Bài tập nâng cao về phép chia có dư lớp 3

Hoc360.net xin giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh lớp 3 : Luyện tập phép chia hết và phép chia có dư – Bài tập Toán 3. Tài liệu phù hợp với Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình học. Các bài tập này được sắp xếp theo thứ tự nêu trong Toán 3 và trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiết 29. Luyện tập phép chia hết và phép chia có dư

1. Tính :

2. Đặt tính rồi tính :

a]  24 : 6

……………..

……………..

……………..

b]  32 : 5

……………..

……………..

……………..

 30 : 6

……………..

……………..

……………..

34 : 6

……………..

……………..

……………..

 20 : 4

……………..

……………..

……………..

27 : 4

……………..

……………..

……………..

3. Một lớp học có 27 học sinh, trong đó có 1/3 số học sinh là học sinh giỏi. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh giỏi?

                                                   Bài giải

4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a] Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là:

A.3             B. 2              C. 1               D. 0

b] Trong các phép chia có số dư là 5, số chia bé nhất của các phép chia đó là:

A. 5                  B. 6                C. 7              D. 8

Xem thêm tài liệu đầy đủ ở dưới đây

>> Tải file về  TẠĐÂY.

>> Xem thêm :

  • Bảng nhân 7 – Bài tập Toán 3 tại đây

Related

Tags:Bài tập toán 3 · Toán 3

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Phép chia hết và phép chia có dư:

Phép chia hết: Là phép chia có số dư bằng 0.

Phép chia có dư: Là phép chia có số dư khác 0.

– Số dư bé hơn số chia.

– Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư vào giải toán.

CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra phép chia đó là phép chia hết hay phép chia có dư

Bước 1: Đặt phép chia theo hàng dọc.

Bước 2: Thực hiện phép chia.

Bước 3: Kiểm tra số dư của phép chia, nếu số dư bằng 0 thì đó là phép chia hết; nếu số dư khác 0 thì đó là phép chia có dư.

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm trong các nhóm bằng nhau thì ta thường sử dụng phép tính chia.

– Vận dụng tính chất của phép chia có dư để trả lời các câu hỏi của bài toán.

Bước 3: Trình bày lời giải của bài toán.

Dạng 3: Các tính chất của phép chia có dư

Trong một phép cia có dư thì:

– Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

– Số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất là số kém số chia một đơn vị.

Ví dụ 1: 96 : 3 là phép chia hết hay phép chia có dư?

Bài giải

Ta thấy phép chia có số dư bằng 0 nên 96 : 3 là một phép chia hết.

Ví dụ 2: Một đoàn có 37 người đi du lịch, nếu mỗi xe chỉ chở được 6 người thì đoàn cần bao nhiêu xe như vây?

Bài giải

Ta có    37 : 6 = 6 [dư 1]

Vậy để chở được 37 người thì cần số xe là:

6 + 1 = 7 [xe]

Đáp số: 7 xe.

Ví dụ 3: Trong một phép chia có dư, số chia là 7 thì số dư lớn nhất có thể là bao nhiêu?

Bài giải

Trong một phép chia có dư, số chia là 7 thì số dư lớn nhất có thể là 6.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: Bài 2:

BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1: Bài 2:

Xem thêm: Bảng nhân 7.

Trên đây là các kiến thức cần nhớ và các bài tập ví dụ minh họa về nội dung của bài học Phép chia hết và phép chia có dư – toán cơ bản lớp 3.

Chúc các em học tập hiệu quả!

Các bài viết liên quan

Các bài viết xem nhiều

Bài học hôm nay của vuihoc.vn sẽ giúp con nắm được phương pháp giải dạng toán lớp 3 phép chia có số dư.

1. Kiến thức cần nhớ

2. Phương pháp giải các bài toán phép chia có số dư lớp 3.

2.1 Phương pháp làm dạng bài: tìm số chia trong phép chia có dư

2.2 Phương pháp làm dạng bài: tìm số bị chia trong phép chia có dư

3. Bài tập vận dụng phép chia có số dư

Để làm tốt các bài tập của dạng toán lớp 3 phép chia có số dư này, các em cần ghi nhớ các kiến thức trọng tâm, nắm được phương pháp giải đối với từng loại bài tập.

Sau đây là một số bài toán từ cơ bản đến nâng cao để phụ huynh, học sinh cùng tham khảo.

3.1. Dạng bài tập phép chia có dư cơ bản:

Bài 1. Thực hiện phép chia sau

a] 64 : 7 =

b] 234 : 17 =

c] 175 : 12 =

d] 98 : 15 =

Bài 2 Tìm y trong phép tính sau:

a] y : 5 = 7 [dư 2]

b] y : 9 = 7 [dư 6]

c] y : 15 = 9 [dư 4]

d] y : 24 = 8 [dư 5]

Bài 3 Tìm y trong phép tính sau:

a] 34 : y = 8 [dư 2]

b] 55 : y = 7 [dư 6]

c] 153 : y = 6 [dư 3]

d] 457 : y = 76[dư 1]

3.1.1 Hướng dẫn giải:

Bài 1

Thực hiện phép chia ta được kết quả:

a] 64 : 7 = 9 [dư 1]

b] 234 : 17 = 13 [dư 13]

c] 175 : 12 = 14 [dư 7]

d] 98 : 15 = 6 [dư 8]

Bài 2

Để tìm số bị chia = [số chia x thương] + số dư

a] y : 5 = 7 [dư 2]

Ta có: y = [7 x 5] + 2 = 37

b] y : 9 = 7 [dư 6]

Ta có: y = [9 x 7] +6 = 69

c] y : 15 = 9 [dư 4]

Ta có y = [15 x 9] + 4 = 139

d] y : 24 = 8 [dư 5]

Ta có y = [24 x 8] + 5 = 197

Bài 3

Để tìm số chia = [số bị chia - số dư] : thương

a] 34 : y = 8 [dư 2]

Ta có y = [34 - 2] : 8 = 4

b] 55 : y = 7 [dư 6] 

Ta có y = [55 - 6] : 7 = 7

c] 153 : y = 6 [dư 3]

Ta có y = [153 -3] : 6 = 25

d] 457 : y = 76 [dư 1]

Ta có y = [457 - 1] : 76 = 6

3.2. Dạng bài tập phép chia có dư nâng cao.

Bài 1: Tìm y trong phép chia, có số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 6 và số dư kém thương 3 đơn vị

Bài 2: Tìm y trong phép chia, có số chia là 12, thương là 14 và biết số dư là số lớn nhất có thể có trong phép chia

Bài 3: Cho một số biết số đó chia cho 8 thì được thương là 42 và dư 2. Nếu lấy số đó chia cho 7 thì được kết quả là bao nhiêu?

Bài 4: Nếu hôm nay là thứ 4 thì 97 ngày sau là thứ mấy?

Bài 5: Một xe khách cỡ vừa có thể chở 30 hành khách, một xe bus cỡ nhỏ có thể chở 8 hành khách, một xe khách cỡ lớn có thể chở được 52 hành khách. Hỏi cần bao nhiêu xe bus cỡ lớn để chở tất cả hành khách của 8 xe bus cỡ nhỏ đầy hành khách và 13 xe bus cỡ vừa đầy hành khách [đề thi Olympic Đông Nam Á]

3.2.1 Hướng dẫn giải

Bài 1

Phương pháp giải

Bước 1: tìm số bị chia và số dư

Bước 2: tìm số chia

Biết số chia = [số bị chia - số dư] : thương

Bài giải

Số bị chia là số lớn nhất có hai chữ số nên số bị chia là 99

Thương là 6

Số dư kém thương 3 đơn vị nên số dư = 6 - 3 = 3

Số chia là [99 - 3] : 6 = 16

Bài 2

Phương pháp giải

Bước 1: Tìm số dư

Bước 2: Tìm số bị chia

Biết số bị chia = [số chia x thương] + số dư

Bài giải

Số dư là số lớn nhất có thể trong phép chia mà số dư phải nhỏ hơn số chia nên số dư = số chia - 1 = 12 - 1 = 11

Với thương là 14, số chia là 12, số dư là 11. 

Vây số bị chia = [12 x 14] + 11 = 179

Bài 3

Phương pháp giải

Bước 1: Tìm số bị chia

Số bị chia = [Số chia x thương] + số dư

Bước 2: Tìm kết quả

Thực hiện phép chia cho số mới theo đề bài.

Bài giải

Theo đề bài cho ta có thương là 42, số chia là 8, số dư là 2

Vậy số bị chia = [8 x 42] + 2 = 338

Nếu lấy 338 chia cho 7 ta được kết quả là 338 : 7 = 46 và dư 2

Bài 4

Phương pháp

Đối với dạng bài này ta lấy số ngày bài cho rồi chia cho 7 [7 là số ngày của 1 tuần]. Nếu kết quả của phép chia là số dư thì ta nhẩm thêm vào thứ mà bài hỏi.

Bài giải

Số ngày bài cho là 97, nên 97 : 7 = 13 [tuần] và dư 6 ngày

Biết hôm nay là thứ 4 chúng ta đếm thêm 6 lần bắt đầu từ thứ 5 thì được sau 97 ngày là thứ mấy. kết quả là thứ 3

Bài 5

Phương pháp giải

Bước 1: tính được số khách trên 8 xe bus cỡ vừa và 13 xe bus cỡ nhỏ

Bước 2: tính tổng số hành khách trên 2 xe bus cỡ nhỏ và vừa

Bước 3: Lấy tổng số hành khách đó chia cho số khách tối đa mà xe khách cỡ lớn có thể chở

Bài giải

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ vừa có thể chờ là: 13 x 30 = 390 [hành khách]

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ nhỏ có thể chở là: 8 x 8 = 64 [hành khách]

Tổng số hành khách của hai xe bus cỡ vừa và nhỏ là: 390 + 64 = 454 [hành khách]

Mà xe bus cỡ lớn chở được nhiều nhất là 52 hành khách nên số xe bus cần để chở hết 454 hành khách trên là: 454 : 52 = 8 xe và dư 38 hành khách

Vậy để chở hết 454 hành khách cần 8 xe 52 chỗ chở đầy hành khách và cần thêm 1 xe để chở 38 hành khách còn lại

Ngoài nội dung toán lớp 3 phép chia có số dư, phụ huynh và con theo dõi vuihoc.vn để học thêm những bài học hay và thú vị!

Giúp con nắm vững kiến thức trong SGK, vận dụng tốt vào giải bài tập và đề kiểm tra. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

Video liên quan

Chủ Đề