Bài tập biểu thức có chứa 3 chữ lớp 4 năm 2024

1. Tóm tắt lý thuyết

Ví dụ : An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được ... con cá, Bình câu được ... con cá, Cường câu được ... con cá. Cả ba người câu được ... con cá.

Số cá câu được có thể là:

Số cá của An

Số cá của Bình

Số cá của Cường

Số cả của cả ba người

2

5

1

a

3

1

0

b

4

0

2

c

2 + 3 + 4

5 + 1 + 0

1 + 0 + 2

….

a + b + c

a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

  • Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

2. Bài tập SGK

2.1. Giải bài 1 trang 44 SGK Toán 4

Tính giá trị của a + b + c nếu :

  1. a = 5, b = 7, c = 10;
  1. a = 12, b = 15, c = 9;

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

  1. Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.
  1. Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

2.2. Giải bài 2 trang 44 SGK Toán 4

Tính giá trị của a x b x c nếu:

  1. a = 9, b = 5 và c = 2;
  1. a = 15, b = 0 và c = 37.

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

  1. Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90.
  1. Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0

2.3. Giải bài 3 trang 44 SGK Toán 4

Cho biết m = 10, n = 5, p = 2. Tính giá trị biểu thức:

  1. m + n + p

m + [ n + p]

  1. m - n - p

m - [ n + p ]

  1. m + n x p

[m + n] x p

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau;

- Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải;

- Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Lời giải chi tiết:

Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì :

  1. m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

m + [ n + p] = 10 + [5 + 2] = 10 + 7 = 17.

  1. m – n – p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

m – [ n + p] = 10 – [5 + 2] = 10 – 7 = 3.

  1. m + n × p = 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20.

[m + n] × p = [10 + 5] × 2 = 15 × 2 = 30.

2.4. Giải bài 4 trang 44 SGK Toán 4

  1. Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b,c. Gọi P là chu vi của hình tam giác

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó

  1. Tính chu vi của hình tam giác biết:

a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.

Phương pháp giải:

- Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.

- Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Lời giải chi tiết:

Công thức tính chu vi P của tam giác là :

P = a + b + c

  1. Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12 cm.

a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25 cm

a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm

Nói thêm: Trong hai trường hợp còn lại:

- Tam giác có 2 cạnh bằng nhau gọi là tam giác cân

- Tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác đều

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Chủ Đề