Bác sĩ lương lễ hoàng là ai

Thứ hai, 15/11/2021 - 11:42 AM

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng [1952-2021].

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sinh năm 1952 tại Sài Gòn. Sau 30 năm hành nghề khá thành công tại Đức, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2011 và góp tay xây dựng Trung tâm oxy cao áp rất được khách hàng ở TP.HCM tin cậy.

Xuất thân từ Trường Đại học Y khoa Minh Đức là nơi đào tạo theo tôn chỉ Đông Tây y kết hợp, nên bác sĩ Lương Lễ Hoàng bền bỉ theo đuổi phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh ứng dụng y học cổ truyền của Việt Nam. Một trong những tác phẩm tâm đắc của bác sĩ Lương Lễ Hoàng là cuốn sách “Viết vì sức khỏe nhà nông”, mong muốn giúp bà con vùng sâu vùng xa có thể tận dụng những cây cỏ xung quanh để cải thiện thể lực và ngăn ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng không chỉ có uy tín trong giới chuyên môn mà còn được công chúng yêu mến, vì ông luôn chủ trương phổ biến kiến thức y khoa đến từng nhà, từng người. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng từng chủ trì hàng chục chương trình tương tác về sức khỏe trên sóng truyền hình và sóng phát thanh như “Y khoa vui vẻ”, “Thầy thuốc của nông dân”, “Mỗi ngày một lời khuyên” hoặc “Mượn sức thiên nhiên phòng bệnh”.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đề cao các quan niệm “Tuân thủ qui luật của thiên nhiên là liệu pháp phù hợp nhất cho con người”, “Thầy thuốc thượng phẩm chữa bệnh khi bệnh chưa phát”, “Ai chữa lành, người đó có lý” và “Hãy dùng thực phẩm như dùng thuốc”.

Mặc dù công việc bận bịu, bác sĩ Lương Lễ Hoàng vẫn dành dụm thời gian để viết sách. Tủ sách “Y học, ai đọc cũng hiểu” của bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã mang đến cho cộng đồng hơn 30 tác phẩm bổ ích có giá trị ứng dụng dễ dàng như “Dinh dưỡng để phòng bệnh”, “Dinh dưỡng để trị bệnh”, “Khỏe nhờ sinh tố”, “Mạnh nhờ khoáng tố”, “Nỗi buồn ngày mới lớn”, “Thuốc đắng đã tật”, “Ngọn đèn trước gió”, “Mỗi tuần một chuyện cà kê”, “Cháy máy vì nghẹt xăng” …

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cuối tháng 10/2021 vừa hoàn thành cuốn sách “Cung đàn lỗi nhịp”. Cuốn sách đang chờ ngày phát hành, thì ông mắc Covid-19 và qua đời lặng lẽ ở Bệnh viện Thủ Đức – TPHCM.

Cuốn sách cuối cùng của bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Cuộc đời 70 năm nhiều xô dạt và đầy ý nghĩa của bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã khép lại. Thế nhưng, những tâm tư của ông dành cho sức khỏe cộng đồng, chắc chắn sẽ được nhiều người khắc ghi.

Vĩnh biệt bác sĩ Lương Lễ Hoàng, xin cùng đọc lại lời nhắc nhở rất trách nhiệm của ông:

“Trong bối cảnh vui buồn lẫn lộn vì thuốc tốt chào hàng bên cạnh môi trường ô nhiễm trầm trọng, ngành y phải trực diện với một thực trạng phức tạp hơn nhiều, với bệnh nghề nghiệp, bệnh tâm thể, bệnh mãn tính, bệnh ác tính đang “thập diện mai phục”. Thầy thuốc hiện nay không thể chỉ tập trung vào biện pháp cấp cứu nếu bệnh nhân may mắn lọt kịp vào phòng hồi sinh. Bệnh nhân không thể phó mặc cho may rủi trong khi bệnh nguyên chực chờ từ môi trường sống cứ như ngay trong bãi rác, từ phế phẩm tích lũy liên tục do rối loạn biến dưỡng qua nếp sinh hoạt trái ngược với thiên nhiên.

