Ăn trân châu có tốt không

Theo AsiaOne, một bé gái 14 tuổi ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã phải nhập viện vì tình trạng khó tiêu do có hàng trăm viên trân châu trong bụng.

Cô cho biết mình bị đau bụng, không thể ăn và gặp một số triệu chứng khác. Tình trạng kéo dài khiến cha mẹ cô phải đưa con gái đi khám hôm 28/5.

Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ nhìn thấy một khối đen gồm những viên nhỏ dạng hình tròn. Họ cho biết, đó là lượng trân châu chưa được tiêu hóa từ những cốc trà sữa mà nữ sinh này đã uống từ nhiều ngày trước.

Ảnh chụp X-quang cho thấy có hàng trăm viên trân châu nằm trong bụng bé gái. Ảnh: Sina.

Khi được hỏi, bé gái nói mình chỉ uống duy nhất một cốc trà sữa trân châu cách đó 5 ngày.

Song bác sĩ Zhang Louzhen - người điều trị cho cô - nhận định bệnh nhân đang cố che giấu sự thật để không bị cha mẹ trách phạt.

Ông cho rằng phải uống rất nhiều trà sữa trong một khoảng thời gian dài mới có thể tồn đọng lượng trân châu lớn và gây ra tình trạng nghiêm trọng như vậy.

Các chuyên gia đưa ra cảnh báo trân châu trong trà sữa được làm từ bột sắn khiến cơ thể rất khó tiêu hóa, vì vậy mọi người cần sử dụng có chừng mực.

Một số cửa hàng có thể thêm chất làm đặc, chất bảo quản vào trân châu nên việc phải tiêu hóa liên tục các thành phần như vậy có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày, ruột.

Theo Daily Meal, trà sữa trân châu là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc có thể chứa các chất độc hại, nó còn có lượng calo cao. Thành phần chính của trà sữa là trà, sữa, bột sắn dây và một lượng đường dùng pha chế ở mức đáng báo động.

Trân châu được nhiều người yêu thích vì kết cấu giống như kẹo dẻo. Chúng được đun sôi, sau đó bão hòa với đường, mỗi viên chứa từ 5 đến 14 calo. Nghĩa là chỉ uống 1/4 cốc trà sữa, bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 100 calo từ trân châu.

Uống nhiều trà sữa trân châu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest.

Năm 2015, một vụ bê bối liên quan đến trân châu trong trà sữa bị phanh phui khi nữ phóng viên truyền hình ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tìm thấy những viên nhỏ khó tiêu trong dạ dày của mình qua ảnh chụp CT [chụp cắt lớp].

Theo điều tra cho thấy những viên trân châu đó được làm từ lốp xe cũ và đế giày da.

Năm 2012, các nhà nghiên cứu của ĐH Y Aachen, Đức đã tìm thấy chất biphenyls polychlorin [PCBs] trong hạt trân châu làm trà sữa.

PCBs là một nhóm các hợp chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong quá khứ, chủ yếu trong các thiết bị điện, nhưng chúng đã bị cấm vào cuối những năm 1970 ở nhiều nước bởi những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe.

Chất này được biết có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như hệ thống sinh sản, hệ miễn dịch và hệ nội tiết.

Chiếc xe xanh mướt bảo vệ môi trường của chú bán hoa quả ở Sài Gòn

Hình ảnh người đàn ông bán hoa quả trên chiếc xe ba gác được phủ đầy cây xanh cùng lời kêu gọi bảo vệ môi trường hiện trở thành tâm điểm chú ý.

Những ngày qua, thông tin hạt trong những ly trà sữa thơm ngon được làm từ... đế giày da và lốp xe cũ được lan truyền nhanh chóng. Dư luận lại một lần hoang mang trước món nước uống yêu thích này.

Thông tin gây rúng động bắt đầu từ việc một phóng viên ở thành phố Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đã uống trà sữa trân châu bán ở một cửa hàng địa phương. Người này sau đó bị đau bụng và phải tới một bệnh viện để chụp cắt lớp.

Kết quả chụp hé lộ, trong bụng phóng viên chứa đầy các . Các nhà khoa học cũng không thể xác định các hạt trân châu được chế biến từ chất gì. Tuy nhiên, một trong các đối tượng được phỏng vấn đã vô tình để lộ bí mật: "Tất cả chúng được tạo ra tại các nhà máy hóa chất. Nói thẳng ra là chúng được làm từ đế của giày da và các lốp cũ".

Thông tin trân châu làm từ chất “lạ” lan truyền nhanh chóng trên mạng. Tại Việt Nam, không ai dám chắc có hay không những sản phẩm chứa chất độc hại như trà sữa trân châu nêu trên. Trước kiểu người bán thì “mập mờ”, người mua thì “tặc lưỡi”, để bảo vệ mình, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm và tác hại của trà sữa trân châu để người dùng cân nhắc trước khi sử dụng:

Ảnh minh họa.

Gây béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng

Trên thực tế món chúng ta gọi là “trà sữa”đó không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần của nó đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu chế tác thành.

Được biết, “sữa” ở trong trà sữa trân châu nếu so sánh với sữa thật thì thiếu canxi, các loại vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp. Những chất dinh dưỡng có ở trong sữa thì trà sữa đều không có mà ngược lại trà sữa chứa đựng một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thành phần chủ yếu của hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân [Hg], chì [Pb] và thạch tín [As].

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, ngoài thành phần độc hại có trong hạt trân châu, nếu dùng không đúng cách còn có thể gây ra hóc chết người.

Gây tổn thương gan, thận

Vì lợi ích, nhiều cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu. Khi uống sẽ không khác với trà tự nhiên nhưng thực tế nó được chế tạo từ các chất tổng hợp hoá học. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng không thường xuyên thì không nguy hại nhiều tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều sẽ là gánh nặng cho gan, thận. Nếu dùng thường xuyên, thời gian tích tụ lâu dài, sẽ gây thương tổn nặng cho chức năng của gan, thận.

Tăng khả năng gây vô sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của các loại trà sữa chủ yếu là dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans... Loại axit này sẽ làm giảm hooc môn ở nam giới làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của chị em, loại axit này làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.

Trà sữa tự chế, sự kết hợp phản khoa học

Nhiều chị em vì yêu thích món trà sữa nhưng sợ nguồn gốc không đảm bảo nên tự mua nguyên liệu về tự chế. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự kết hợp trà và sữa là một việc làm phản khoa học. Sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch. Trà kết hợp với sữa cũng sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu.

Trân châu có tác hại gì?

Vậy nhưng, trà sữa trân châu đường đen lại phá vỡ mức cân bằng đường trong cơ thể, từ đó gây dư thừa năng lượng, dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa và là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường [tiểu đường]… và biến chứng nặng nề nhất là bệnh tim mạch.

Tại sao không được uống trà sữa?

- Do chứa nhiều đường và calo, nên nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, các bạn học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, uống quá nhiều trà sữa có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Không nên uống trà sữa khi nào?

- Không uống trà sữa khi đói Vì trà sẽ gây tình trạng cồn cào bụng, axit trào ngược; uống sữa khi đói gây tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài... Bên cạnh đó, uống trà sữa hay nước trái cây khi đói dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Trân châu có chất gì?

Hạt trân châu được làm chủ yếu từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn [chiếm khoảng 80% thành phần], đường cô đặc, hương liệu và gần như không có chất xơ, protein hay bất kỳ loại khoáng chất nào.

Chủ Đề