Bài nghiên cứu làm thế nào để hạnh phúc năm 2024

Hạnh phúc luôn là thứ mà con người mưu cầu, tìm kiếm trong cuộc đời của mình, ngay cả khi định nghĩa hạnh phúc là gì vẫn là một câu hỏi phức tạp. Để có được cảm giác hạnh phúc, chúng ta cần điều gì nhất? Đáp án có thể tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra "công thức" chung nhất của hạnh phúc, dựa trên số đông.

Nghiên cứu của giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trị liệu Tâm động học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts Robert Waldinger cùng cộng sự là nghiên cứu kéo dài nhất về hạnh phúc từng được thực hiện và vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Nó bắt đầu vào năm 1938, với 724 người tham gia, bao gồm 268 sinh viên đại học tại Đại học Harvard và 456 cậu bé 14 tuổi lớn lên ở một số khu dân cư khó khăn nhất ở Boston, Massachusetts.

Bài nghiên cứu làm thế nào để hạnh phúc năm 2024

Giáo sư Robert Waldinger đã dành cả đời để nghiên cứu về hạnh phúc

2 nhóm người này được xã hội đánh giá là có điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống và nhận thức khá khác biệt và vào lúc bấy giờ, người ta sẽ dự đoán nhóm sinh viên Harvard chắc chắn sẽ phải hạnh phúc hơn, ngay cả khi khái niệm “hạnh phúc” là gì vẫn còn bị bàn cãi gay gắt.

Tất cả đều được phỏng vấn và khám sức khỏe định kỳ khi tham gia nghiên cứu. Trong suốt cuộc đời của họ, những người tham gia được quét não và xét nghiệm máu thường xuyên và quan trọng nhất là được thực hiện rất nhiều các cuộc phỏng vấn về sức khỏe tinh thần của họ.

Hơn 8 thập kỷ sau, nghiên cứu về hạnh phúc này đã mở rộng hơn nữa, kéo dài tới ba thế hệ. Các nhà nghiên cứu ở Harvard tiếp tục công trình của nhau và cả những người làm tình nguyện viên cũng bao gồm hơn 1300 hậu duệ trực tiếp của những người tham gia ban đầu. Waldinger, người hiện đang đứng đầu dự án đồ sộ này cho biết, dù nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nhưng sau khi thu nhập dữ liệu 80 năm, họ đã có thể định hình phần nào “bí kíp của hạnh phúc”.

Theo nhà tâm lý học, có thể phân loại hạnh phúc thành 2 loại là hạnh phúc khoái lạc - một trải nghiệm dao động từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác và thường không kéo dài lâu. Còn lại là kiểu hạnh phúc ổn định - tức cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, ít tâm trạng tiêu cực trong đời sống hằng ngày.

Bài nghiên cứu làm thế nào để hạnh phúc năm 2024

Nghiên cứu rút ra yếu tố khiến số đông hạnh phúc và thỏa mãn trong cuộc đời mình

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc

Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất của nghiên cứu là yếu tố khiến nhiều người cho rằng khiến họ thấy hạnh phúc nhất không phải tiền tài, mà là hạnh phúc đến từ các mối quan hệ. Mức độ hạnh phúc của chúng ta trong các mối quan hệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của chúng ta.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng những người hạnh phúc nhất là những người gắn bó với các mối quan hệ, với gia đình, bạn bè, với cộng đồng”, Waldinger từng phát biểu năm 2015.

Cũng vì vậy mà những người thực hiện nghiên cứu kỳ công này đã đưa ra những lời khuyên và lan truyền thông điệp khuyến khích mọi người xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong đời sống của mình.

Waldinger cho biết bài học đầu tiên mà bạn có thể rút ra là “các mối quan hệ xã hội thực sự tốt cho chúng ta và sự cô đơn sẽ giết chết chúng ta”.

Bài nghiên cứu làm thế nào để hạnh phúc năm 2024

Mối quan hệ tốt với người khác đem đến hạnh phúc cho con người, chứ không phải tiền tài hay thành công

Ông nói: “Những người có mối quan hệ xã hội với gia đình, bạn bè, cộng đồng tốt hơn sẽ hạnh phúc, khỏe mạnh về thể chất và sống lâu hơn những người ít kết nối hơn. Ngược lại, thường xuyên trải nghiệm sự cô đơn là độc hại. Những người như vậy có sức khỏe thể chất, chức năng não suy giảm sớm hơn ở tuổi trung niên và tuổi thọ trung bình cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là việc có mối quan hệ tốt với những người xung quanh cũng không hề đơn giản. Không phải có nhiều mối quan hệ về số lượng mới là tốt mà quan trọng là chất lượng của sự gắn kết. Mọi người có thể cảm thấy cô đơn trong đám đông hoặc trong cuộc hôn nhân của họ”.

Đã bao giờ bạn muốn thời gian trôi qua thật nhanh để có thể xem xem những quyết định của mình có dẫn tới sự hài lòng và sức khỏe trong tương lai? Trong thế giới của những nghiên cứu khoa học, điều gần nhất bạn có thể đạt được là nhìn vào nghiên cứu của Đại học Harvard về sự phát triển của người lớn – một nghiên cứu đã dõi theo cuộc sống của 724 người đàn ông trong suốt 78 năm, một trong những nghiên cứu lâu đời nhất về cuộc sống con người.

Các nhà nghiên cứu sẽ khảo sát những người tham gia 2 năm một lần về sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, cuộc sống, các mối quan hệ và cuộc hôn nhân của họ. Ngoài ra những người tham gia cũng được phỏng vấn, kiểm tra y tế, xét nghiệm máu và chụp cắt lớp não định kỳ.

