75-g oral glucose tolerance test là gì năm 2024

Đái tháo đường - giảm biến chứng khi được phát hiện và điều trị sớm

Ngọc Khanh và cộng sự

Việc chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh đái tháo đường là việc làm hiện nay hết sức cần thiết giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ĐTĐ, giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội.

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường [ĐTĐ] là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ĐTĐ có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, BV Bạch Mai chia sẻ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường [theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA] dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

Glucose huyết tương lúc đói [fasting plasma glucose: FPG] ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L]. Bệnh nhân phải nhịn ăn [không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội] ít nhất 8 giờ [thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ], hoặc:

Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g [oral glucose tolerance test: OGTT] ≥ 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L].

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

-HbA1c ≥ 6,5% [48 mmol/mol]. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

-Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L]. Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết [bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân], xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân cũng cho biết thêm, trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL [hay 7 mmol/L]. Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.

ĐTĐ là bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để xắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị ĐTĐ nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ.

Bản chất của bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

Khi hai biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị ĐTĐ có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp.

Trên thực tế bệnh nhân ĐTĐ có rất nhiều sai lầm khi điều trị, xuất phát từ bản thân bệnh nhân không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình cũng như không có kiến thức đầy đủ trong điều trị bệnh, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân cũng đưa ra các hướng dẫn cụ thể như:

-Chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn hợp lí, cân đối các thành phần: glucid50-60%, protid15-20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết [GI] thấp, nhiều chất xơ [rau 100 - 200g/bữa], kiêng đồ ngọt. Đái tháo đường typ 2 ăn 3 bữa chính [sáng, trưa, tối], Bệnh nhân đang tiêm insulin có thể chia thành 4 - 5 bữa phòng hạ đườnghuyết.

Hoạt động thể lực: Tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, HA, tình trạng tim mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình sức khỏe và biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh [lưuýkhi14mmol/l< đường huyết đói < 5mmol/l không luyện tập]. Cần tham khảo thêm ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa về hình thức luyện tập và cách theo dõi đường huyết trước và sau tập.

Bên cạnh đó bệnh nhân còn được điều trị bằng insulin: Rất nhiều dạng insulin điều trị bệnh tiểu đường được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng: tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, tác dụng trung bình, tác dụng kéo dài, dạng hỗn hợp.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

- Chỉ số tiểu đường khi đói: ≥ 126mg/dl [7mmol/l] chứng tỏ một người đã bị tiểu đường và cần có biện pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. - Chỉ số tiểu đường khi đói: 110 - 126 mg/dl [6.1 - 7.0 mmol/l] chứng tỏ một người đang bị rối loạn đường huyết khi đói [tiền tiểu đường].nullChỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và cách kiểm soát đường huyếtmedlatec.vn › tin-tuc › chi-so-tieu-duong-bao-nhieu-la-nguy-hiem-va-cach...null

Chỉ số glucose bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số glucose nằm trong ngưỡng an toàn khi đạt: Trước bữa ăn: 90 đến 130 mg/dl [tương đương với từ 5 đến 7,2 mmol/l]. Sau ăn khoảng 1 đến 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl [tương đương với 10 mmol/l]. Trước khi đi ngủ: 100 - 150 mg/l [tương đương 6 đến 8,3 mmol/l].nullGóc giải đáp: Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › goc-giai-dap-glucose-trong-mau-bao-nhieu-la-tieu-...null

Pha 75g đường với bao nhiêu nước?

Cho bệnh nhân uống 75g glucose [hoặc 1,75 g/kg cân nặng cho đến 75g ở trẻ em] hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút. Thực nghiệm lấy máu [Định lượng glucose huyết] tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường Glucose.nullNghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: thực hiện thế nào?www.vinmec.com › tin-tuc › thong-tin-suc-khoe › nghiem-phap-dung-nap...null

OGTT lắm khi nào?

OGTT được tiến hành ở tuần thứ 24 – 28 thai kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được khuyên thực hiện với những ai nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.nullXét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống [OGTT] là gì? Để ...hellobacsi.com › Tiểu đường › Tiểu đường type 2null

Chủ Đề