An toàn an ninh trong khách sạn là gì

Không chỉ đối với những nhà hàng, khách sạn lớn mà ngay cả những đơn vị nhỏ cũng cần phải có đội ngũ nhân viên an ninh. Bởi, sự an toàn của khách hàng và toàn bộ nhân viên làm việc tại khách sạn đều được đặt lên vai của đội ngũ an ninh. Ở một số nơi, nhân viên an ninh còn được gọi với nhiều cái tên như bảo vệ, vệ sĩ. Và tất cả họ, đều phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp và thành thạo kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ an ninh.

Nhân viên an ninh khách sạn phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ an ninh [Ảnh: Internet]

Nội dung Nghiệp vụ an ninh khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS

Nghiệp vụ an ninh khách sạn mô tả những công việc cơ bản nhất của của nhân viên an ninh, bảo vệ làm việc tại khách sạn hoặc cơ sở lưu trú. Nghiệp vụ an ninh khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS gồm 20 phần nội dung cơ bản, như sau:

– Chuẩn bị làm việc

– Kiến thức về sản phẩm

– Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

– Tuần tra

– Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn

– Xử lý các chất cần được kiểm soát

– Xử lý khi có người chết trong khách sạn

– Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy

– Đối phó với hỏa hoạn

– Xử lý đe dọa đánh bom

– Xử lý với người không có thẩm quyền

– Kiểm tra tư trang của nhân viên

– Kiểm soát việc mang thiết bị ra/ vào khách sạn

– Kiểm soát người ra vào

– Kiểm soát rác

– Kiểm soát chìa khóa

– Mở khóa kho

– Kiểm soát các loại xe ra/ vào khách sạn

– Quan tâm đến khách hàng

– Kết thúc ca làm việc

Nhân viên an ninh/ bảo vệ khách sạn là người có nhiệm vụ quan trọng trong việc ngăn ngừa, xác định các mối đe dọa trong khách sạn. Họ có trách nhiệm bảo vệ khách hàng, nhân viên khách sạn và những vật dụng có giá trị hay những lúc cần thiết, họ phải ứng phó và giải quyết. Không chỉ vậy, nhân viên an ninh khách sạn cũng phải thường xuyên đi tuần tra ở các khu vực như hành lang, bãi đỗ xe hay luôn túc trực màn hình quản lý camera để xem xét và kịp thời giải quyết các hoạt động đáng ngờ.

Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA của Bộ Công an quy định, nhân viên bảo vệ/an ninh phải qua đào tạo và được cấp chứng nhận nghiệp vụ trước khi đi làm. Trong đó, phải có các nội dung về: Những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật; tác phong và đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ; các quy định về kỹ năng, cách sử dụng và quản lý các công cụ hỗ trợ; các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người khi bị nạn… Vì thế, nghiệp vụ an ninh được xem như một chứng chỉ chứng nhận trình độ tối thiểu mà một nhân viên an ninh cần phải có.

Nghiệp vụ an ninh được xem là một chứng chỉ chứng nhận trình độ tối thiểu mà một nhân viên an ninh cần phải có [Ảnh: Internet]

Bên cạnh đó, hoạt động của nhân viên an ninh được xem là một hoạt động của lực lượng được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và khác hẳn với các hình thức bảo vệ không chuyên nghiệp. Do đó, lực lượng an ninh trong khách sạn phải bảo đảm các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn sức khoẻ, lý lịch, trình độ văn hoá và được huấn luyện về nghiệp vụ an ninh, để thích ứng và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp. Bởi vì, đối tượng tiếp xúc của an ninh khách sạn rất nhiều và đôi khi sẽ gặp những tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của bản thân.

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về nội dung và tầm quan trọng của nghiệp vụ an ninh khách sạn. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành nhân viên an ninh, thì ngay từ giờ hãy luôn nỗ lực phấn đấu và trau dồi nghiệp vụ để chứng tỏ năng lực của bản thân và làm tốt sứ mệnh đảm bảo an toàn cho toàn bộ khách sạn.

Trong lĩnh vực Khách sạn có rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ ví như những nhân viên buồng phòng thì lại có nghiệp vụ buồng phòng. Vậy nghiệp vụ buồng phòng gồm những gì? Bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu nhé.

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Việc đảm bảo an ninh cho khách sạn là điều tất yếu cần phải thực hiện. Với nhiều lý do khác nhau, các khách sạn cũng rất chú trọng vào việc tuyển dụng bộ phận an ninh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu bảo vệ khách sạn là gì? Nghiệp vụ bảo vệ an toàn an ninh khách sạn qua bài viết sau nhé.

Bảo vệ khách sạn là gì?

