1 thước trung quốc bằng bao nhiêu cm năm 2024

Các bạn làm dịch, convert, edit hay đọc truyện hẳn là thường gặp đơn vị đo lường cổ đại. Có một số tác giả rất thích dùng những đơn vị này trong truyện, ví dụ điển hình như Y Lạc Thành Hỏa, văn phong cổ điển nên thường xuyên xuất hiện, đặc biệt nhất là thân cao các nhân vật. Nên ở đây, tớ sẽ viết một bài giải thích về chiều cao với các đơn vị thời cổ đại Trung Quốc. Lý do là tớ cũng thắc mắc vấn đề này khá lâu rồi, cũng có tra tìm tài liệu, nhưng dường như các trang web ở Việt Nam mình không mấy khi cập nhật những thông tin này, rất chung chung, không đủ rõ ràng. [Có lẽ có nhưng mình không tìm được nên tự viết một bài để giúp đỡ các bạn gặp phải vấn đề giống mình]

  1. Độ dài của “Thước 尺” qua các thời đại:

Thời Viễn Cổ thì 1 tấc = một đốt ngón tay, 1 thước = một gang tay [Ước lượng chung].

Thời Thương: 1 thước = 16,95 cm ≈ 17cm [Với số liệu này thì những người đàn ông thân cao 1 trượng tức tương đương 1m7 sẽ được gọi là “Đại trượng phu”].

Thời Chu, thời Tần: 1 thước = 23.1 cm

Thời Hán: 1 thước = 21.35 cm ~ 23.75 cm

Tam quốc: 1 thước = 24.2 cm

Nam Triều: 1 thước = 25.8 cm

Bắc Ngụy: 1 thước = 30.9 cm

Thời Tùy: 1 thước = 29.6cm

Thời Đường: 1 thước = 30.7 cm

Thời Tống Nguyên: 1 thước = 31.68 cm

Thời Minh Thanh: 1 thước = 31.1 cm

II. Thân cao khi dùng “Thước 尺” để miêu tả là như thế nào?

Từ cổ đến kim đều sử dụng thước để đo lường, nhưng ước lượng chiều dài lại không giống nhau. Trong « Trâu Kỵ phúng Tề vương nạp gián » viết: “Trâu Kỵ tu bát xích hữu dư” ý là “Trâu Kỵ thân cao hơn 8 thước”. Nếu dựa theo tỷ lệ quy đổi hiện nay [1 thước = 1/3m] thì thân cao của Trâu Kỵ sẽ là 2,667m. Hiển nhiên là quá cao so với thực tế.

Theo lẽ đó mà nói, thước ở cổ đại ngắn hơn so với thước hiện đại. Ban đầu thì thước tức là chiều dài của một gang tay [khoảng cách từ ngón cái đến ngón trỏ khi hoàn toàn duỗi bàn tay], tương đương 20 cm. Cho nên ở thời Chu thì 1 thước dài khoảng 19.91 cm. Về sau thì độ dài của thước được tăng lên, ở Tam Quốc là 23 cm, nhưng giữa các quốc gia lại không thống nhất, ví dụ như thước của nước Sở dài 22.7 cm. Mà Trâu Kỵ là người nước Tề, dựa theo thước thời đó thì thân cao của Trâu Kỵ là khoảng 184 cm, cho dù là ở thời nay cũng là vóc dáng cao. Mà trong « Trần Tình Biểu » có câu viết “Nội vô ứng môn ngũ xích chi đồng” [Không có bé trai cao 5 thước để trông cửa], tác giả Lý Mật là người Tây Tấn, khi đó thì 1 thước khoảng 24 cm, vì thế 5 thước là 120 cm, như vậy “Ngũ xích chi đồng” là chỉ đứa bé trai cao tầm 120 cm. Nhưng đồng thời “Ngũ xích” cũng có thể sử dụng cách tính trước đây mà không phải hoàn toàn dựa vào xích Tấn, vậy thì chiều dài cũng ngắn lại hơn một chút, trên dưới 110 cm.

III. Các đơn vị đo lường khác ít được biết đến:

Một đơn vị đo lường khác tương đối gần với “Thước 尺” là “Chỉ 咫”. Độ dài của nó tương đương với một gang tay của phụ nữ [Tính từ ngón cái đến ngón giữa khi bàn tay giãn ra]. Thời nhà Chu quy định 1 chỉ bằng 8 tấc, mà 1 thước thì bằng 10 tấc. Sau này chỉ xích đi liền với nhau để chỉ khoảng cách rất gần, như câu “Cận tại chỉ xích” [Gần trong gang tấc].

Ngoài ra, thời Tiên Tần còn có các đơn vị đo chiều dài sau:

– Trượng 丈: 1 trượng = 10 thước

– Tầm 寻: 1 tầm = 8 thước

– Thường 常: 1 thường = 2 tầm = 16 thước

– Nhẫn 仞: 1 nhẫn = 8 thước [Thời Chu]. Cũng có thể là 7 thước. Nhưng bây giờ thì nó được quy định khoảng 6 thước 4 tấc 8 phân. Nhẫn là chiều dài khi giang rộng hai tay. Trong « Ngu Công Di Sơn » viết “Thái hành, vương ốc nhị sơn, phương thất bách lý, cao vạn nhẫn”.