Như lời cảnh báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, y học ở thiên niên kỷ này không thể khu trú vào mục tiêu cấp cứu vì giải pháp rốt ráo nằm ngoài bệnh viện, nằm xa tầm tay của thầy thuốc. Lối thoát qua ngõ thiên nhiên do đó phải càng gần tầm tay càng tốt cho người chưa bệnh và không muốn bệnh quá sớm. Đó chính là động cơ vì sao y học phòng ngừa + y khoa sinh học + y học cổ truyền, tất nhiên sau khi đã được nghiên cứu và xác minh tác dụng, cần được chú trọng, thay vì đợi bệnh mới chữa, thay vì chỉ trông mong vào viên thuốc hóa chất để chữa cháy cầm canh khi bùng ngọn lửa để chờ ngày cháy sạch”.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng được biết đến là một chuyên gia tư vấn sức khỏe, với cách nói hài hước, hỏm hỉnh và gần gũi, ông được nhiều độc giả, khán thính giả yêu mến suốt nhiều năm qua các phương tiện truyền thông.

Ông sinh năm 1952, tốt nghiệp y khoa ở Sài Gòn. Năm 1981, ông sang CHLB Đức định cư. Đến năm 2003, ông về Việt Nam làm việc.

Bị nhiễm SARS CoV-2, cùng với một số bệnh nền đã khiến sức khỏe ông trở nên trầm trọng và trút hơi thở cuối cùng ở Bệnh viện hồi sức Covid-19 chỉ sau một ngày nhập viện điều trị.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng qua đời khi một số công trình mà ông đang viết, để phổ cập kiến thức về y học, nhằm nâng cao kỹ năng giữ gìn sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng trả lời phỏng vấn Báo Giác Ngộ: "Người tu nên là Thầy thuốc"

Tốt nghiệp y khoa Sài Gòn năm 1978, sau đó định cư và hành nghề y tại CHLB Đức nhưng từ năm 2003, bác sĩ Lương Lễ Hoàng quyết định về làm việc tại Việt Nam. Ông dần trở nên quen thuộc với độc giả trong và ngoài nước qua hàng trăm bài viết về chuyên môn ngành y trên nhiều báo và tạp chí. Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lương Lễ Hoàng về những vấn đề quan tâm đối với Phật giáo.

* Điều gì thúc đẩy bác sĩ xây dựng chương trình "Y học Đông Tây thường thức”?

- Trong bối cảnh của một nền y tế chưa kịp hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng của mạng lưới cơ sở hạ tầng, vào thời điểm mà hai tiếng y đức đang nhạt nhòa trước mãnh lực của đồng tiền, phương án phòng bệnh thay vì chỉ chữa bệnh theo kiểu đau đâu chữa đó tất nhiên chưa thể triển khai như mong muốn của người dân. Chương trình “Y học Đông Tây thường thức” ra đời với mong muốn mang kiến thức y học thật gọn, thật thực tiễn đến người dân để người đã bệnh cũng như người chưa bệnh trở thành trợ thủ đắc lực cho thầy thuốc. Không thể có hàng nhái, cũng không thể có tình trạng thao túng lũng đoạn thị trường nếu người tiêu dùng hiểu cách kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

* Theo bác sĩ, quý Tăng Ni là đối tượng thích hợp nhất tham gia khóa học này?

- Chương trình “Y học Đông Tây thường thức” không chỉ nhằm vào giới tu sĩ Phật giáo mà còn thích hợp cho mọi người. Trong bối cảnh người dân vẫn còn thiếu thốn thông tin về y học, đối tượng lý tưởng để quảng bá kiến thức phòng bệnh chính là những người đang được đồng bào quý mến tin tưởng. Thế thì còn ai phù hợp cho công việc này hơn là quý Tăng Ni - những người đã đến với đời bằng cái Tâm, được đời yêu mến nhờ chữ Tín. Nếu nay lại thêm tiếng Trí đi kèm thì còn gì tốt hơn. Tôi sở dĩ chọn giới tu sĩ Phật giáo vì đạo Phật là tôn giáo chiếm đa số ở nước ta. Hơn nữa, cho dù được thực hiện ở bất kỳ nơi nào thì chương trình “Y học Đông Tây thường thức” vẫn hoan hỷ đón tiếp mọi giới đồng bào không có sự phân biệt trên tinh thần “cửa Phật từ bi bao giờ cũng rộng mở”.

* Làm sao để quý Tăng Ni tham gia chương trình tập huấn có thể tiếp thu tốt bài giảng khi không phải là giới chuyên môn?

- Điều này tất nhiên không đơn giản nhưng hoàn toàn khả thi. Chúng tôi cố gắng thiết kế chương trình giảng dạy với nội dung và hình thức nhằm đảm bảo các tiêu chí: đề tài phổ quát trong đời thường, hình thức giảng dạy dễ tiếp thu, phương pháp phòng và chữa bệnh tiện dụng trên thực tế, hiệu quả tối ưu về tác dụng y học lẫn tính chất kinh tế, an toàn cho người áp dụng cũng như cho đối tượng được áp dụng. Đây chính là các tiêu chí đảm bảo cho người học nhanh chóng đạt kết quả.

* So với một chương trình giáo dục và truyền thông y học thông thường thì mô hình tập huấn này có điểm gì khác biệt không, thưa bác sĩ?

- Bài giảng trong chương trình “Y học Đông Tây thường thức” tất nhiên không thể nặng phần chuyên môn như cho sinh viên y khoa hay bác sĩ hậu đại học. Trong phạm vi giới hạn của hai giờ giảng dạy, mỗi bài giảng được xây dựng trên một cấu trúc đồng nhất và tập trung vào tính thực tiễn như sau: Cơ chế bệnh lý theo quan điểm y học hiện đại, nguyên tắc phòng bệnh trên cơ sở sinh học, cách ứng dụng châm cứu, ấn huyệt và vật lý trị liệu theo Đông y, cách ứng dụng cây thuốc, cách ứng dụng thể dục dưỡng sinh và dinh dưỡng liệu pháp…

* Các kiến thức nào sẽ được bác sĩ chuyển tải cho học viên trong chương trình "Y học Đông Tây thường thức”?

- Trước mắt, 30 chủ đề chọn lọc đầu tiên liên quan đến các căn bệnh thông thường sẽ được giảng dạy như: cao huyết áp, hen suyễn, bệnh xoang, sỏi thận, thấp khớp, tiểu đường v.v… Ai thích bài nào thì ghi tên học bài đó. Ai học chưa xong có thể dịp khác học lại. Học sao để có thể ứng dụng ngay điều gì đó trong cuộc sống đời thường cho chính mình và cho đồng bào Phật tử thập phương. Đây cũng là cách “Đưa đạo vào đời để đời thành đạo” như slogan của chương trình này mà tôi rất tâm đắc.

* Được biết, bác sĩ hiện đang viết bài cộng tác, nắm giữ chuyên trang "Sức khỏe” định kỳ cho nhiều tờ báo. Bác sĩ nghĩ sao nếu được mời cộng tác cho Giác Ngộ cũng với nội dung này?

Với tôi, đó sẽ là một vinh hạnh lớn. Tôi thường chọn cho mỗi tờ báo một thể loại phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của độc giả, thí dụ “Sức khỏe doanh nhân” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, “Mỗi tuần một chuyện” trên Doanh nhân Sài Gòn, “Y khoa vui vẻ” trên Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, “Mẹo vặt phòng thân” trên Nông Thôn Ngày Nay, “Y thuật trong gia chánh” trên Thế Giới Ẩm Thực… Nếu được phép cộng tác với Giác Ngô, tôi sẽ chọn chủ đề “Đông Y thế kỷ XXI” với hy vọng mang kiến thức quý báu của nền y học cổ truyền nhưng với ngôn ngữ của khoa học thực nghiệm đến thật gần độc giả.

*Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bảo Thiên [thực hiện]

[PLO]- Bác sĩ Lương Lễ Hoàng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về y dược phòng và trị bệnh bằng cách vận dụng kinh nghiệm của y học dân gian kết hợp kiến thức y học hiện đại.

Theo thông tin của người nhà bác sĩ Lương Lễ Hoàng, vài ngày trước, ông xét nghiệm dương tính với COVID-19 và được chuyển đến Bệnh viện hồi sức COVID-19 [TP Thủ Đức, TP.HCM] điều trị. Do có bệnh nền và diễn biến bệnh nhanh, nặng, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 12 giờ đêm 15-11. Trước đó, ông đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Ảnh: Alobacsi

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sinh năm 1952, tốt nghiệp y khoa ở Sài Gòn, định cư ở Đức từ năm 1981. Ông trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2011 và góp tay xây dựng Trung tâm oxy cao áp khá nổi tiếng ở TP.HCM.

Vốn xuất thân từ Đại học Y khoa Minh Đức, trường y đầu tiên và duy nhất ở miền Nam với tôn chỉ kết hợp Đông Tây y, cả đời bác sĩ Lương Lễ Hoàng theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền y học đậm đà bản sắc dân tộc, đại chúng và nhân bản. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về y dược nhằm mục tiêu cổ động cho biện pháp phòng và trị bệnh bằng cách vận dụng kinh nghiệm của y học dân gian nhưng với tri thức cập nhật và kỹ thuật thực nghiệm của y học hiện đại.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng đề cao các quan niệm “Tuân thủ qui luật của thiên nhiên là liệu pháp phù hợp nhất cho con người”, “Ai chữa lành, người đó có lý”, “Thầy thuốc thượng phẩm chữa bệnh khi bệnh chưa phát”, và “Hãy dùng thực phẩm như dùng thuốc”.

Với độc giả trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay ông không còn xa lạ qua 30 ấn phẩm tái bản nhiều lần như “Dinh dưỡng để phòng bệnh”, “Dinh dưỡng để trị bệnh”, “Khỏe nhờ sinh tố”, “Nỗi buồn ngày mới lớn”, “Mạnh nhờ khoáng tố”, “Thuốc đắng đã tật”, “Viết vì sức khỏe nhà nông”, “Ngọn đèn trước gió”, “Mỗi tuần một chuyện cà kê”, “Cháy máy vì nghẹt xăng”…

Ông cũng là chuyên gia quen thuộc với lỗi diễn đạt ai xem cũng hiểu qua các chuyên mục sức khỏe trên các báo Pháp Luật TP.HCM, Khoa học Phổ thông, Bác sĩ gia đình, Phụ nữ, Thanh niên, alobacsi… và các chương trình phát thanh truyền hình “Y khoa vui vẻ”, “Sức khỏe là số một” , trên Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP HCM [VOH], “Mỗi ngày một lời khuyên” trên Chào ngày mới của HTV7, “Sống khỏe mỗi ngày" trên TV Vĩnh Long, "Thầy thuốc hỏi giùm” trên TV FBNC…

Cuối tháng 10-2021, bác sĩ Lương Lễ Hoàng vừa hoàn thành cuốn sách “Cung đàn lỗi nhịp”. Cuốn sách đang chờ ngày phát hành thì ông mắc COVID-19 và qua đời.

Đố ai chưa từng đau đầu?

[PL]- Làm sao để đau đầu ngày nào đó phải đến cứ đến nhưng đừng ở lại quá lâu và khi khoác áo ra đi đừng để lại di chứng?

HOÀNG LAN

Video liên quan

Chủ Đề