Bảo vệ khách sạn chỉ về một bộ phận trong khách sạn, đó là bộ phận an ninh khách sạn. Đây là bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của khách sạn. Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động kinh doanh. Bảo vệ nhân viên, khách hàng, cơ sở vật chất, ngăn chặn các tình huống xuất gây mất an ninh trật tự xảy ra trong khách sạn.

Nghiệp vụ bảo vệ an toàn an ninh khách sạn

Nghiệp vụ bảo vệ an toàn an ninh khách sạn

Theo tiêu chuẩn VTOS, nghiệp vụ bảo vệ khách sạn mô tả những công việc cơ bản nhất của nhân viên an ninh, bảo vệ nội bộ khách sạn. Quy định cụ thể về các nội dung như sau:

- Chuẩn bị làm việc. - Kiến thức về sản phẩm. - Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. - Tuần tra. - Xử lý mất mát, hư hỏng, tội phạm hoặc tai nạn. - Xử lý các chất cần được kiểm soát. - Xử lý khi có người chết trong khách sạn. - Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Đối phó với hỏa hoạn. - Xử lý đe dọa đánh bom. - Xử lý với người không có thẩm quyền. - Kiểm tra tư trang của nhân viên. - Kiểm soát việc mang thiết bị ra/ vào khách sạn. - Kiểm soát người ra vào. - Kiểm soát rác. - Kiểm soát chìa khóa. - Mở khóa kho. - Kiểm soát các loại xe ra/ vào khách sạn. - Quan tâm đến khách hàng. - Kết thúc ca làm việc.

Tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo vệ khách sạn

Tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo vệ khách sạn

Nhân viên bảo vệ khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại sự an toàn, xác định và ngăn ngừa các mối đe dọa trong khách sạn. Các công việc này đòi hỏi phải được trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.

Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA của Bộ Công an, quy định về nhân viên bảo vệ/an ninh phải trải qua quá trình đào tạo và được cấp chứng nhận nghiệp vụ trước khi đi làm. Bao gồm các nội dung sau:

- Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật hiện nay; - Tác phong, đạo đức nghề nghiệp theo đúng chuẩn mực xã hội; - Các kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ an ninh; - Nắm các quy định về kỹ năng, cách sử dụng và quản lý các công cụ hỗ trợ; - Hiểu biết rõ các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu người khi bị nạn…

Có thể thấy, nghiệp vụ an ninh khách sạn là điều kiện tối thiểu mà mỗi nhân viên bảo vệ, an ninh đều phải trải qua. Đây được xem như một chứng nhận trình độ cần phải có trước khi đi xin việc tại bộ phận này.

Ngoài ra, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của bảo vệ khách sạn, các tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ văn hóa, lý lịch cũng chính là yếu tố khác để xem xét. Bởi trong quá trình làm việc, bộ phận an ninh trong khách sạn có thể đối mặt với nhiều tình huống phức tạp khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe.

Trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, đội ngũ an ninh được chú trọng đầu tư vào chất lượng lẫn số lượng. Với mỗi nhân viên có trình độ cao, kỹ năng chuyên sâu, thể hiện sự chuyên nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi trải nghiệm dịch vụ lưu trú, ẩm thực tại đây. Nói cách khác, đây cũng được coi là “bộ mặt” mà khách hàng nhìn vào để đánh giá chất lượng.

Giữ an ninh an toàn trong khách sạn nhằm mục đích gì?

Bộ phận an toàn an ninh trong khách sạn cần ngăn chặn không cho những người không có thẩm quyền bước vào các khu vực trong khách sạn. Đặc biệt là không để xảy ra sự cố hoặc mất mát tài sản của khách hàng.

Bộ phận an ninh trong khách sạn là gì?

Bộ phận an ninh có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách sạn và cả khách hàng, họ chịu trách nhiệm về an ninh trong khách sạn, bằng việc tuần tra, túc trực theo ca, họ luôn trong tư thế sẵn sàng khi gặp sự cố. Ngoài ra, họ cũng nhận trông giữ xe cho khách và cho nhân viên trong khách sạn.

Tuần tra trong an ninh khách sạn là gì?

1. Tuần tra, kiểm soát người và tài sản vào/ra khách sạn. Thực hiện tuần tra các khu vực tại nhà hàng, khách sạn trong ca làm việc của mình: Tiền sảnh, khu vực cho nhân viên, khu vực bếp, buồng phòng, hành lang, phòng kho,… Chủ động xử ký các tình huống phát sinh tránh ảnh hưởng đến khách hàng và bộ phận khác.

Bộ phận an ninh là gì?

Bộ phận an ninh được xác định nhiệm vụ giải quyết, ngăn ngừa, giải quyết các mối đe dọa tới khách hàng, nhân viên và toàn khách sạn. Nhân viên tại bộ phận an ninh có trách nhiệm giữ sự an toàn giải quyết, ứng phó trong những tình huống cần thiết.

Chủ Đề