Sau này sinh ra các đơn vị chiều dài nhỏ hơn tấc [Dường như là chỉ có ở thời hiện đại cận đại]: Phân 分 [1/10, 1 tấc = 10 phân]; li 厘 [1/100 trong đơn vị đo lường, ví dụ như li mễ tức là centimet, 1 phân = 10 li]; hào 毫 [1/1.000 trong đơn vị đo lường, ví dụ hào mễ tức là millimet, 1 li = 10 hào]; miểu 秒 [Sau nhà Tống được đổi thành “Ti 丝”, 1/10.000 trong đơn vị đo lường, 1 hào = 10 ti]; hốt 忽 [1/100.000 m, 1 ti = 10 hốt]; vi 微 [Tức micro, 1/1.000.000, 1 hốt = 10 vi].

Cùng với tấc, li và sào, thước là đơn vị đo khá hiếm gặp hiện nay, bởi đại lượng này chỉ dùng ở thời xa xưa. Để có thêm kiến thức, thông tin về đại lượng này, những giải đáp trong bài 1 thước bằng bao nhiêu mét và cách quy đổi ra các đơn vị đo chiều dài tương ứng dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan

  • 1 Mẫu bằng bao nhiêu sào, bao nhiêu Mét vuông? Bắc, Trung, Nam
  • Đổi 1 feet bằng bao nhiêu met, cm, inch
  • 1 dm bằng bao nhiêu cm, m, mm? Quy đổi đơn vị dm
  • 1 trượng bằng bao nhiêu mét
  • 1cm bằng bao nhiêu m? Cách đổi cm sang m, dm, mm trực tuyến

Do ảnh hưởng của chế độ cũ, người Việt xưa thường dùng thước để tính khoảng cách. Tuy nhiên, quy ước về thước giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam lại không giống nhau. Hãy cùng Taimienphi.vntìm hiểu chi tiết về giá trị của đơn vị đo thước và giải đáp 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm, sào, mét vuông nhé!

1 thước Bắc Bộ bằng bao nhiêu mét, cách đổi thước sang mét nhanh nhất

1. 1 thước bằng bao nhiêu mét?

Người Trung Quốc quy ước 1 thước bằng 10 tấc và mỗi tấc sẽ tương đương 3,3cm.

\=> 1 thước Trung Quốc = 33cm = 0,33 mét.

Việt Nam trước năm 1890 quy ước 1 thước bằng 0,425 mét. Nhưng hiện nay, 1 thước được hiểu là 0,1m. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt khi nhắc tới đơn vị đo này tại các vùng miền. Vậy 1 thước chính xác bằng bao nhiêu mét?

- 1 thước Việt Nam = 0,1m - 1 thước Bắc Bộ = 0,4m

Để có thể ghi nhớ giá trị của thước theo quy ước ở trên, bạn đọc có thể rèn cách đổi thước sang mét qua các ví dụ sau:

+ 3 thước là bao nhiêu mét [Đáp án: 0.3m nếu là thước Việt Nam và 1.2m nếu là thước Bắc Bộ] + 7 thước bằng bao nhiêu mét [Đáp án: 0.7m nếu là thước Việt Nam và 2.8m nếu là thước Bắc Bộ] + 8 thước bằng bao nhiêu mét [Đáp án: 0.8m nếu là thước Việt Nam và 3.2m nếu là thước Bắc Bộ]

2. Cách đổi thước sang cm, sào, mét vuông

* Đổi thước sang cm:

- 1 thước Bắc Bộ = 0,4m. - 1 thước Việt Nam = 0,1m = 10cm.

Với cách quy đổi tương tự, bạn đọc cũng có thể quy đổi nhanh 2 thước, 6 thước, 7 thước, 10 thước sang cm, cụ thể như sau:

- 1 thước Bắc Bộ = 0,4m = 40cm. - 2 thước Bắc Bộ = 0,4 x 2 = 0,8m = 80cm. - 10 thước Bắc Bộ = 0,4 x 10 = 40m = 400cm.

Nếu là đơn vị thước Việt Nam, ta đổi được:

- 6 thước bằng bao nhiêu cm: 6 thước = 0.1 x 6 = 0.6m = 60cm - 7 thước bằng bao nhiêu cm: 7 thước = 0.1 x 7 = 0.7m = 70cm - 10 thước bằng bao nhiêu cm: 10 thước = 0.1 x 10 = 1m = 100cm

* Đổi thước sang mét vuông:

1 thước bằng bao nhiêu mét vuông? Theo quy ước chúng ta có 1 thước Trung Bộ = 33,33m2, suy ra:

- 2 thước Trung Bộ = 33,33 x 2 = 66,66m2. - 3 thước Trung Bộ = 33,33 x 3 = 99,99m2.

* Đổi sào sang thước:

- 1 sào Bắc Bộ = 15 thước = 360m2 - 1 sào Trung Bộ = 15 thước = 499,95m2

Bảng quy đổi đơn vị thước sang các đại lượng đo chiều dài cơ bản:

Ngoài đơn vị thước, trượng, tấc, li cũng là các đơn vị đo chiều dài được sử dụng phổ biến tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Thông tin về giá trị, cách quy đổi các đơn vị đo này,bài viết 1 tấc bằng bao nhiêu cm, đổi 1 li, 1 phân, 1 thước sang cm và bài 1 trượng bằng bao nhiêu mét của Taimienphi.vn sẽ rất hữu ích với bạn.

Chủ Đề