Bài tập và bài thực hành địa lí 11bài 10 năm 2024

- Từ sự thay đổi GDP qua các năm để nhận xét: Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới

Hướng dẫn giải

- Nhận xét sự thay đổi của nền kinh tế thể hiện qua GDP:

+ Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng qua các năm tăng từ 1,9% (1985) lên 4,03% (2004); sau 19 năm, tăng được 2,13%, tăng gấp 2,1 lần.

+ Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.

2. Giải bài 2 trang 49 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ thể hiện “Tỉ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng GDP của Trung Quốc” và nêu nhận xét của mình:

Phương pháp giải

- Dựa vào số liệu được cho trong bảng và kiến thức về vẽ biểu đồ tròn để vẽ biểu đồ theo yêu cầu đề bài

- Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét:

+ Tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng nhẹ

Hướng dẫn giải

- Vẽ biểu đồ

Bài tập và bài thực hành địa lí 11bài 10 năm 2024

- Nhận xét:

Quan sát biểu đồ ta thấy, tỉ trọng của ba khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự thay đổi trong hai năm 1985 và năm 2004. Cụ thể là:

+ Tỉ trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh từ 49% giảm còn 14,7%

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh từ 19,7% tăng lên 50,8%

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng nhẹ từ 31,3% lên 34,5%

3. Giải bài 3 trang 50 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ so sánh về “Tổng sản lượng công nghiệp và xây dựng của Trung Quốc với Nhật Bản, Anh và Ấn Độ” và nhận xét:

Phương pháp giải

- Dựa vào số liệu về tổng sản lượng công nghiệp và xây dựng của các nước ta vẽ biểu đồ cột để so sánh

- Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét: Trung Quốc có sản lượng công nghiệp và xây dựng lớn thứ 2 sau Nhật Bản

Hướng dẫn giải

- Vẽ biểu đồ:

Bài tập và bài thực hành địa lí 11bài 10 năm 2024

- Nhận xét:

+ Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, trong bốn nước thì Trung Quốc có sản lượng công nghiệp và xây dựng lớn thứ 2 sau Nhật Bản.

+ So với 3 nước Nhật, Anh, Ấn Độ thì: Sản lượng công nghiệp và xây dựng của Nhật Bản cao hơn gần 2 lần so với Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại cao gấp 1,5 lần so với Anh và 4,7 lần so với Ấn Độ.

4. Giải bài 4 trang 50 Tập bản đồ Địa lí 11

Dựa vào bảng số liệu 10.4 trong SGK, em hãy:

- Vẽ biểu đồ thể hiện “Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung quốc qua các năm”.

- Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu: ..........................................

Phương pháp giải

- Từ số liệu về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu trong bảng trên để vẽ biểu đồ tròn

- Từ biểu đồ đã vẽ để nhận xét:

+ Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng giảm đi

+ Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên nhưng cũng không đều

+ Cán cân xuất nhập khẩu: năm 1985 Trung Quốc là nước nhập siêu, năm 1995 và 2004 Trung Quốc xuất siêu

Hướng dẫn giải

- Vẽ biểu đồ

Bài tập và bài thực hành địa lí 11bài 10 năm 2024

- Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu:

Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi trong giai đoạn 1985 - 2004:

+ Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng giảm đi, giảm từ 60,7% (1985) xuống còn 48.6% (2004), giảm được 12.1%. tuy nhiên mức độ giảm không đều.

+ Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên nhưng cũng không đều, tăng từ 39,3% (1985) lên 51,4% (2004).

+ Cán cân xuất nhập khẩu: Năm 1985 Trung Quốc là nước nhập siêu, nhưng các năm 1995 và 2004 Trung Quốc xuất siêu.

1. Nội dung

Viết báo cáo tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.

2. Nguồn tư liệu

- Thông tin thu thập trên internet về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.

- Sách, báo, tạp chí,... có nội dung liên quan.

3. Gợi ý cấu trúc báo cáo (SGK, tr.44)

4. Thông tin tham khảo (SGK, tr.44-45)

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 từ đó học tốt môn Địa Lí lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức

Câu hỏi trang 40 Địa Lí 11: Viết báo cáo ngắn gọn tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức.

Gợi ý:

- Khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tình hình phát triển công nghiệp (quy mô, tỉ trọng trong cơ cấu GDP,…).

- Một số ngành công nghiệp quan trọng: chế tạo ô tô; chế tạo máy móc, thiết bị; hóa chất; điện tử;…

Lời giải:

BÁO CÁO VỀ CÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

1. Khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức

- Diện tích: khoảng 357021 km2

- Thủ đô: Béc-lin (Berlin)

- Vị trí: Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp Đan Mạch, biển Ban-tích, Ba Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Lúc-xăm-bua, Bỉ, Hà Lan và biển Bắc. Đức nằm ở vị thế bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia với Địa Trung Hải.

- Dân số: 82,3 triệu, trong đó có khoảng 7,3 triệu người nước ngoài sinh sống ở Đức (chiếm 8,8% dân số).

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản về GDP, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu (năm 2012 xuất 1381 tỷ Euro, +4,5%).

+ Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức là thành viên của G8.

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã có tác động đến kinh tế Đức mà thiệt hại nặng nề nhất là các ngành định hướng xuất khẩu chế tạo máy và thiết bị cũng như ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng kinh tế.

2. Tình hình phát triển công nghiệp

- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức và nếu so sánh với các nước công nghiệp khác như Anh hoặc Mỹ thì nền công nghiệp Đức đã tạo được mạng lưới rộng khắp với rất nhiều việc làm. Ước tính sản xuất công nghiệp đóng góp 37% trong tổng năng lực nền kinh tế Đức. Các sản phẩm công nghiệp của Đức luôn được đánh giá là tốt nhất thế giới.

- Cộng hòa Liên bang Đức có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành nổi bật. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất, giá trị sản xuất trong nhiều năm đứng thứ tư trên thế giới. Công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, hóa chất, kĩ thuật điện đứng hàng đầu thế giới. Điện tử - viễn thông trở thành ngành công nghiệp chủ chốt.

- Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20 triệu lao động)

3. Một số ngành công nghiệp quan trọng:

- Chế tạo ô tô:

+ Khoảng 30% tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu, phát triển đến từ ngành này. Với sáu hãng sản xuất xe hơi là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche (VW) và Opel (General Motors).

+ Cộng hòa Liên bang Đức là một trong số những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ với một thị phần khá lớn trên thị trường xe hạng trung và hạng cao cấp.

+ Các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có nguồn gốc từ Đức như Bayerische Motoren Werke AG (BMW), Daimler AG (Mercedes-Benz), Porsche, Audi, Volkswagen,Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley…..

- Chế tạo máy móc, thiết bị: máy móc và thiết bị là lĩnh vực công nghiệp lớn thứ hai và sáng tạo nhất ở Đức.

+ Đây là một trong những động cơ công nghệ thúc đẩy đất nước trở thành một quốc gia công nghệ cao - và kết hợp tất cả các công nghệ chủ chốt của tương lai (bao gồm điện tử, robot, vật liệu và phần mềm). Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số công nghiệp.

+ Đây là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế tạo máy giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức.

+ Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc biệt đổi mới. Hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho nghiên cứu và phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện.