Anh chỉ hiểu như thế nào bảo lớp người đi giữ biển đảo không về

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

VHSG- Những tác phẩm viết về biển, đảo của nhà thơ Trịnh Công Lộc vừ đạt giải nhất Giải thưởng văn học về biên giới, hải đảo ngày 22.11.2020. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt nam đánh giá: “Trịnh Công Lộc xuất phát từ vấn đề vi mô là những thực thể bảo vệ chủ quyền của đất nước. Mộ gió cách đây gần 10 năm đã mở đầu cho một mảng đề tài của Trịnh Công Lộc. Rất dũng cảm vì anh ấy viết về những chiến binh hy sinh ở Hoàng Sa. Chỉ có điều kiện sau hòa bình Trịnh Công Lộc với cảm hứng đại doàn kết dân tộc, với cảm hứng dân tộc mới có thể viết bài thơ “ Mộ gió”. Bây giờ vấn đề giải quyết sự toàn vẹn của lãnh thổ, chủ quyền của dân tộc là vấn đề bao trùm nhất mang tính chiến lược chứ không còn mang mang ý thức hệ trong đất nước chúng ta nữa. Đất nước thống nhất thì tầm nhìn của Trịnh Công Lộc là vượt qua được những giới hạn của ý thức hệ đến tầm khái quát sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ chủ quyền. Đấy là một phát hiện sáng tạo và cũng là dũng cảm. Rất nhiều bài thơ, mỗi bài đề cập đến một khía cạnh khác nhau và Trịnh Công Lộc chọn lối viết trần trụi, giản dị như một bức tranh của đời sống đang hiện ra.”

Nhà thơ Trịnh Công Lộc

MỘ GIÓ…*

Dâng hương những chiến binh

giữ biển, đảo không về!

Mộ gió đây,

đất thành xương cốt

cứ gọi lên là rõ hình hài

mộ gió đây,

cát vun thành da thịt

mịn màng đi,

dìu dặt bên trời…

Mộ gió đây,

những phút giây biển lặng

gió là tay ôm ấp bến bờ xa

chạm vào gió như chạm vào da thịt

chạm vào

nhói buốt

Hoàng Sa…

Mộ gió đấy,

giăng từng hàng, từng lớp

vẫn hùng binh giữa biển – đảo xa khơi

là mộ gió,

gió thổi hoài, thổi mãi

thổi bùng lên

những ngọn sóng

ngang trời!

22.8.2011

___________

* Mộ gió: mộ tượng trưng theo nghi lễ chiêu hồn những chiến binh thời Nguyễn đi bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không trở về.                

TỪ BIỂN MÀ ĐI!

Đâu phải bây giờ

mới từ biển mà đi

đất nước mấy ngàn,

mấy ngàn năm bão tố

biển của ta, lại nhiều hơn sóng dữ

đừng nghĩ ai, bé nhỏ trước muôn trùng …

Ông cha mình đã từ biển mà đi

vẫn rành rọt sáng soi từng hải lý

những luồng lạch nông, sâu

thuộc lòng như chữ nghĩa

bao lớp người đi giữ đảo, không về…

biển lặng giấu những nỗi niềm xa thẳm

ru lời ru vô tận dưới lòng sâu

mỗi đảo nhỏ,

hoá thành ngọn nến

thắp linh thiêng rừng rực trời sao…

Bây giờ, lại từ biển mà đi

biển là đất, đất liền với biển

đất giàu lên, biển cũng giàu lên

đất đã mạnh, biển trời thêm mạmh

Đừng nghĩ ai,

bé nhỏ trước muôn trùng

chẳng kẻ nào,

tát được bể Đông!

Bây giờ,

lại từ biển mà đi

nơi cuối chót Hoàng Sa,

nơi Trường Sa cuối chót

đôi bờ vai,

bát ngát biển trời

gánh bao nỗi gian truân đất nước

như Trường Sơn,

gánh xương máu chiến tranh

như lịch sử, gánh thăng trầm mỗi bước!

Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa, cuối chót

lại lên vai,

bát ngát mà đi!

6.2011

LỜI CỦA SÓNG…

Sóng vẫn hát những lời của biển

lời thẳm sâu, tít tắp chân trời …

Đất nước là rừng xanh,

là biển đảo xa xôi

là muối mặn, gừng cay

lên ghềnh, xuống thác

từng miếng trầu cay,

từng con sóng bạc…

dẫu có lúc mưa giông, bão giật

biển của ta vẫn liền đất, liền trời!

Mỗi đảo nhỏ như trái tim của biển

những trái tim,

nhịp đập trùng khơi…

Sống với biển qua đời này, đời khác

cá đầy khoang, gió hát cánh buồm xa…

sống cùng biển – bao đời giữ biển

sóng gọi hồn thiêng,

biển vọng về…

1.6.2011

VÒNG HOA QUANH ĐẢO GẠC MA

Đã bao lần thả vòng hoa xuống biển

Hoa cứ trôi ,biển dẫn đi đâu

Có vòng hoa, linh hồn neo đậu

Vợi nỗi buồn, bớt lạnh lẽo, cô đơn

Nhưng ở đây

biển mặn chát, rừng san hô tím ngắt

Những vòng hoa không muốn trôi đi

Hay có phải

– sáu mươi tư hồn cốt *

Còn quanh đây…sóng buốt thân tàu …

Những người kia giấu mạt đi đâu

Không giấu nổi tội trời tội đất

Những vòng hoa cứ vòng quanh bờ nước

Như vòng tay xích lại những vòng tay !

28.7.2013

__________

* 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong hải chiến vùng đảo Gạc Ma  ngày 14/3/1988 tại quần đảo Trường Sa

ĐẠI DƯƠNG RỪNG ĐẢO

Gió vắt vai, sóng quanh chân đảo

Như người đi gieo hạt đường khơi

Chi chit mọc, đảo thành rừng của biển

Cứ mêng mông , ngút ngát chân trời

Đất có rừng, biển cũng rừng như đất

Đảo thành rừng, chiến lũy biển Đông

Những chiến hạm vượt đại dương rừng đảo

Như binh đoàn ào ạt tiền phương…

Đây Hoàng Sa,

Kia Hoàng Sa,

rừng mọc

Biển một ly không thể cắt rời

Người yêu đảo. mặn mòi với đảo

Đảo yêu người, hạt muối cắn đôi

Máu thấm đất hồng tươi mặt đất

Máu biển loang đỏ sóng chân trời …

Đất có rừng, biển cũng rừng như đất

Biển mỡ màu, rừng đảo ngàn xưa

Đại đại dương bao la, đại ngàn rừng đảo

Đại ngàn xanh,

tràn ngập bến bờ!

5.6.2013

TRỊNH CÔNG LỘC

Thời báo Văn học Nghệ thuật số 19, ngày 3.12.2020

SỞ GD&ĐT CÀ MAU                               ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 – 2018

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11

                   THỜI GIAN: 90 PHÚT

      Không kể thời gian giao đề

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm]

      Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa

Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển

Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta

Như máu ấm trong màu cờ nước Việt

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển

Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa

Máu của họ ngân bài ca giữ nước

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

                         [Trích Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến]

Câu 1 [0,5 điểm]: Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc” trong đoạn thơ trên.

Câu 2 [1,0 điểm]: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 [0,5 điểm]: Nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 4 [1,0 điểm]: Anh/chị hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân trong hoàn cảnh hiện tại.

II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

   Câu 1 [2,0 điểm]: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 300 chữ] trình bày suy nghĩ của anh /chị về tình yêu quê hương, đất nước.

   Câu 2 [5,0 điểm]: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.

-------------------------HẾT-------------------------

SỞ GD & ĐT CÀ MAU                           ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Trường THPT Phan Ngọc Hiển                                         MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc”: Chỉ hình tượng Đất nước; Sự gần gũi, yêu thương, che chở cho người dân biển.

0,5

2

Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật

- Xác định được 02 biện pháp tu từ trong 03 biện pháp tu từ sau:

+ Điệp từ: biển, máu, Tổ quốc

+ Ẩn dụ: Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta.

+ So sánh: Như máu ấm trong màu cờ nước Việt.

- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha, máu thịt với biển đảo quê hương và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

1,0

3

Nội dung chính: Sự cảm phục/ngợi ca tinh thần dũng cảm, kiên cường của ngư dân trên biển cả.

0,5

4

Trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương:

- Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ của Tổ quốc.

- Mỗi cá nhân đều phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

1,0

II

LÀM VĂN

7,0

1

Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu quê hương, đất nước.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

1,0

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo hướng sau:

- Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc xây dựng quê hương.

- Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.

- Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương.

- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,25

2

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.

0,5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật và luận đề.

0,5

* Phân tích nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về nội dung:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo:

++ Một nông dân lương thiện, có lòng tự trọng, có ước mơ đẹp,…

++ Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mất nhân hình, nhân tính, đánh mất bản chất lương thiện của mình, rạch mặt ăn vạ, bị lưu manh hóa, tha hóa,…

++ Sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Sự gặp gỡ thị Nở khơi dậy bản năng sinh vật trong Chí, tình yêu thương làm thức dậy bản chất lương thiện trong Chí Phèo. Chí muốn trở lại thành người lương thiện nhưng bị cự tuyệt,…

+ Bi kịch vì bị cự tuyệt làm người:

++ Bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người, nhưng không được công nhận làm người.

++ Sự thức tỉnh về quyền sống, quyền được làm người. Niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.

++ Giết kẻ thù và tự sát, cách giải thoát duy nhất để Chí Phèo trở về cuộc sống làm người.

+ Giá trị nội dung:

++ Giá trị hiện thực: tác giả lên án, tố cáo, vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội đương thời đồng thời cảm thông, trân trọng đối với người nông dân lượng thiện bị áp bức, bóc lột nặng nề,…

++ Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác khiến họ mất cả nhân hình, nhân tính,…

- Về nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

+ Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.

+ Tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.

2,5

* Khái quát nội dung phân tích, đánh giá chung về về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

0,5

 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,5

TỔNG ĐIỂM: 10,0

------------------------HẾT---------------------

Video liên quan

Chủ Đề