Yt trong kinh tế vĩ mô là gì

Chương 1KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Kinh tế học là gì?Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.Các nguồn lực khan hiếm ở đây chỉ: đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực, nguồn vốn...Khi nghiên cứu về kinh tế học, người ta chia kinh tế học ra làm hai bộ phận: kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là gì?
Kinh tế học vi môKinh tế học vĩ mô
Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở giác độ chi tiết, bộ phận riêng lẻ, [nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất] nhằm lý giải sự hình thành và vận động của giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường.Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các biến số: [tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế...]; trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc là gì?
Kinh tế học thực chứngKinh tế học chuẩn tắc
Mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan và khoa họcĐưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế [chủ quan]


II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

1. Ba vấn đề cơ bản cần giải quyết trong tổ chức kinh tế?
Do khả năng sản xuất của nền kinh tế có giới hạn, trong khi nhu cầu của con người là vô hạn, nên các quốc gia phải giải quyết được 3 vấn đề cơ bản sau đây:- Sản xuất sản phẩm gì?- Sản xuất bằng phương pháp nào?- Phân phối sản phẩm cho ai?
2. Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản trong tổ chức kinh tế?
Để giải quyết được 3 vấn đề cơ bản trên, thì tùy vào từng tổ chức kinh tế mà có cách giải quyết khác nhau.a] Hệ thống kinh tế truyền thống: giải quyết dựa vào phong tục, tập quán, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.b] Hệ thống kinh tế thị trường: giải quyết thông qua mối quan hệ cung - cầu về sản phẩm theo giá cả.
Nhược điểm:
- Phân hóa giai cấp.
- Tạo chu kì kinh doanh.
- Thiếu vốn đầu tư cho hàng hóa công cộng.
- Tạo ra các tác động ngoại vi.
- Tạo ra sự độc quyền.
- Thông tin không cân xứng giữa người sản xuất và người tiêu dùng.c] Hệ thống kinh tế chỉ huy [kế hoạch]: giải quyết thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh do Ủy ban kế hoạch nhà nước ban hành.
Nhược điểm:
- Cơ cấu sản phẩm sản xuất không phù hợp với cơ cấu sản phẩm tiêu dùng.
- Tài nguyên không được sử dụng hợp lý.
- Sản xuất kém hiệu quả.d] Hệ thống kinh tế hỗn hợp:giải quyết vừa theo cơ chế thị trường vừa có sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách kinh tế nhằm hạn chế những nhược điểm của hệ thống kinh tế thị trường.
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất [PPF]
a] Khái niệm: Đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các loại sản phẩm mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế.b] Mô hình:
Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia tăng. Do đó, đường PPF sẽ dịch chuyển ra ngoài.
III. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ

1. Mục tiêu điều tiết vĩ mô là gì?
Mục tiêu chung: bốn mục tiêu: hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng
Mục tiêu cụ thể:
- Sản lượng sản xuất phải đạt mức cao, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
- Tạo được ngày càng nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Giá cả ổn định, kiểm soát tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải.
- Ổn định tỉ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán.

2. Công cụ nào dùng để điều tiết vĩ mô?
Công cụ điều tiết vĩ mô chính là các chính sách kinh tế, gồm có:
- Chính sách tài khóa: chính sách thuế và chính sách chi ngân sách của chính phủ.
- Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ương thay đổi lượng cung tiền tệ nhằm làm thay đổi lãi suất tiền tệ.
- Chính sách ngoại thương: Tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán thông qua chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đoái và thuế xuất nhập khẩu...
- Chính sách thu nhập: bao gồm chính sách giá cả và chính sách tiền lương.
IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU

1. Sản lượng tiềm năng và định luật OKUN
a] Sản lượng tiềm năng [Yp] là sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên [Un] và tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận được.
Theo thời gian, khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có khuynh hướng tăng lên, nên Yp cũng có khuynh hướng tăng.
Trong thực tế, sản lượng thực [Y] luôn biến động xoay quanh Yp nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kỳ kinh doanh.
b] Định luật OKUN: thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng [Yp], sản lượng thực tế [Y] với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên [Un] và tỉ lệ thất nghiệp thực tế [U].
Có 2 cách trình bày:
- Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus:
"Khi Y thấp hơn Yp 2% thì U tăng thêm 1% so với Un"
Yp - Y 100
Ut = Un + -------------- x ------------
Yp 2
- Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch:
"Khi tốc độ tăng của Y tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5% thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó"
Ut = U0 - 0,4[g-p]
Trong đó:
Ut: Thất nghiệp năm t
U0: Thất nghiệp năm gốc
g: Tốc độ tăng trưởng của Y
p: Tốc độ tăng trưởng của Yp

2. Tổng cung
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.

3. Tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế [dân cư, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài] muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.
4. Sự cân bằng tổng cung và tổng cầu
Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu.
Khi đường tổng cung [AS] hoặc đường tổng cầu [AD] dịch chuyển thì điểm cân bằng sẽ thay đổi.

Khoảng cách về giá do sự dịch chuyển của điểm cân bằng được gọi là lạm phát. [Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong khoảng thời gian nhất định.]

Cách tính tỷ lệ lạm phát hằng năm [If]
    Pt - Pt-1
If = ---------------- x 100
     Pt-1
Trong đó:
Pt là chỉ số giá năm t
Pt-1 là chỉ số giá năm t -1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm gia tăng hàng năm của sản lượng quốc gia thực hay của sản lượng [thu nhập] bình quân đầu người.

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm [g]
    Yt - Yt-1
gt = ----------------- x 100
      Yt-1
Chú ý: nếu g < 0 là nền kinh tế bị suy thoái

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm [g] trong giai đoạn [1 - t]
------   t-1 ------
g1-t = [---- Yt/Y1 -1] x 100Bài tập:1] Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho xã hội, chứng tỏ rằng:

a. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới hạn của xã hội.
b. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã hội.
c. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học.
d. Không có câu nào đúng.
Đáp án: b2] Định nghĩa truyền thống của kinh tế học là:
a. Vấn đề hiệu quả rất được quan tâm.
b. Tiêu thụ là vấn đề đầu tiên của hoạt động kinh tế.
c. Những nhu cầu không thể thỏa mãn đầy đủ.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: d

Từ khóa cần thiết

Danh sách Trang con

  • Ba vấn đề cơ bản cần giải quyết trong tổ chức kinh tế
  • Cách tính tỷ lệ lạm phát hằng năm [If]
  • Công cụ điều tiết vĩ mô
  • Công cụ điều tiết vĩ mô
  • Kinh tế học là gì
  • Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc là gì
  • Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là gì
  • Lạm phát
  • Mục tiêu điều tiết vĩ mô
  • Sản lượng tiềm năng
  • Sự cân bằng tổng cung và tổng cầu
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm [g] trong giai đoạn [1 - t]
  • Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm [g]
  • Tổng cung
  • Tổng cầu
  • Đường giới hạn khả năng sản xuất [PPF]
  • Định luật OKUN

Chủ Đề