Với sự theo dõi sát sao như vậy, các nhà nghiên cứu đã có thể theo dõi tình hình, các lựa chọn và những ảnh hưởng tác động đến cuộc sống của những người tham gia. Chuyên gia tâm thần học Robert J. Waldinger – giám đốc nghiêm cứu và là người nghiên cứu chính, đã chia sẻ những bài học quan trọng trong một bài TED nổi tiếng (What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness). Dưới đây là 4 bài học lớn mà ông chia sẻ.

1. Thời thơ ấu sống trong gia đình đầm ấm cùng cha mẹ có ảnh hưởng RẤT lâu dài đến cuộc sống một người

Có một mối quan hệ ấm áp với cha mẹ thời thơ ấu là một yếu tố dự báo tốt rằng bạn sẽ ngày càng có mối quan hệ khăng khít hơn và bền chặt hơn với những người thân khi lớn lên. Một tuổi thơ hạnh phúc có sức mạnh kéo dài qua nhiều thập kỷ, có thể dự đoán được mối quan hệ bền chặt hơn nhiều với người bạn đời ở tuổi 80. Chưa hết, một tuổi thơ hạnh phúc cũng cho thấy rằng người đó sẽ có một sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành cho đến khi lớn tuổi. Không chỉ mối quan hệ với cha mẹ mới có ảnh hưởng sâu sắc, một mối quan hệ thân thiết với anh, chị em lúc nhỏ cũng dự đoán rằng người đó sẽ ít có khả năng bị trầm cảm ở tuổi 50.

Có mối quan hệ ấm áp với cha mẹ trong thời thơ ấu là một yếu tố dự báo tốt bạn sẽ có mối quan hệ ấm áp hơn và an toàn hơn với những người gần gũi nhất với bạn khi bạn là một người lớn. Chúc mừng tuổi thơ có sức mạnh để mở rộng qua nhiều thập kỷ để dự đoán mối quan hệ an toàn hơn mà mọi người đã có với vợ hoặc chồng của họ trong thập niên 80 của họ, cũng như sức khỏe thể chất tốt hơn ở tuổi trưởng thành tất cả các cách vào tuổi già. Và nó không chỉ là trái phiếu của cha mẹ quan trọng: Có một mối quan hệ chặt chẽ với ít nhất một anh chị em trong thời thơ ấu dự đoán mà người ta ít có khả năng bị trầm cảm 50 tuổi.

2. Nhưng… những người có tuổi thơ không mấy êm đềm có thể bù đắp lại ở thời trung niên

Những người lớn lên trong môi trường nhiều thử thách – gia đình không êm ấm hoặc kinh tế khó khăn,…lớn lên sẽ ít hạnh phúc những người có tuổi thơ may mắn hơn. Tuy nhiên đến khoảng thời gian trung niên (khoảng 50-65), những người tham gia vào những gì nhà tâm lí học gọi là "generativity" – có thể hiểu là truyền đạt lại những gì bạn đã học được để giúp thế hệ kế tiếp đạt được mục tiêu và ước mơ của họ lại hạnh phúc hơn những người không làm vậy. Và "generativity" không hề phụ thuộc vào việc bạn có là một ông bố, bà mẹ hay không, bạn có thể phát triển điều này thông qua việc hướng dẫn những người trẻ hơn bạn.

3. Học cách đối phó tốt với căng thẳng sẽ có được "phần thưởng" lâu dài

Ai trong số chúng ta cũng đều có cách kiểm soát căng thẳng và giảm lo âu cho chính mình nhưng chuyên gia Waldinger và nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng có một số cách có lợi ích dài hạn lớn hơn những cách khác. Trong số những phương pháp đối phó thích nghi mà họ nghiên cứu là chuyển hóa (ví dụ bạn cảm thấy bị đối xử không công bằng ở nơi làm việc nên bạn thành lập một tổ chức bảo vệ quyền lợi của những người lao động), ức chế (bạn đang lo lắng về việc cắt giảm nhân sự của công ty nhưng gạt những lo lắng đó sang một bên cho đến khi có thể tìm được kế hoạch cho tương lai). Những biện pháp thích nghi không tốt bao gồm chối bỏ, hành động phản kháng hoặc tưởng tượng người khác cũng có chung hoàn cảnh và hành động tương tự.

Các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện những người đối phó với căng thẳng bằng biện pháp thích nghi có quan hệ tốt hơn với người khác. Và cách họ giải quyết căng thẳng có một chuỗi các tác động có lợi: chúng làm họ thân thiện với người khác hơn, khiến cho mọi người muốn giúp họ, qua nghiên cứu cho thấy họ sẽ có giai đoạn tuổi 60-70 hết sức khỏe mạnh và hạnh phúc. Chưa hết: những người này còn cho thấy ở độ tuổi trung niên não bộ của họ vẫn hết sức minh mẫn.

4. Thời gian ở bên người khác bảo vệ chúng ta khỏi những thăng trầm trong cuộc sống

Waldinger cho biết chất lượng của các mối quan hệ là bài học lớn nhất rút ra từ nghiên cứu của ông. Khi được hỏi về khoảng thời gian có ý nhất trong cuộc đời những người tham gia, hầu hết mọi người đều cho rằng đó là khoảng thời gian họ dành cho những người xung quanh. Dành thời gian cho người khác khiến họ hạnh phúc hơn hằng ngày, và đặc biệt thời gian ở bên người bạn đời của mình là bước đệm để họ chống lại những lúc khó khăn trong đời như nỗi đau thể chất và tinh thần.