cao chất lượng nhân sự. 

Ngoài ra, công cuộc tự động hóa cũng làm nhiều nhân sự rơi vào cảnh thất nghiệp bởi sự thay thế của phần lớn máy móc.  

Có thể nói, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra một cách nhanh chóng mà dường như không có tiền lệ trong quá trình phát triển trước đây. Mặc dù mang lại không ít sự thay đổi tích cực nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn. 

Cách mạng công nghệ 4.0

Đọc thêm: Phần mềm sản xuất – xu hướng quản trị mới cho doanh nghiệp

2. Top 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu năm nay 

2.1 Trí thông minh nhân tạo AI 

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo AI là trí tuệ do con người lập trình nhằm mục đích tự động hóa các hành vi của con người. Trí tuệ nhân tạo có thể biết suy nghĩ, biết lập luận, biết giao thiết và hành động.v.v. 

Hiện nay công nghệ AI được ứng dụng rộng rãi như ứng dụng nhận diện khuôn mặt, khả năng chuyển đổi từ giọng nói qua văn bản và ngược lại, các công cụ tìm kiếm hay chat bot.v.v. 

2.2 Big Data

Big data là tập hợp các dự liệu đa dạng cực lớn có khả năng thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Thông thường các phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý big data trong một khoảng thời gian nhất định. 

Bằng cách phân tích các dữ liệu to lớn này mà chúng ta có những dự đoán về tương lai hay phát hiện ra các mối quan hệ mà trước đây chưa từng biết, từ đó cũng đưa ra những quyết định thông minh để phát triển doanh nghiệp  

2.3 Internet of Things IoT 

IoT hay internet vạn vật đề cập tới những thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet nhằm thu thập và chia sẻ dữ liệu. 

Có hơn 20 tỷ thiết bị thông minh đang hoạt động như đồng hồ, điện thoại, TV, tủ lạnh.v.v. và dự kiến sẽ còn tăng lên theo cấp số nhân trong tương lai. Đây cũng là công cụ hỗ trợ sự bùng nổ dữ liệu và thay đổi nhanh chóng trong thời gian sắp tới 

2.4 Chuỗi khối Blockchain 

Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được mã hóa liên kết với nhau. 

Khi công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển thì việc xác thực, lưu trữ và bảo mật thông tin đang trở thành thách thức lớn cho đa số doanh nghiệp. Và công nghệ Blockchain hứa hẹn trở thành giải pháp thiết thực. 

2.5 Robot 

Robot là cỗ máy thông minh có thể thực hiện các hoạt động từ đơn giản tới phức tạp gần giống với con người. Hỗ trợ con người trong một số hoạt động nhằm tối ưu hóa nhân sự, tăng trưởng hiệu suất hoạt động 

2.6 Mạng 5G 

Mạng internet đang ngày càng chứng minh tầm quan trọng khi việc truyền tải dữ liệu được quan tâm hàng đầu. Mạng 5G chính là chìa khóa cung cấp tốc độ đường truyền cao, đồng thời cho phép kết nối nhiều thiết bị trong cùng một khu vực địa lý. 

Xu hướng công nghệ 4.0 ngày nay

2.7 Genomics 

Genomics hay hệ gen là một trong những công nghệ 4.0 được quan tâm hàng đầu, tập trung nghiên cứu bộ gen, cấu trúc di truyền của các sinh vật sống. Các công nghệ DNA có thể được mã hóa trong một tế bào và ảnh hưởng đến các đời sau qua quan hệ sinh sản. 

2.8 Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tự là phương pháp xử lý thông tin trong tương lai. Là hoạt động sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính có độ phức tạp cao trong thời gian ngắn. 

2.9 Lái tự động 

Các phương tiện tích hợp khả năng lái tự động như xe hơi, tàu hỏa.v.v. đang được phát triển và hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người. 

Tính năng tự động lái sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng ô nhiễm và việc đi lại hàng ngày trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. 

2.10 Cloud Computing 

Điện toán đám mây Cloud Computing là mô hình công nghệ 4.0 cung cấp các tài nguyên máy tính thông qua mạng internet như dịch vụ phần mềm, phần cứng.v.v Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên càng máy chủ ảo. Nhờ đó người dùng có thể chủ động truy cập dù ở đâu và tại bất cứ thời điểm nào. 

Đọc thêm: Top 3 phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp  

3 Công nghệ 4.0 cùng làn sóng Covid-19 và sự tác động mạnh mẽ

Bên cạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ thì làn sóng Covid-19 cũng tạo nên những thách thức lớn yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thích nghi trong thời gian ngắn để có thể đứng vững hơn trong tương lai. 

Bằng chứng là nhiều thương hiệu đã thay đổi mô hình kinh doanh từ offline qua online hay chú trọng nhiều hơn vào thương mại điện tử. Các kênh bán hàng trực tiếp bắt đầu chiếm phần lớn thị phần. 

Áp dụng công nghệ vào vận hành và sản xuất, kinh doanh chính là chìa khóa hỗ trợ doanh nghiệp có thể thay đổi để phát triển. 

Cloudify cung cấp hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện, tự động hóa mọi quy trình kinh doanh và thủ tục hành chính. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu nguồn nhân lực, phát triển nhanh chóng. 

Video liên quan

Chủ Đề