Bài tập về lực đàn hồi của lò xo lớp 6

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Bài 9: Lực đàn hồi hay, chi tiết

Bài 1: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực hút của Trái Đất

C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Dây cung biến dạng đàn hồi sinh ra lực đàn hồi tác dụng lên mũi tên ⇒ Đáp án D

Bài 2: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?

A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.

C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Hiển thị đáp án

- Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng ⇒ A đúng ⇒ Chọn A.

- Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ ⇒ độ biến dạng càng nhỏ, lực đàn hồi càng nhỏ ⇒ B sai.

- Lò xo bị nén càng ngắn thì càng biến dạng lớn ⇒ lực đàn hồi càng lớn, lò xo bị dãn càng dài thì độ biến dạng càng lớn, lực đàn hồi càng lớn ⇒ C sai.

- Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn ⇒ D sai

Bài 3: Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?

A. Một tờ giấy bị gấp đôi

B. Một thanh sắt

C. Một cục đất sét

D. Lò xo

Hiển thị đáp án

Lò xo có tính chất đàn hồi ⇒ Đáp án D

Quảng cáo

Bài 4: Lò xo không bị biến dạng khi

A. dùng tay kéo dãn lò xo

B. dùng tay ép chặt lò xo

C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

D. dùng tay nâng lò xo lên

Hiển thị đáp án

- Khi dùng tay kéo dãn lò xo thì lò xo bị biến dạng dãn.

- Khi dùng tay ép chặt lò xo thì lò xo bị biến dạng nén.

- Khi kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo thì có biến dạng dãn hoặc nén.

- Khi nâng lò xo lên thì lò xo không biến dạng

⇒ Đáp án D

Bài 5: Lực đàn hồi có đặc điểm

A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.

C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.

D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Hiển thị đáp án

Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng và độ biến dạng càng lớn thì độ lớn lực đàn hồi càng lớn ⇒ Đáp án D

Bài 6: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.

B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.

C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.

D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.

Hiển thị đáp án

Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động không phải là lực đàn hồi ