Bài tập cuối khóa module 9 môn toán thcs violet

Đáp án Module 9 môn Toán, Văn, Tin học, GDTC, KHTN

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Tin học, Khoa học tự nhiên.

Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học – GDPT 2018 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm, đáp án tự luận Mô đun 9 THCS.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS [5 môn]

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

Sản phẩm 1

1. Học liệu số

TT Học liệu Định dạng Tên file
1 Mô phỏng tỉ số lượng giác bằng phần mềm Geogebra .ggb SPS.020ba1.01.0202.BTCK.rar
2 Máy tính cầm tay giả lập .exe

Sản phẩm 2

2. Bản mô tả

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN

Môn học/Hoạt động giáo dục: TOÁN; Lớp: 9

Thời lượng thực hiện: 02 tiết

Hình thức: Trực tuyến

I. MỤC TIÊU

Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
Năng lực tư duy và lập luận toán học So sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông. Phát hiện được sự tương đồng giữa các tỉ số và thể hiện được kết quả của việc quan sát, từ đó học sinh phát hiện được định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Năng lực mô hình hoá toán học Vận dụng được tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn: Tính chiều cao tòa nhà, độ lớn góc tạo bởi thang và mặt đất
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán Sử dụng được máy tính cầm tay để tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn và số đo góc, cạnh.
2. Phẩm chất
Trách nhiệm Có ý thức xây dựng và thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Học liệu số:

· Tisoluonggiac.ggb

· fx-580VN X Emulator.exe

– Thiết bị điện tử:

· Laptop cá nhân

· Bảng viết điện tử

· Điện thoại thông minh

2. Chuẩn bị của học sinh

Cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: Geogebra

Tải học liệu số và cài đặt sẵn trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh:

· Tisoluonggiac.ggb

· fx-580VN X Emulator.exe [nếu HS chưa có máy tính cầm tay]

– Thiết bị điện tử:

· Điện thoại thông minh [có 4G]

· Máy tính cá nhân [hệ điều hành win7 trở lên]

· Bộ định tuyến [có sẵn wifi]

– Đồ dùng học tập cá nhân: thước thẳng, ê ke, máy tính cầm tay Casio FX580VNX.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Hoạt động 2. Hình thành định nghĩa Tỉ số lượng giác của góc nhọn [25 phút]

Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm

Học liệu số: Slide trình chiếu, mô hình tỉ số lượng giác.

1. Mục tiêu:

HS sử dụng mô hình tỉ số lượng giác để tính tỉ số giữa các cạnh của tam giác vuông, so sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông khi góc nhọn không đổi; nhận biết được tính bất biến của các tỉ số giữa các cạnh, từ đó hình thành các khái niệm sin, cos, tan, cotan của góc nhọn.

2. Nội dung.

Nhiệm vụ 1. HS thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Mở geogebra

Bước 2. Vẽ một tam giác vuông rồi đánh dấu góc nhọn bất kì và ghi tên cạnh đối, cạnh kề của góc vừa đánh dấu.

Nhiệm vụ 2. HS thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Mở học liệu số tisoluonggiac.ggb.

Bước 2. Chọn góc nhọn B bất kì [nhập số đo vào ô trống]

Bước 3. Thực hiện kéo thanh trượt để thay đổi độ dài AB [dẫn đến độ dài cạnh AC thay đổi theo]

Bước 4. Quan sát kết quả trên màn hình rồi đưa ra nhận xét về giá trị của 4 tỉ số trên màn hình khi độ dài các cạnh của tam giác vuông thay đổi.

3. Sản phẩm.

Nhiệm vụ 1.

Nhiệm vụ 2.

4. Tổ chức hoạt động

– GV vẽ một tam giác vuông trên geogebra. Đánh dấu một góc nhọn trên hình vẽ. Giới thiệu cạnh huyền, cạnh đối và cạnh kề của góc nhọn vừa đánh dấu.

#1. Giao nhiệm vụ.

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện Nhiệm vụ 1 trong phần Nội dung.

GV yêu cầu HS thực hiện Nhiệm vụ 2 trong phần Nội dung.

#2. Thực hiện nhiệm vụ.

HS thực hiện cá nhân nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 được giao trong Nội dung.

HS nếu gặp khó khăn thì chia sẻ màn hình để được GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

#3. Báo cáo, thảo luận.

– GV mời những HS đã giơ tay đăng ký báo cáo kết quả thực hiện bằng cách chia sẻ màn hình của HS.

MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Học liệu số

TT Học liệu Định dạng Yêu cầu kĩ thuật
1 Văn bản PPT, DOCX PowerPoint Hoạt động mở đầu. [PPTx]. KHBD [Word]

[xây dựng kế hoạch theo cv 5512 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học PowerPoint]

2 Ảnh nhận lớp jpg

– Vào Google nhập địa chỉ trên để tải ảnh sau có mở ảnh copy vào PowerPoint phần nhận lớp [slide 4] và bấm save.

2 Video MP4 Video khởi động với nhạc [tải từ YouTube:

Trên Cốc Cốc nào YouTube nhập địa chỉ:

//youtu.be/O0y4GkwagzQ xuất hiện video khởi động bấm tải xuống và lưu về máy tính. Sau đó mở PowerPoint vào insert -> Movie -> Movie From file -> vào ổ chứa video ấn đúp chuột lúc này video sẽ được chuyển lên slide cần chèn -> sau đó ấn Save như vậy video đã được chèn vào trong PowerPoint . Đối với video khởi động này được sử dụng trong slide 3 phần khởi động. Khi trình chiếu chỉ cần bấm đúp chuột vào slide 3 video sẽ chạy.

2. Bảng mô tả

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: BÀI THỂ DỤC

Bài 1: Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1 –nhịp 11

Môn học/Hoạt động giáo dục: GDTC /Lớp:6

I. Mục tiêu [Yêu cầu cần đạt]

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học; có ý thức, chủ động tập luyện cá nhân, phát huy năng lực tự học trong tập luyện.

– Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, biết hợp tác nhóm để thực hiện bài tập; Giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ bài học.

1.2. Năng lực đặc thù:

– Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện

– Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được từ nhịp 1 đến nhịp 11 của bài thể dục liên hoàn.

2.Về phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất:

– Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc tập luyện;

– Trung thực và trách nhiệm trọng luyện tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

– Giáo viên chuẩn bị: Giáo án điện tử PowerPoint [toàn bài], các video liên quan đến bài học: khởi động với nhạc, Bài thể dục từ nhịp 1- nhịp 11 [tải trên YouTube..] hình ảnh ….

– Học sinh: Máy tính, máy điện thoại Smartphone kết nối kết nối Internet và tải ứng dụng Zoom để tham gia học trực tuyến.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hoạt động mở đầu

a] Mục tiêu:Tiếp nhận nhiệm vụ, làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học [chuyện trạng thái cơ thể từ “tĩnh” sang “động”]

b] Nội dung: Nhận lớp và thực hiện các động tác khởi động với nhạc

c] Sản phẩm: Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập, hoàn thành lượng vận động khởi động.

d] Tổ chức thực hiện: Gv kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học

trình chiếu video khởi động với nhạc để HS quan sát thực hiện theo. Cụ thể:

Nội dung Thời lượng Tổ chức thực hiện Đồ dùng cần chuẩn bị

Nội dung

Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Nhận lớp

Tiếp nhận tinh hình của lớp

-Phổ biến nội dung, mục tiêu bài học

1-2 phút – Chào tất cả các em

do tình hình dịch Covid 19 xảy ra trên địa bàn xã ta nên cả trường chuyển sang dạy học trực tuyến. Mặc dù sẽ khó khăn hơn, song hy vong các em vẫn sẽ có một giờ học vui khỏe và bổ ích. Các em điểm danh bằng cách nhắn tin lên thanh chát.

-Nội dung bài học của chúng ta hôm nay bao gồm các nội dung chính sau khởi động chung, học bài thể dục từ nhịp 1-nhịp 11…yêu cầu các em chú ý tiếp thu và thực hiện được nhiệm vụ bài học.

– Hs nghe

– HS điểm danh [nhắn tin lên phần chat]

HS nghe, quan sát

Slide các tiêu đề ảnh nhận lớp

2. Khởi động

Chạy tại chỗ,xoay các khớp: cổ, vai, khuyu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân…

-Ép ép dọc, ép ngang

3 Phút

Mỗi động tác 2x 8 nhịp

– Gv mở video các động tác khởi động với nhạc để hs quan sát thực hiện theo.

[GV : Sau đây xin mời các em đến với phần đầu tiên của tiết học ngày hôm nay đó chính là phần khởi động. Các em cùng quan sát video và thực hiện theo nhé.Thầy và các em cùng thực hiện]

– Hs lắng nghe quan sát và thực hiện theo video

[Hs cả lớp thực hiện theo video]

Video khởi động với nhạc

[tải từ YouTube:

//youtu.be/O0y4GkwagzQ

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn GDTC ở cấp THCS đã có

Tiêu chí

Mức điểm

Học liệu số cần thiết, hợp lí để HS đạt được mục tiêu của hoạt động. 20
Học liệu số phù hợp với nội dung của hoạt động. 20
Học liệu số khả thi với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động. 20
Học liệu số được xây dựng bằng phần mềm phù hợp. 20
Học liệu số được thiết kế rõ ràng, đảm bảo yêu cầu thính thị và tính sư phạm để hỗ trợ GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. 20

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH [Tiết 1]
[Sách kết nối kiến thức]
Môn: Tin học 6 [Thời lượng 1 tiết Online]

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

  • Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1
  • Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

  • Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin trong máy tính.
  • Mô phỏng được việc mã hóa các dạng thông tin cơ bản [số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, …] trong thực tế thành dãy bit.

b. Năng lực chung:

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với video gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
  • Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
  • Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bdy hc

GV HS
Thiết bị Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi

Máy tính và các thiết bị ngoại vi
Phần mềm Phần mềm chính: PowerPoint, google form, Quizizz

Phần mềm minh hoạ soạn thảo văn bản: Word

google form, Quizizz

2. Học liệu

  • Bài trình chiếu đa phương tiện
  • Phiếu giao học tập
  • Trò chơi Quizizz – Ngân hàng câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tiến trình dạy học trực tuyến.

Hoạt động học
[thời gian]
Mục tiêu Nội dung hoạt động PPDH, KTDH Phương án đánh giá Phương án ứng dụng CNTT
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1. Mở đầu

[online ở nhà]

[1] Định hướng bài học: Dạy học hợp tác. Quan sát quá trình học. Bài tập thực hành.. Google form
Hoạt động 2. Khám phá

[online – 15 phút]

[1], [2] Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1. Dạy học thực hành online. Quan sát quá trình học. Bài tập thực hành. – PowerPoint.

– Google form

– Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 3. Luyện tập

[online – 10 phút]

[1], [2] Vận dụng mã hóa dữ liệu số nhỏ thành dãy bit Dạy học online Quan sát quá trình học. Bài tập thực hành. – PowerPoint.

– Quizizz

– Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 4.

Ôn tập

[online – 10 phút]

[1] [2] Vận dụng mã hóa dữ liệu số thành dãy bit Dạy học hợp tác. Quan sát quá trình học. Đáp án trò chơi. – Trò chơi Chiếc nón kỳ diệu

– Máy tính để HS học tập.

2. Các hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Thực hiện ở nhà trước giờ học]

a. Mục tiêu:

  • Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1
  • Mã hóa được các số từ 0 đến 7 thành ký hiệu 0, 1
  • Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính

b. Nội dung:

  • HS đọc thông tin ở Hoạt động 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12, kết hợp với video hướng dẫn.
  • Đọc, tìm hiểu nội dung Mục 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12,13, 14.
  • Hoàn thành phiếu học tập số 1.

3. Sản phẩm học tập:

  • Kết quả mã hóa số 3, 6 dưới dạng các ký hiệu 0, 1
  • Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành.

4. Tổ chức hoạt động học:

  • Chuyển giao nhiệm vụ:
  • GV chia lớp thành các nhóm học tập.

….

….

Ngoài bài viết Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS [5 môn] còn nhiều tập tài liệu liên quan mời các bạn cùng tham khảo tại trang chủ hatienvenicevillas nhé

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS [5 môn]

#Bài #tập #cuối #khóa #Mô #đun #THCS #môn

#xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn toán có ứng dụng cntt ở cấp thcs đã có. 2. mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.#sản phẩm cuối khóa module 9 môn toánmodule 9 thcs#sản phẩm cuối khóa module 9 môn toán tiểu học#xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn tiếng việt có ứng dụng cntt ở cấp tiểu học đã có. 2. mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.#thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn toán cấp thcs.#xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn toán có ứng dụng cntt ở cấp thcs đã có#thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 học liệu số hỗ trợ việc giảng dạy môn ngữ văn cấp thcs#bài tập cuối khóa module 9 môn toán thcs#xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn toán có ứng dụng cntt ở cấp thcs đã có.#

Tổng hợp: Hatienvenicevillas

Video liên quan

Chủ Đề