Bài tập nhận diện phương thức biểu đạt năm 2024

Trong 6 phương thức biểu đạt, phương thức nghị luận và tự sự là 2 phương thức các bạn dễ nhầm lẫn nhất. Vì vậy, học văn chị Hiên sẽ giúp các bạn phân biệt dựa trên đặc trưng và dấu hiệu của 2 phương thức biểu đạt này nhé!

PTBĐ

ĐẶC TRƯNG

DẤU HIỆU

TỰ SỰ

- Kể lại một chuỗi sự việc, sự việt này dẫn đến sự việt kia, cuối cùng là kết thúc.

- Quan tâm đến việc khắc hoạ tình cảnh nhân vật, nêu lên nhận thức.

- Có cốt truyện:

+ Nhân vật

+ Diễn biến

+ Câu trần thuật

- Thường dùng trong văn bản truyện và tiểu thuyết.

NGHỊ LUẬN

- Bàn bạc phải, trái, đúng, sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến của người viết.

-Để thuyết phục người khác đồng tình với mình

- Có:

+ Vấn đề bàn luận

+ Quan điểm của người viết

-Thường sử dụng các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.

VÍ DỤ

PHÂN TÍCH

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cam quen được nuông chiều, chỉ mãi ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.

[Tấm Cám]

- Nhân vật: Mẹ Cám, Tấm, Cám.

- Câu chuyện: Tấm và Cám đi bắt tép.

- Có các câu trần thuật.

\=> Phương thức biểu đạt tự sự.

Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

  1. Để bài văn nghị luận truyền đạt hiệu quả, người viết cần sử dụng từ ngữ, câu văn thể hiện được cảm xúc.
  1. Diễn tả cảm xúc phải chân thật, không làm mất tính logic của văn bản.
  1. Yếu tố tự sự, miêu tả phải hỗ trợ cho việc làm rõ luận điểm mà không gây đứt quãng trong luận điểm của văn nghị luận.
  1. Kết hợp cả 3 ý trên.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nào luôn đóng vai trò quan trọng nhất?

  1. Tự sự
  1. Miêu tả
  1. Biểu cảm
  1. Nghị luận

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 3 : “Có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ” là đặc điểm nhận biết của phương thức biểu đạt nào?

  1. Nghị luận
  1. Tự sự
  1. Thuyết minh
  1. Miêu tả

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Đoạn văn nghị luận dưới đây kết hợp phương thức biểu đạt nào?

“Các bạn đang thay chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào những bộ quần áo không phản ánh văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là mốt áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những mốt gì được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ chi tiền của bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức của bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.”

  1. Nghị luận kết hợp biểu cảm.
  1. Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả.
  1. Nghị luận kết hợp thuyết minh.
  1. Nghị luận kết hợp miêu tả.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là gì?

  1. Làm cho bài văn nghị trở nên dài hơn.
  1. Làm cho bài văn nghị trở nên ngắn gọn hơn.
  1. Làm cho bài văn nghị luận trở nên sâu sắc, thuyết phục, hấp dẫn, từ đó nâng cao hiệu quả của luận điểm.
  1. Cả ba phương án trên.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Sách Mytour thi THPT quốc gia 2024 dành cho học sinh sinh năm 2006:

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Chủ Đề