Phạm Văn Đồng Trên trời có những vì sao

“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC” PHẠM VĂN ĐỒNG Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “…Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy…” Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định biện pháp tu từ  và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.

2, Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? 3. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra vẻ đẹp từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn. Đáp án: 1. Biện pháp so sánh: Đánh giá so sánh Nguyễn Đình Chiểu là: So sánh Nguyễn Đình Chiểu với Ngôi sao sáng  ->> đề cao tầm vóc, ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu

2+ Ngôi sao có ánh sáng khác thường: ánh sáng đẹp nhưng chưa quen nhìn nên khó thấy


+ Phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng: phải dày công nghiên cứu thì mới thấy. ->>Có nghĩa là vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không rực rỡ bóng bẩy ở ngôn từ hay ở những tìm tòi mới lạ. Thơ văn ông đẹp ở sự giản dị, chất phác, đẹp ở tấm lòng yêu nước thương dân, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng với gian tà, bạo ngược, phải dày công nghiên cứu thì mới thấy. 3.Hướng dẫn: Bàn về ý chí nghị lực của con người: Bài viết ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn trọn đời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước. Mặc dù bị mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu  đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Học sinh có thể bày tỏ  suy nghĩ theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí. Các em có thể tham khảo dàn ý sau để viết bài:

//vanhay.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-bai-chieu-toi-ho-chi-minh


Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

Câu 2 [Trang 53 – SGK] Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?


Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” vì:

  • “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng lạ, ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc.
  • “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” có nghĩa là phải dày công kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được.  Lâu nay chúng ta đã quen với văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường…  điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu [mù loà], nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng về ông.

==> Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Từ khóa tìm kiếm Google: soạn văn câu 2 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, soạn bài câu 2 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, gợi ý soạn bài câu 2 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, soạn văn chi tiết câu 2 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu của Phạm Văn Đồng trong bài viết này, chủ yếu là ở cách nhìn, ở phương pháp luận nghiên cứu về một tác giả văn học, từ đó mà có những tìm tòi, khám phá về những nội dung mới mẻ và những đặc sắc nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xác lập những giá trị mới của nhà thơ yêu nước lớn này.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Phạm Văn Đồng không phải là cây bút nghiên cứu văn học chuyên nghiệp. Ông là nhà chính trị, yêu thơ văn, có vốn văn hóa và văn học sâu rộng, do yêu cầu của văn nghệ, ông có viết một số bài hoặc một số công trình nghiên cứu văn học. Xuất phát từ nhãn quan chính trị đúng đắn, các bài nghiên cứu văn học của ông thường có một cách nhìn mới mẻ. tiến bộ với những phát hiện sâu sắc, những đóng góp có giá trị – đặc biệt là về mặt phương pháp luận nghiên cứu. Bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có thể xem là một trường hợp tiêu biểu.

Trước hết, đó là cách nhìn nhận mới mẻ và đúng đắn của tác giả về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Lâu nay, trong giới nghiên cứu văn học cũng như trong tâm thức của thanh niên, học sinh ta, không phải không có những cái nhìn thiên lệch, thậm chí đánh giá thấp về Nguyễn Đình Chiểu, cho rằng văn thơ ông còn thô mộc, không trau chuốt, ít có giá trị nghệ thuật…; từ đó, chưa có ý thức nghiên cứu để thấy hết giá trị to lớn của văn thơ ông trong cuộc sống – đặc biệt là hoàn cảnh cuộc chống Pháp lúc bấy giờ – cũng như nhân cách cao đẹp của nhà thơ trong một cuộc đời vì dân, vì nước. Bài viết của tác giả có thể xem như một sự điều chỉnh về cách nhìn, một sự định hướng về cách nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu theo một phương pháp luận đúng đắn.

Xem thêm:  Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử

Từ cách nhìn đúng đắn mà có cách nghiên cứu khoa học, bài viết đã đặt Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để nhìn nhận, đánh giá; đặt văn thơ ông vào văn thơ yêu nước chống Pháp thời kì này để nghiên cứu; từ đó thấy rõ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vừa nằm trong nguồn mạch và dòng chảy chung của văn thơ yêu nước chống Pháp cùng với Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa,… lại vừa nổi lên như một tiếng thơ tiêu biểu nhất.

Bài viết đưa ra một phát hiện mới mẻ và sâu sắc: Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường [ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy] vì vậy phải chăm chú nhìn thì mới thấy [có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được], và càng nhìn thì càng thấy sáng [càng nghiên cứu lại càng phát hiện ra những ánh sáng mới, những vẻ đẹp mới]. Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ,…; điều đó là không thỏa đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu [mù lòa], nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng thơ văn của ông. Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học, mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Và rõ ràng, cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết của tác giả ở chỗ ông đã nhìn thấy sâu sắc các giá trị bền vững và cơ bản của cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, đã khôi phục lại các giá trị đó một cách tường minh, có căn cứ khoa học trong bài viết của mình trên nhiều phương diện như tấm gương nhân cách và khí tiết, quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu cũng như những nét mới trong nội dung và những đặc sắc nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Xem thêm:  Phân tích cảm hứng về quê hương đất nước qua bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Tác giả đã đặt văn thơ yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ [Trương Định, Nguyễn Hữu Huân,…] và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này [Phan Văn Trị, Nguyễn Thông,…] để thấy rõ nguồn mạch phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời cũng chỉ ra vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước chống Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX. Có thể thấy điều này trong đoạn phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Từ nguồn mạch chung của văn thơ yêu nước mà dẫn đến bài Văn tế, với một lời, vừa giới thiệu, vừa tóm tắt đầy đủ toàn bộ nội dung của tác phẩm: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung, nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”, sau đó dẫn một đoạn của bài Văn tế, so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để đi đến một sự đánh giá thật mới mẻ và sâu sắc, đúng đắn về tác phẩm: “Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…” và kết thúc bằng việc tưởng nhớ đến linh hồn của nhà thơ yêu nước và những nghĩa quân đã hi sinh cho dân tộc.

Không những thế, tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc về tác phẩm Lục Vân Tiên, về nội dung, đó là mối liên hệ biện chứng giữa cuộc đời nhà thơ với các nhân vật trong tác phẩm và xúc cảm của người đọc [nhân dân]. Từ chỗ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống trong lòng quần chúng nhân dân, nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phẩm [là những con người có ruột gan, xương thịt] để tạo ra những xúc cảm thẩm mĩ trong người đọc là nhân dân, tác giả đã đi đến một kết luận thật lôgic, tất yếu về các nhân vật chính nghĩa đó: “Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”, vấn đề thì không mới nhưng cách lí giải của tác giả lại mới, hàm chứa ý vị sâu sắc và cũng thật dễ hiểu.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Về văn chương, người viết nhấn mạnh đây là một truyện “kể”, truyện “nói”, thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: “Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”; “Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đần đến cuối.”, từ đó mà khẳng định: “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe “kể” Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”. Đó là những ý kiến có cơ sở khoa học, rất đáng để chúng ta suy nghĩ, lại được trình bày một cách dung dị mà rõ ràng, sáng tỏ.

Bài viết là sự kết hợp hài hòa giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ. Nhờ vậy, bài viết rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn – chủ yếu là sức thuyết phục của những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về nhà thơ yêu nước lớn Nguyễn Đình Chiểu.

Video liên quan

Chủ Đề