Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950

[Bqp.vn] - Sáng 02/10, tại thành phố Lạng Sơn [tỉnh Lạng Sơn], Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”.


Các đại biểu dự hội thảo.

Dự hội thảo có Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thảo; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh, thành phố; các đồng chí lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các nhà khoa học và đại biểu các cơ quan, đơn vị.


Trung tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu khai mạc hội thảo.

Bước ngoặt cơ bản

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương khẳng định: Thu - Đông năm 1950, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phối hợp của quân và dân cả nước, quân và dân trên mặt trận Cao - Bắc - Lạng đã giành thắng lợi vang dội, tạo ra bước ngoặt quan trọng, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển sang giai đoạn mới; đồng thời khẳng định sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta. Hội thảo lần này là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh, tưởng nhớ đến đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh cho thắng lợi của Chiến dịch Biên giới nói riêng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói chung. Kết quả của hội thảo sẽ góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ và khát vọng hòa bình; đồng thời, giúp toàn quân và toàn dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn tầm vóc, giá trị lịch sử và hiện thực cũng như những bài học, kinh nghiệm quý được đúc rút từ thực tiễn để vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh phát biểu chào mừng hội thảo.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh khẳng định: 70 năm đã qua, Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 vẫn luôn in đậm trong tâm trí các thế hệ quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Truyền thống ấy luôn thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, quên mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm trong Chiến dịch Biên giới 1950 có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc, được tiếp tục vận dụng sáng tạo vào nghiên cứu và phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: Thất bại trong việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, từ năm 1948, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược, chuyển sang “đánh kéo dài”, đẩy mạnh âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Nhằm đánh bại âm mưu của địch, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích, gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất. Đến giữa năm 1949, thực dân Pháp tiến hành Kế hoạch Rơve, đẩy mạnh việc củng cố hành lang Đông - Tây, mở rộng chiếm đóng ở trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, củng cố tuyến phòng thủ biên giới Đông Bắc, thực hiện âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung. Yêu cầu chiến lược của ta lúc này là phải phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của địch, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cách mạng Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.


Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa báo cáo đề dẫn tại hội thảo.

Thực hiện yêu cầu chiến lược và chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Biên giới. Đây là chiến dịch duy nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo và cũng là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của Quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Quán triệt và thực hiện quyết tâm “Chỉ có thắng, không có bại”, trải qua 29 ngày đêm [từ ngày 16/9 đến ngày 14/10/1950] chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn, không chỉ tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng, tinh nhuệ của địch mà còn giải phóng một vùng đất rộng lớn, khai thông biên giới Việt Nam - Trung Quốc; nối liền liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, làm cho thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với cách mạng nước ta bị phá vỡ.

Tầm vóc và giá trị lịch sử

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển vượt bậc về trình độ tác chiến tập trung của Quân đội ta, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu bức thiết về mặt chiến lược của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ, làm thay đổi cục diện chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta bước sang giai đoạn chủ động tiến công và phản công, buộc thực dân Pháp phải chuyển dần vào thế phòng ngự bị động. Cũng từ đây, cuộc kháng chiến của ta chuyển từ hình thái chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn.


Quang cảnh hội thảo.

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được gần 90 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các tổ chức chính trị - xã hội; học viện, nhà trường, viện nghiên cứu; các nhân chứng lịch sử, tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội… Các tham luận với nội dung phong phú, chất lượng khoa học cao, đã góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, trong đó có nhiều luận giải, phân tích, đánh giá trên khía cạnh mới, đặc sắc về Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950; trong tập trung khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng Tư lệnh. Đó cũng là kết quả của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện; của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; thể hiện bản lĩnh, tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, ý chí “quyết chiến, quyết thắng” của quân và dân ta; sự phát triển vượt bậc của QĐND Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, để lại nhiều bài học có giá trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Cùng với khẳng định ý nghĩa chiến lược quan trọng của chiến dịch, một số tham luận đi sâu phân tích nguyên nhân thắng lợi và rút ra những bài học lịch sử và kinh nghiệm sâu sắc. Đó là các bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch; về phát huy sức mạnh của cả nước để làm nên chiến thắng; về công tác bảo đảm, huy động hậu cần nhân dân; về bước phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam; về tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới; đồng thời chủ động đối phó với những khó khăn, thử thách… Với quan điểm khách quan, trung thực, các tham luận đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, bảo đảm cho Chiến dịch Biên giới 1950, có những nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh giá trị của thắng lợi lịch sử này.


Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.

Có thể khẳng định, Hội thảo “Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử” tiếp tục phản ánh, phân tích và đánh giá sâu sắc nhiều nội dung về chiến thắng có ý nghĩa lịch sử này; qua đó, đúc rút nhiều bài học lịch sử và kinh nghiệm sâu sắc về sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược, sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh cách mạng...; đồng thời gợi mở những vấn đề mới để nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học từ Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị hiện thực sâu sắc, góp phần vận dụng hiệu quả vào hoạt động xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. 

1. Hoàn cảnh lịch sử:

– Thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

+ Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập [1/10/1949].

– Trong nước:

+ Nhiều nước công nhận độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

+ Mỹ hậu thuẫn cho Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh ở Đông Dương.

+ Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, nhằm tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành được thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

2. Diễn biến:

– Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê.

– Ngày 18/9/1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

+ Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

+ Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

– Ngày 22/10/1950, Pháp rút chạy, đường số 4 được giải phóng.

3. Kết quả:

– Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

– Giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

– Chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp.

– Kế hoạch Rơve bị phá sản.

4. Ý nghĩa:

– Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

– Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

Nguồn: Tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề