Âm tô trong tiếng Trung là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ có nghĩa và có khả năng vận dụng đọc lập.Về mặt ngữ pháp thì từ là 1 đơn vị ngữ pháp cao hơn 1 cấp so với từ tố.

Từ đều do từ tố cấu thành.Những từ này thì được gọi là từ đơn.Những từ do 2 hoặc hơn 2 từ tố cấu thành thì được gọi là từ ghép.

1 từ “妹”cũng có thể mang ý nghĩa là 妹妹,Như thế thì làm sao“妹妹” lại mới là 1 từ ? Chúng ta cần biết rằng không phải cứ chỉ rõ ý nghĩa thì được gọi là từ.Còn phải xem nó có thể đơn độc vận dụng hay không.Chúng ta không thể nói“*妹不吃白菜”、“*我有一个妹”、“*妹很漂亮”、“*我喜欢妹” …Rõ ràng ta nhận thấy từ“妹”mặc dù có nghĩa nhưng trong tiếng hán hiện đại lại không để được sử dụng độc lập mà chỉ có trùng điệp từ “妹”lên tạo thành“妹妹”mới có thể được sử dụng 1 cách độc lập.Do đó từ “妹妹” là 1 từ,“妹”thì không phải là từ mà chỉ là từ tố.“白” và“菜” đều có thể sử dụng độc lập nên cũng có khi được coi là 1 từ.Ví dụ“这张纸很白”、“妈妈买了许多菜”.Như vậy tại sao nói“白菜”là 1 từ chứ không phải là 2 từ?Bởi “白”,“菜”trong“白菜”thì kết hợp rất mật thiết với nhau không thể tách riêng ra được.Tuy nhiên ý nghĩa của“白菜”cũng không như ý nghĩa của từng từ“白” và“菜”.Hơn nữa chúng ta cũng không thể nói “白菜”thành“*白的菜” do đó“白菜” là 1 từ.“不吃”cũng được sử dụng cùng 1 lúc tại sao không thể được coi là 1 từ mà lại coi là 2 từ?Là vì cả 2 từ“不” và“吃”đều có ý nghĩa và hơn nữa đều có thể sử dụng 1 cách độc lập như“不吃”、“不说”、“不去”、“不想”,“吃白菜”、“吃苹果”、“吃巧克力”、“吃面包” …Thứ 2 là“不”và“吃”kết hợp với nhau không mật thiết lắm có thể tách riêng ra được như“不怎么吃”、“不常吃”、“不天天吃”、“不多吃”.Có thể thấy“不吃”còn có thể tách ra làm các đơn vị có nghĩa nhỏ hơn và có thể sử dụng 1 cách độc lập cho nên“不吃”không phải là từ.“不” và“吃”là 2 từ phân biệt.
Nói tóm lại thì từ là 1 thành phần ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và có thể được sử dụng 1 cách độc lập.Nó là 1 đơn vị để tạo nên câu.

(三)词组Cụm từ

Cụm từ là thành phần do các từ tuân theo các quy tắc cú pháp tạo thành,là đơn vị ngữ pháp lớn hơn từ.Chúng là thường nói câu là do từ tạo thành,thực tế nếu như 1 câu không phải chỉ do 1 từ tạo thành chẳng hạn như do 4 từ tạo nên .Thì 4 từ trên thường không trực tiếp tạo thành câu mà trước tiên là tạo thành cụm từ,sau đó mới hình thành nên câu.Ví dụ như“妹妹不吃白菜。” Câu này được tạo thành bởi“妹妹”và cụm từ“不吃白菜”tạo thành.Tuy nhiên“不吃白菜”lai do cụm từ “不吃”và“白菜”tạo thành.

锻炼身体很重要。

Trong câu này bao gồm 4 từ[“锻炼”、“身体”、“很”、“重要”] tuy nhiên để trực tiếp tạo thành 1 câu thì chỉ có 2 cụm từ là“锻炼身体”và“很重要”.Có thể thấy cụm từ cụm từ là đơn vị ngữ pháp ở giữa từ và câu.Thường dùng để tạo thành câu.

Tự tin hơn khi đã nắm vững ngữ pháp. Tham khảo ngay bí kíp chinh phục 69 cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cho người mới TẠI ĐÂY

(四)句子Câu

Là đơn vị ngữ pháp to nhất.Câu thường do 1 cụm từ cộng thêm cú điệu hình thành.[Cũng có khi có thể do 1 từ cộng với cú điệu hình thành nên] biểu thị tương đối hoàn chỉnh ý nghĩa.Do đó câu có thể được xem là thành phần ngôn ngữ mang ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh nhất, khi muốn diễn tả hình thức câu thì ta thường dùng các dấu câu như“。、? !”như:

Bài học đầu tiên quan trọng nhất đối với bất cứ ai khi làm quen với Tiếng Trung phải là học cách phát âm tiếng Trung. Vì Tiếng Trung là chữ tượng hình nên có hệ thống phiên âm quốc tế bằng chữ Latin để đọc nó. Đồng nghĩa là chúng ta phải học cách đọc các phiên âm [pinyin] của tiếng Trung. Bạn cần phát âm đúng theo phiên âm, thanh điệu và nắm quy tắc biến âm trong tiếng Trung mới có thể nghe nói thành thạo như người bản xứ.

Phiên âm tiếng Trung là bộ chữ cái gồm nguyên âm [thanh mẫu] và phụ âm [vận mẫu] để phiên âm cho chữ Hán. Kèm theo đó là dấu thanh [thanh điệu] để ghi âm độ của phiên âm đó.

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu học phát âm tiếng Trung gồm bảng phiên âm tiếng Trung, cách đọc phiên âm tiếng Trung, quy tắc biến âm khi nói tiếng Trung để nói một cách lưu loát với giọng điệu hay hơn nhé!

Hướng dẫn cách đọc phiên âm Tiếng Trung [Pinyin]

Tuyệt đại đa số âm tiết trong tiếng Trung được cấu tạo bởi 3 thành phần: thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu. Phụ âm mở đầu âm tiết được gọi là thanh mẫu, phần còn lại là vận mẫu. Muốn học nói tiếng Trung nhất thiết phải học phát âm tiếng Trung bao gồm học thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu trước. Mọi người hay nói là học cách đọc pinyin Tiếng Trung đó.

* Table có 4 cột, kéo màn hình phần table sang phải để xem đầy đủ

Thanh mẫuVận MẫuThanh ĐiệuÂm tiềtbaˉbāliangˊliángnianˇniǎnhuiˋhuì

Thanh mẫu trong tiếng Trung

Tiếng Trung có 23 thanh mẫu bao gồm 2 thanh mẫu chính thức [b p m f d t n l g k h j q x zh ch sh r z c s] và 2 thanh mẫu không chính thức [y w].

Chú ý:

y và

 w trở thành thanh mẫu khi là nguyên âm i và u khi nó đứng ở đầu câu.

Vận mẫu trong tiếng Trung

Tiếng Trung có 35 vận mẫu chia làm 3 loại: vận mẫu đơn, vận mẫu kép, vận mẫu âm mũi.

aoeiuüaioueiiauaüeaoongeniaouaiüananengianuanünangerianguangieuoiou [iu]uiinuningiong

Chú ý:

● "i" khi tự cấu thành âm tiết viết thành "yi", khi ở vị trí mở đầu một âm tiết viết thành "y". Ví dụ: i - yi  |  ia - ya  |  ian - yan

● "u" khi tự cấu thành âm tiết viết thành "wu", khi ở vị trí mở đầu một âm tiết viết thành "w". Ví dụ: u - wu  |  ua - wa  | uan - wan

● "ü" khi tự cấu thành âm tiết viết thành  hoặc khi ở vị trí mở đầu một âm tiết thì phía trước thêm "y" và lược bỏ 2 dấu chấm phía trên "ü". Ví dụ: ü - yu  |  üan - yuan

● "j", "q", "x" khi kết hợp với "ü" và những vận mẫu mở đầu bằng "ü" thì lược bỏ 2 dấu chấm phía trên "ü". Ví dụ: jü - ju  |  qüan - quan

Một vài âm tiết đọc hoàn chỉnh [整体认读音节)

zhichishirizicisiyiwuyuyeyueyuanyinyunying

Các thanh điệu trong phát âm tiếng Trung

Trong phát âm Tiếng Trung có 4 thanh điệu cơ bản


Biểu đồ thể hiện cao độ các thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh 1 ghi thành “ ˉ ” : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt. VD: /bā/

Thanh 2 ghi thành “ ˊ ”: Đọc giống thanh hỏi trong tiếng Việt, đọc từ trung bình lên cao. VD: /bá/

Thanh 3 ghi thành “ ˇ ”: Đọc gần giống thanh huyền và thanh nặng nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa. VD: /bǎ/

Thanh 4 ghi thành “ ˋ ”: Đọc giống thanh sắc trong tiếng Việt. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. VD: /bà/

Ngoài ra trong tiếng Trung còn có Khinh thanh, không biểu thị bằng thanh điệu [không dùng dấu, hay chính xác hơn là không có dấu]. Thanh này đọc nhẹ và ngắn, cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1 nha. Ví dụ như thanh của âm /ba/ trong /bàba/.

HỆ THỐNG TOÀN TẬP CÁCH ĐỌC PHIÊN ÂM TIẾNG TRUNG

Quy tắc biến âm trong phát âm tiếng Trung

Ngoài các quy tắc trong cách phát âm tiếng Trung đã nêu trên thì trong tiếng Trung có 1 số biến âm khi nói. Chúng ta cũng cần biết để có thể nghe hiểu và nói đúng.

Biến đổi thanh điệu của thanh 3 

- Trong phát âm tiếng Trung, 2 thanh 3 đứng liền nhau, thanh 3 phía trước đọc gần như thanh 2.

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanhÝ nghĩa你好Nǐ hǎoNí hǎoChào bạn也写Yě xiěYé xiěCũng viết [là]


- Khi ba âm tiết cùng thanh 3 đứng cạnh nhau, âm tiết thứ 2 sẽ đọc thành thanh 2, hoặc cả hai âm tiết đầu đều đọc thành thanh 2

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanhÝ nghĩa我很好Wǒ hěn hǎoWǒ hén hǎoTôi khỏe展览馆zhǎn lǎn guǎnzhán lán guǎnPhòng triển lãm


- Khi bốn âm tiết cùng thanh 3 đứng cạnh nhau, âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ 3 sẽ đọc thành thanh 2

Ví dụNguyên thểBiến thanh

Ý nghĩa

我也很好Wǒ yě hěn hǎoWó yě hén hǎoTôi cũng khỏe

- Khi thanh 3 đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 4 thì âm tiết đó được đọc thành nửa thanh thứ 3, nghĩa là đọc thành thanh huyền của tiếng Việt

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanhÝ nghĩa很多hěn duōhěn duōRất nhiều警察jǐngchájǐngcháCảnh sát好像hǎoxiànghǎoxiàngRất giống

Thanh nhẹ trong phát âm tiếng Trung

Thanh nhẹ là một giọng điệu nhẹ và ngắn. Âm tiết thanh nhẹ vốn có thanh điệu nhất định, vì âm tiết yếu đi phát sinh sự biến âm.

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanhÝ nghĩa桌子ZhuōzǐZhuōzicái bàn你们NǐménNǐmenCác bạn爸爸BàbàBàbaCha

+ Khi thanh 3 đứng trước thanh nhẹ có gốc là thanh 3, thì giọng điệu đọc gần như thanh 2 [ngoại trừ 奶奶、嫂子、姐姐];
+ Khi thanh 3 đứng trước thanh nhẹ có gốc là thanh 1, thanh 2, thanh 4, thì giọng điệu đọc xuống không đọc lên.

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanh Ý nghĩa想想xiǎngxiǎngXiángxiangNghĩ xem喜欢XǐhuānXǐhuanThích我们WǒménWǒmenChúng tôi晚上WǎnshàngWǎnshangBuổi tối

Trong cách đọc phiên âm tiếng Trung vẫn có 1 số ngoại lệ gọi là biến âm

Vần đuôi /er/ trong phát âm tiếng Trung

- Khi phát âm /er/, trước hết đặt lưỡi ở vị trí âm “e”, trong khi cong lưỡi lên thì phát âm [người Bắc Kinh hay sử dụng âm này].

Ví dụ:  儿子 /ér zi/, 耳机 /ěr jī/, 二十 /èr shí/, 二百 /èr bǎi/

- Khi kết hợp với vần khác tạo thành vần cuốn lưỡi, cách phiên âm có phần cuốn lưỡi là thêm “r” vào sau phần đã có. Về chữ viết thì thêm chữ “儿” vào sau chữ gốc [có lúc được lược bỏ]

Ví dụ: 画 儿 /huà ér/ -> /huàr/, 哪 儿 /nǎ ér/ -> /nǎr/, 玩 /wán ér/ -> /wánr/

Sự biến đổi thanh điệu của “一" /yī/

Trong phát âm tiếng Trung, “一” /yī/ dùng đơn độc hay dùng liền nhau, đứng cuối từ/cụm từ hoặc đứng giữa số từ, thanh điệu không đổi, đều đọc đúng thanh 1.

Ví dụ

Nguyên thểÝ nghĩa一yīMột一 一介绍Yīyī jièshàoLần lượt giới thiệu第一DìyīThứ nhất一百一 十 一Yībǎi yī shí yīMột trăm mười một


Khi “一” /yī/ đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 đọc thành thanh 4.

Ví dụ

Nguyên thểBiến danhÝ nghĩa一 天YītiānYìtiānMột ngày一 年Yī niánYì niánMột năm一 本yī běnyì běnMột quyển


Khi “一” /yī/ đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2.

Ví dụNguyên thểBiến thanh

Ý nghĩa

一样YīyàngYíyàngNhư nhau一共YīgònYígònTổng cộng

Sự biến đổi thanh điệu của “不” trong phát âm tiếng Trung

Khi “不” dùng đơn độc hay dùng đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì thanh điệu không thay đổi, đều đọc thanh 4.

Ví dụ

Nguyên thể

Ý nghĩa不bùKhông不多Bù duòKhông nhiều不来Bù láiKhông đến不好Bù hǎoKhông tốt


Khi “不” đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2.

Ví dụ

Nguyên thểBiến thanhÝ nghĩa不对Bù duìBú duìKhông đúng不去Bù qùBú qùKhông đi

Trên đây là toàn bộ cách đọc phiên âm tiếng Trung cùng những quy tắc biến âm cơ bản trong việc học phát âm tiếng Trung. Để nói chuẩn như người bản xứ, bạn cần luyện tập thường xuyên để nói lưu loát hơn, hay hơn nhé!

Chủ Đề