Bài hát yêu cái mặn mà sáng tác năm nào năm 2024

Ca khúc “Yêu cái mặn mà” giúp nam ca sĩ nói lên nỗi nhớ nhung khi xa quê, cũng là món quà dành tặng quê nhà nhân ngày giải phóng.

Đã xa Quảng Nam hơn 10 năm nhưng trong tâm thức của Quang Hào, quê hương vẫn luôn là nơi bình yên nhất. Ở nơi đó, anh đã được sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng tâm hồn cũng như giọng hát. Vì vậy, để chào đón ngày giải phóng Quảng Nam [24/3/1975 - 24/3/2015], nam ca sĩ chọn quê nhà là nơi quay MV Yêu cái mặn mà. Bối cảnh được quay chủ yếu ở hai địa điểm được mệnh danh là di sản văn hóa - phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.

Quang Hào quay MV "Yêu cái mặn mà" tại những địa điểm quen thuộc của tỉnh Quảng Nam.

“Hơn 10 năm xa quê hương cũng là chừng ấy thời gian tôi luôn khắc khoải với nỗi nhớ dải đất miền Trung nắng gió cùng người thân. Tất cả những cảm xúc ấy đều được tôi gửi gắm vào từng câu hát”, Quang Hào chia sẻ.

Quang Hào cho biết anh chọn Yêu cái mặn mà để làm MV vì đây là một sáng tác của Trần Quế Sơn mà anh rất thích. Mỗi ca từ, giai điệu trong bài hát này đều thể hiện hết cái "chất" của người Quảng Nam, ví dụ như cách nói "chi, rứa, hỉ, ni, tê". Đối với những người sống xa quê lâu năm như Quang Hào, chỉ cần nghe ai đó nói những từ ngữ quen thuộc như vậy cũng đủ rơi nước mắt vì nhớ nhà.

Sau Yêu cái mặn mà, Quang Hào sẽ tiếp tục ra mắt MV chào mừng 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng [29/3/1975 - 29/3/2015]. Cuối năm nay, anh sẽ ra mắt CD Yêu một mình theo phong cách bolero.

Quang Hào đoạt giải nhì cuộc thi Sao Mai toàn quốc năm 2005. Anh từng sống ở Hà Nội hơn 10 năm và là giảng viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Cuối năm 2012, Quang Hào “đầu quân” về Đoàn ca múa nhạc Đà Nẵng.

Cái chi chi, cái răng cái rứa, cái bên ni bên tê, không những là đặc trưng của Quảng Nam, Đà Nẵng mà còn là đặc trưng của Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Mình bắt đầu yêu giọng nói địa phương này khi mình ở Huế. Khi ở Huế, nghe giọng các bạn từ các địa phương khác, mình mới nhận thấy cái chân chất, mộc mạc của người dân miền Trung. Ôi, thương quá miền Trung ơi!

Yêu Cái Mặn Mà Tác giả: Trần Quế Sơn

Nếu anh yêu cái mặn mà thì về Quảng Nam quê em Nếu anh ưa cái nồng cay thì về Quảng Nam ân tình Người ở miền Trung không ngại mưa ngại gió Người ở miền Trung anh về anh sẽ thương Nếu anh yêu những chùa chiền thì về Hội An anh xem Nếu anh ưa đến trời xanh thì về lãng du Ngũ Hành Rồi về Hoà Vang nghe mùi xôi nếp mới Về làng anh em làm dâu nhà anh Ôi nghe yêu sao Cái chi chi mà rứa rứa Ôi nghe thương sao Cái bên ni bên tê Đất Quảng Nam ân tình nuôi em từ thơ bé Đất Quảng ân tình cho em một dáng hình Và cho anh những bước chân phong trần Anh mới gặp được em Nếu anh yêu cái bềnh bồng thì dạo thuyền trên sông Thu Nếu anh ưa thánh địa linh thì về Mỹ Sơn anh nhìn Rồi chờ hè sang nghe từng cơn gió nóng Rồi ngồi thềm trăng nghe Mẹ em hò khoan Nếu anh yêu cái mặn mà thì về Quảng Nam quê em Nếu anh ưa cái nồng cay thì về Quảng Nam ân tình Rồi về Hoà Vang nghe mùi xôi nếp mới Rồi về làng anh, em làm dâu nhà anh Ôi, nghe yêu sao cái chi răng mà rứa hỉ Ôi nghe thương sao cái chu choa hung hè Đất Quảng ân tình em yêu từ thơ bé Đất Quảng ân tình em yêu từng xóm làng Và yêu sao những nhánh sông dâng mình cho trái ngọt đồng xanh Nếu anh yêu cái bềnh bồng thì dạo thuyền trên sông Thu Nếu anh ưa thánh địa linh thì về Mỹ Sơn anh nhìn Rồi chờ hè sang nghe từng cơn gió nóng Rồi ngồi thềm trăng nghe Mẹ em hò khoan

Nếu anh yêu cái mặn mà thì về Quảng Nam quê em Nếu em yêu cái mặn nồng thì làm nàng dâu quê anh

Mời các bạn cùng nghe:

Yêu Cái Mặn Mà-Lê Sang ft Dương Hồng Loan

Post navigation

Tư duy tích cực mỗi ngày

Hơn 10 năm gắn bó với Sài Gòn, nơi được xem là “thiên đường” của những người muốn phát triển tài năng âm nhạc, nhưng nhạc sĩ trẻ Trần Quế Sơn đã quyết định quay về Đà Nẵng sinh sống và sáng tác. Phóng viên Báo Đà Nẵng đã có cuộc trò chuyện với anh, sau một năm Trần Quế Sơn về “đóng đô” tại thành phố biển xinh đẹp này.

Nhạc sĩ trẻ Trần Quế Sơn bên ly cà-phê buổi sáng tại Đà Nẵng.

* P.V: Chào anh, Tết này anh sẽ ăn Tết ở Đà Nẵng chứ?

- TQS: “Đã qua đã ở đã về Tết từ bao bận Tết đề huề đi Đi về đi ở đi đi Đi là đi biệt từ khi chưa về” Nhà thơ Bùi Giáng cảm Tết hay quá, đọc hoài không chán. Cũng chừng đó chữ quen thuộc mà qua sáng tạo hành văn của ông bài thơ rất lạ, làm cho ta cảm nhận được chút đề huề vui vẻ của Tết, rồi để ta thấy xa hơn cuộc đi về của Xuân, của đời người, buồn vui rốt cuộc rồi cũng là trắng sương trong tồn lưu sử lịch. Giao thừa tôi luôn ở bên ba mẹ ở quê nhà Quảng Nam, sau đó tôi đi ra thăm nhà ở Đà Nẵng và đi rong chơi.

* PV: Nghe thông tin anh đã… xây nhà và có ý định cư ở Đà Nẵng?

- TQS: Đà Nẵng là nơi thiên nhiên rất đẹp, đặc biệt không khí trong lành, tốt cho sức khỏe để mình sống khỏe mà sáng tạo nghệ thuật. Tạm thời một năm qua tôi ở Đà Nẵng để sáng tác ca khúc cho thành phố Đà Nẵng, và chăm sóc ba mẹ ở Quảng Nam.

* P.V: Người ta thường nói “Lá rụng về cội”. Quê Quảng Nam, nhưng sao anh không về Quảng Nam mà lại về Đà Nẵng?

- TQS: Hơn mười lăm năm qua tôi đã viết nhiều về Quảng Nam, là các bài Tình quê, Yêu cái mặn mà, Quê hương tôi, Em gái quê mình, Dùi Chiêng, nhưng tôi chưa viết về Đà Nẵng nhiều nên tôi quyết định ở Đà Nẵng vài năm để sáng tác cho Đà Nẵng. Linh hồn Đà Nẵng nằm sâu trong đất trời, trong văn hóa bản xứ, nếu không ở đây lâu thì không viết hay về Đà Nẵng được.

* P.V: Anh thấy Đà Nẵng hiện nay khác gì với Đà Nẵng anh từng biết trước đây?

- TQS: Đà Nẵng hôm nay khác lúc trước rất nhiều. Cái nhìn của mỗi người mỗi khác, nhưng tôi thấy phần lớn nhìn nhận của người dân thì thành phố Đà Nẵng mỗi ngày mỗi đẹp hơn, môi trường sống mỗi ngày mỗi tốt hơn.

* P.V: Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, anh thích nhạc sĩ, nhà thơ nào nhất? Anh có chịu ảnh hưởng của họ trong những sáng tác của mình không?

- TQS: Nhạc sĩ nào có tác phẩm hay, viết về “chuyện lớn” của trần gian thì tôi thích. Còn về thi sĩ thì tôi yêu nhất ông Bùi Giáng, tôi đã sáng tác riêng 14 ca khúc từ ý thơ hoặc theo phong cách Bùi Giáng. Năm tới tôi sẽ ra mắt, phục vụ người nghe. Ngôn ngữ của các ông Nguyễn Du, Bùi Giáng, Hồ Zếnh, Gérard de Nerval, Albert Camus, Lý Bạch… luôn có sức sống rất lâu trong lòng người.

Học hỏi các nghệ sĩ đi trước là điều nên làm, quan trọng là tác phẩm mình tạo ra phải mang phong cách của mình. Ví dụ, tôi mất 15 năm mới định hình được phong cách cho mình. Bạn nghe Tình quê, Tre Việt Nam, Khi một mình, Em gái quê mình, Cõng mẹ đi chơi, Anh đi, Yêu ai rụng lá sầu đông… của tôi xem có lẫn lộn với ai không?

* P.V: Anh thấy con người Đà Nẵng như thế nào? Và anh có ý định tìm kiếm một nửa của mình ở đây không?

- TQS: Tôi hài lòng nhất về con người quê mình là sự ham học và năng khiếu thơ văn, nghệ thuật bẩm sinh. Nhưng tôi cũng buồn khi phần lớn lớp trẻ ngày càng lười biếng học hỏi, đọc sách. Mỗi khi gặp một bạn trẻ biết đọc sách tôi rất quý trọng và nhận làm bạn ngay.

Khi nào yêu ai thì mình sống với người đó, không cần biết người đó ở đâu.

* P.V: Chọn Đà Nẵng là quê hương thứ 3, liệu thời gian tới anh sẽ có một “Tình quê” khác khi viết về thành phố này?

- TQS: Tôi đã sáng tác 3 ca khúc về Đà Nẵng, công chúng hãy chờ nghe.

* P.V: Xa Sài Gòn, mảnh đất năng động anh đã gắn bó hơn 10 năm, liệu có phải là quyết định sáng suốt của anh không, nhất là khi anh lại là một nhạc sĩ?

Chủ Đề