Bài tập chiến lược thay đổi mức dự trữ

CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI MỨC DỰ TRỮ VÀ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN TRONG HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP

a/ Chiến lược thay đổi mức dự trữ

Bản chất của chiến lược này là khi nhu cầu của thị trường nhỏ hơn mức sản xuất thì tồn kho sản phẩm.

Khi nhu cầu thị trường lớn hơn mức sản xuất thì sử dụng tồn kho để bù lượng hàng thiếu hụt

Sản xuất ổn định

Giảm chi phí cho việc điều chỉnh lao động [Chi phí đào tạo, chi phí sa thải]

Giảm chi phí cho việc điều chỉnh mức sản xuất [Chi phí khi mức sản xuất tăng, chi phí khi mức sản xuất giảm]

Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty quản lý.

Theo chiến lược này, nhà quản trị có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong thời kỳ có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất. Nếu chúng ta chọn chiến lược này chúng ta phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, thiệt hại do hư hỏng mất mát và chi phí tăng do tăng vốn đầu tư vào dự trữ cao hơn mức bình thường.

Chiến lược này nhìn chung có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Quá trình sản xuất được đảm bảo ổn định, không có những biến đổi thất thường.

Kịp thời thõa mãn nhu cầu của khách hàng.

Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất.

Nhược điểm:

Nhiều chi phí tăng lên như chi phí dự trữ, chi phí bảo hiểm

Chiến lược này không thể áp dụng đối với một số mặt hàng

b/ Chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên:

Theo chiến lược này, doanh nghiệp có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu cầu tăng cao bằng cách yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ quy định của Nhà Nước mà không cần phải thuê thêm nhân công.  Doanh nghiệp cũng có thể để cho nhân viên của mình nghỉ ngơi trong các giai đoạn nhu cầu thấp mà không phải cho họ thôi việc. Tuy nhiên khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động nhân viên làm thêm giờ một mặt doanh nghiệp phải trả thêm chi phí, mặt khác mức độ kéo dài ngày làm việc cũng có giới hạn nhất định vì nó liên quan đến độ dài của một ngày đêm, thể lực của con người và chính sách của Nhà Nước trong từng giai đoạn.

Trong những giai đoạn có nhu cầu thấp, doanh nghiệp để cho nhân viên nghỉ ngơi, đó là một gánh nặng. Doanh nghiệp chỉ có thể chịu được gánh nặng đó khi nó không lớn lắm. Chiến lược này có ưu nhược điểm sau:

 Ưu điểm:

Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động của nhu cầu thị trường.

Ổn định nguồn nhân lực

Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Giảm được chi phí có liên quan đến học nghề học việc.

Nhược điểm:

Chi phí trả cho làm thêm giờ thường cao.

Công nhân dễ mệt mỏi do làm quá sức

Nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu luôn thường trực vì nhân viên quá mệt mỏi, kiệt sức vì những chiến dịch làm thêm giờ quá dày.

Giảng viên: Mai Thị Hồng Nhung

Chiến lược thay đổi mức dự trữ là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp duy trì mức sản xuất bình thường trong giai đoạn cầu thấp và sẽ tăng mức dự trữ để cung cấp cho thị trường trong giai đoạn cầu cao.

Hình minh hoạ [Nguồn: scjunction]

Khái niệm

Chiến lược thay đổi mức dự trữ là một trong các chiến lược quan trọng trong hoạch định tổng hợp.

Chiến lược thay đổi mức dự trữ là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp duy trì mức sản xuất bình thường trong giai đoạn cầu thấp và sẽ tăng mức dự trữ để cung cấp cho thị trường trong giai đoạn cầu cao.

Hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch, phân bổ và bố trí các nguồn lực có thể huy động được cho thời kì trung hạn [từ 6 tháng đến 3 năm] nhằm cân bằng khả năng sản xuất của doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất dự kiến và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung của hoạch định tổng hợp là điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng công nhân, mức độ tồn kho, thời gian làm thêm giờ và lượng hàng đặt gia công bên ngoài với mục đích là giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho trong suốt giai đoạn kế hoạch.

Phạm vi ứng dụng hoạch định tổng hợp rất rộng từ những doanh nghiệp sản xuất đến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như bệnh viện, ngân hàng, trường học.

Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển kế hoạch sản xuất có tính hiện thực và tối ưu.

- Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp.

- Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị với chi phí ở mức thấp nhất.

Ưu và nhược điểm 

Ưu điểm của chiến lược

- Không cần thay đổi hoặc chỉ thay đổi lực lượng lao động từ từ

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

- Sản xuất ổn định, hạn chế sự gián đoạn trong sản xuất

- Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất

- Chủ động về nguồn hàng

Nhược điểm của chiến lược

- Hàng hóa có thể bị giảm sút về chất lượng, giảm giá trị về mặt vô hình

- Hàng hóa dễ bị lạc hậu về mẫu mã

- Mức độ rủi ro cao, bị tác động mạnh khi nhu cầu thị trường thay đổi

- Phát sinh chi phí tồn kho cao như chi phí bảo quản, chi phí quản lí, chi phí về vốn, chi phí thuê kho bãi hoặc khấu hao kho bãi ...

Phạm vi áp dụng

Chiến lược thay đổi mức dự trữ phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thể dự trữ được, những hàng hóa có thời gian sản xuất dài, qui mô mỗi lần sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm ít...

[Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân]

Diệu Nhi

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Video liên quan

Chủ Đề