Bài tập toán hình lớp 8 trang 102 năm 2024

Cho đoạn thẳng \[AB\]. Kẻ tia \[Ax\] bất kì. Trên tia \[Ax\] lấy các điểm \[C, D, E\] sao cho \[AC = CD = DE\] [h.97]. Kẻ đoạn thẳng \[EB\]. Qua \[C, D\] kẻ các đường thẳng song song với \[EB\]. Chứng minh rằng đoạn thẳng \[AB\] bị chia ra ba phần bằng nhau.

Bài giải:

Qua \[A\] dựng đường thẳng \[d\] song song với \[CC'\]

Ta có: \[d//EB // DD' // CC'\] và \[AC = CD = DE\] [theo giả thiết].

Theo định lí về các đường thẳng song song cách đều ta suy ra các đường thẳng \[d,EB,DD',CC'\] là các đường thẳng song song cách đều nên nó chắn trên \[AB\] các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau

Hay \[ AC' = C'D' = D'B\]

Vậy đoạn thẳng \[AB\] bị chia thành ba phần bằng nhau.

Bài 68 trang 102 sgk toán 8 tập 1

Cho điểm \[A\] nằm ngoài đường thẳng \[d\] và có khoảng cách đến \[d\] bằng \[2cm\]. lấy điểm \[B\] bất kì thuộc đường thẳng \[d\]. Gọi \[C\] là điểm đối xứng với điểm \[A\] qua điểm \[B\]. Khi điểm \[B\] di chuyển trên đường thẳng \[d\] thì điểm \[C\] di chuyển trên đường nào ?

Bài giải:

Kẻ \[AH\] và \[CK\] vuông góc với \[d\].

Ta có \[AB = CB\] [vì \[C\] là điểm đối xứng với \[A\] qua \[B\]]

\[\widehat{ABH}\] = \[\widehat{CBK}\] [ đối đỉnh]

nên \[∆AHB = ∆CKB\] [cạnh huyền - góc nhọn]

Suy ra \[CK = AH = 2cm\]

Điểm \[C\] cách đường thẳng \[d\] cố định một khoảng cách không đổi \[2cm\] nên \[C\] di chuyển trên đường thẳng \[m\] song song với \[d\] và cách \[d\] một khoảng bằng \[2cm\].

Bài 69 trang 103 sgk toán 8 tập 1

Ghép mỗi ý [1], [2], [3], [4] với một trong các ý [5], [6], [7], [8] để được một khẳng định đúng:

[1] Tập hợp các điểm cách điểm \[A\] cố định một khoảng \[3cm\]

[2] Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng \[AB\] cố định

[3] Tập hợp các điểm nằm trong góc \[xOy\] và cách đều hai cạnh của góc đó

[4] Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng \[a\] cố định một khoảng \[3cm\]

[5] là đường trung trực của đoạn thẳng \[AB\].

[6] la hai đường thẳng song song với \[a\] và cách \[a\] một khoảng \[3cm\]

[7] là đường tròn tâm \[A\] bán kính \[3cm\].

[8] là tia phân giác của góc \[xOy\].

Bài giải:

Ghép các ý như sau:

[1] với [7]

[2] với [5]

[3] với [8]

[4] với [6]

Bài 70 trang 103 sgk toán 8 tập 1

Cho góc vuông \[xOy\], điểm \[A\] thuộc tia \[Oy\] sao cho \[OA = 2cm\]. Lấy \[B\] là một điểm bất kì thuộc tia \[Ox\]. Gọi \[C\] là trung điểm của \[AB\]. Khi điểm \[B\] di chuyển trên tia \[Ox\] thì điểm \[C\] di chuyển trên đường nào ?

Bài giải

Kẻ \[CH ⊥ Ox\]

Ta có \[CB = CA\] [vì \[C\] là trung điểm của \[AB\]]

\[CH // AO\] [cùng vuông góc \[Ox\]]

Mặt khác \[C\] là trung điểm của \[AB\] nên \[CH\] là đường trung bình của tam giác \[ABO\]

Suy ra \[CH = \frac{1}{2}AO = \frac{1}{2}.2 = 1 [cm]\]

Điểm \[C\] cách tia \[Ox\] cố định một khoảng không đổi \[1cm\] nên \[C\] di chuyển trên tia \[Em\] song song với \[Ox\] và cách \[Ox\] một khoảng bằng \[1cm\].

Bài 71 trang 103 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\]. Lấy \[M\] là một điểm bất kì thuộc cạnh \[BC\]. Gọi \[MD\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AB\], \[ME\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AC\], \[O\] là trung điểm của \[DE\].

  1. Chứng mình rằng ba điểm \[A, O, M\] thẳng hàng.
  1. Khi điểm \[M\] di chuyển trên cạnh \[BC\] thì điểm \[O\] di chuyển trên đường nào ?
  1. Điểm \[M\] ở vị trí nào trên cạnh \[BC\] thì \[AM\] có độ dài nhỏ nhất ?

Bài giải:

  1. Tứ giác \[ADME\] có \[\widehat A = \widehat D = \widehat E = {90^0}\]

nên tứ giác \[ADME\] là hình chữ nhật

\[O\] là trung điểm của đường chéo \[DE\] do đó \[O\] cũng là trung điểm của \[AM\].

Vậy \[A, O, M\] thẳng hàng

  1. Kẻ \[AH ⊥ BC\].

Cách 1:

Kẻ \[OK ⊥ BC\]. Ta có \[OA = OM, OK // AH\] [do cùng vuông góc với \[BC\]].

Suy ra \[OK = {1 \over 2}AH\]

Điểm \[O\] cách đoạn \[BC\] cố định một khoảng không đổi bằng \[{1 \over 2}AH\].

Mặt khác khi \[M\] trùng \[C\] thì \[O\] chính là trung điểm của \[AC\], khi \[M\] trùng \[B\] thì \[O\] chính là trung điểm của \[AB\].

Vậy \[O\] di chuyển trên đoạn thẳng \[PQ\] là đường trung bình của tam giác \[ABC\].

Cách 2:

Vì \[O\] là trung điểm của \[AM\] nên \[HO\] là trung tuyến ứng với cạnh huyền \[AM\]. Do đó \[OA = OH\]. Suy ra điểm \[O\] di chuyển trên đường trung trực của \[AH\].

Mặt khác vì \[M\] di chuyển trên đoạn \[BC\]. Vậy điểm \[O\] di chuyển trên đoạn thẳng \[PQ\] là đường trung bình của \[ABC\].

  1. Ta có \[AH\] là đường cao hạ từ \[A\] đến \[BC\] do đó \[AM\ge AH\]. Vậy \[AM\] nhỏ nhất khi \[M\] trùng \[H\].

Bài 72 trang 103 sgk toán 8 tập 1

Đố. Để vạch một đường thẳng song song với mép gỗ 10cm, bác thợ mộc đặt đoạn bút chì CD dài 10cm vuông góc với ngón tay trỏ lấy làm cữ [h.98], rồi đưa ngón trỏ chạy dọc theo mép gỗ AB. Căn cứ vào kiến thức nào mà ta kết luận được rằng đầu chì C vạch nên đường thẳng song song với AB và cách AB là 10cm ?

Bài giải:

Căn cứ vào tính chất đưởng thẳng song song với một đường thẳng cho trước ta kết luận là vì điểm C cách mép gỗ AB một khoảng bằng 10cm nên đầu chì C vạch nên đường thằng song song với AB và cách AB một khoảng 10cm.

Chủ Đề