Bài hat qua cơn mê cũa nhac sĩ nào

Mới đây tôi nhận được tin buồn là nhạc sĩ Trần Trịnh, một người đóng góp rất nhiều cho nền tân nhạc Việt Nam qua đời. Ông sinh ra ngày 9 tháng 1 năm 1936 ở Thái Lan (ở Bangkok?) và chết 10 tháng 10 ở Irvine, California. Tên thật của ông là Trần Văn Lương.

Bài hat qua cơn mê cũa nhac sĩ nào
nguồn ảnh: blog của Trần Đăng Chí

Tôi rất may là được gặp Trần Trịnh một lần cách đây 9 năm. Ông vốn có một trình độ nhạc rất cao - theo ông là nhờ điều kiện học nhạc với giáo sư dòng Lasalle của đạo Thiên Chúa là huynh sư / tiến sĩ Rémi Trịnh Văn Phước. Trần Trịnh lấy họ người giáo sư ấy để thành bút hiệu của mình. Trần Trịnh là nhạc sĩ sáng tác, và cũng chơi đàn và chỉ huy dàn nhạc vũ trường và phối khí nhạc đĩa. Hợp tác với nhạc sĩ Nhật Ngân (cũng mới qua đầu năm này) ông soạn nhiều bài ca rất hay thời chiến tranh với tên chung là Trịnh Lâm Ngân.

Tôi có duyên với nhạc của Trần Trịnh và Nhật Ngân từ rất sớm. Tôi thực sự bắt đầu nghiên cứu về nhạc Việt trước khi tôi nhận rằng tôi sẽ muốn nghiên cứu nó nhờ nghe một tác phẩm của hai ông này. Câu chuyện này bắt đầu tháng 9 năm 1985 lúc tôi đi ăn cơm với bạn bè ở một nhà hàng Việt trên phố Penn Avenue thành phố Pittsburgh (đêm đó tôi đã ăn món canh chua cay). Thuở ấy tôi đang học về món sáng tác và lý luân âm nhạc. Khi đang ăn tôi đã nghe và chú ý đến âm thanh này:

Tôi đã xin người tiếp viên cho tôi xem bìa băng cát xét để chép lại chủ đề. Vài tuần sau tôi đã đến "chợ" Việt duy nhất ở thành phố Pittsburgh và được mua băng ấy ở đó. Hồi đó tôi chưa có ý học tiếng Việt vậy không được biết gì về băng này, kể cả không biết chủ đề Nhạc Khiêu Vũ - Nhạc Hòa Tấu là như thế nào.

Thuở ấy tôi cũng đang học món dân tộc nhạc học và cũng đã được giới thiệu nhạc thế giới trên một chương trình làn sóng đài phát thanh nhỏ. Vậy tôi cũng có ý thức về nhạc truyền thống của nhiều dân tộc. Nhưng nhạc lai (hybrid music) đã còn rất xa lạ đối với tôi. Nghe giai điệu của "Qua cơn mê" tôi biết đây không phải là kiểu viết giai điệu của phương Tây, nhưng cách phối khí (của nhạc sĩ Trung Nghĩa) trong băng này rất gây ấn tượng với tôi. Nếu so sánh thì cách phối khí ở đây khá giống bài Hawaii Five-O của ban nhạc Vanh Tuya.

Phải đợi gần 10 năm sau đến khi mới bắt đầu hiểu biết về ca khúc này. Mặc dù được phối khí theo nhịp rock ở trên, thực sự "Qua cơn mê" là một bài ca boléro. Ca sĩ Băng Châu là người giới thiệu bài hát này trên đĩa (chắc là năm 1973).

Chữ "cơn mê" ở đây rất khó dịch sang tiếng Anh. "Mê" có thể có hai nghĩa ở đây - 1) "mất hẳn khả năng nhận biết và đáp ứng với cái kích thích" và 2) "ham thích tới mức như bị cuốn hút hoàn toàn vào" (theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 2007). Còn chữ "cơn" thì làm cho ý nghĩa này thành sâu hơn. Ở đây cơn có nghĩa là "khoảng thời gian xảy ra điều không may, thường là tương đối ngắn" (Từ điển tiếng Việt).

Nhật Ngân cho tôi biết là theo ông thì cơn mê có ý nghĩa "không sản xuất" hay "không tỉnh táo." Vậy tôi từng nghĩ đến những chữ dịch như mania (một ước mơ quá đáng và khó điều khiển) hay distraction (sự làm xao lãng). Cuối cùng tôi quyết định dịch cơn mê thành madness. Tất nhiên madness có nghĩa đơn giản là sự điên cuồng. Nhưng madness cũng có ý nghĩa extreme folly (dại dột hết mức), enthusiasm (sự nhiệt tình) và ecstasy (tình trạng đê mê).

Tôi nghĩ rằng "cơn mê" là một từ để nói đến cuộc chiến tranh. Việt Nam trải qua một cơn mê chung. Gọi là chiến tranh Việt Mỹ hay kháng chiến chống Mỹ thì chưa đủ. Chữ Vietnam War / chiến tranh Việt Nam đúng hơn vì chiến tranh này xảy ra ở Việt Nam, người Việt Nam bị thiết hại nhiều nhất, và chiến tranh này xảy ra vì người Việt Nam (hay những người có tham vọng lãnh đạo) không kiếm được cách nào để chịu đựng sống chung với nhau một cách khoan dung. Một xã hội hoàn toàn "tỉnh táo" sẽ tìm cách để chung sống hòa bình. Còn những năm chiến tranh có được coi như một giai đoạn "phát triển" nhiều không? Là một cơn mê thật.

Trần Trịnh và Nhật Ngân cũng đã soạn ca khúc phản chiến nhất thời chiến tranh ấy ày là "Xuân nay con không về." Đi chiến trường làm sao con cho mẹ được hạnh phúc? Với "Qua cơn mê" thì có hai người tình hẹn nhau quay về một đời sống bình thường. Một đời sống như trước "cơn mê" ấy. Ca khúc này được viết thuở Hiệp định Paris - cuối 1972 hay đầu 1973. Trong thời gian này nhiều người miền Nam đang mong đến hoà bình. Mỹ rút quân, trong hiệp định này hai chế độ đồng ý không đánh nhau cùng thời mà họ đồng ý tìm một cách thống nhất nước bằng những biện pháp hoà bình. Nhiều người tự hy vọng - có phải cơn mê đã qua?

Bài hat qua cơn mê cũa nhac sĩ nào

nguồn: Trần Trịnh & Nhật Ngân, "Qua cơn mê" in lại trong Hát cho tình yêu, tuyển tập 11 ([CA?]: Nhạc hay của bạn, 1980s?).

Trên bản nhạc chữ "qua" được viết màu trắng, nhưng "cơn mê" thì dược màu đen. Qua cơn mê là mong ước đến một tương lai với "mầm xanh tươi," "lá hoa thật nhiều trái" - một tương lai đẹp ấm no. Một đời sống bị chấn động - "bềnh bồng," "đau thương dập vùi" - được thành an lành. Còn nữa mọi người được quên các điều bất bình ấy và trở về tuổi ấu thơ - đi "theo lũ học hành như xưa." Qua cơn mê qua có nghĩa là mọi người được giải thoát. Đây là một ca khúc rất xứng đáng cho một đất nước thống nhất và hòa bình.

Dù tôi thấy bối cảnh chiến tranh ở đằng sau bài ca này, "Qua cơn mê" không có hình ảnh nào của chiến tranh. Không có lính, không có súng, và cũng không có hình ảnh nào của mâu thuẫn người với người. Mọi người "thành giòng suối về ngọt quê hương." Chắc vì hai ông Trần Trịnh và Nhật Ngân viết rất hay và đầy ẩn dụ thì năm 2011 bài ca được cấp phép hát ở Việt Nam.

Dưới đây có nghệ sĩ Hương Lan hát "Qua cơn mê" trong một chương trình thiện gây quỹ ủng hộ dân Nhật bị thiết hại trong động đất năm 2011. Bài ca rất thích hợp với chương trình này. Cám ơn Trần Trịnh và Nhật Ngân.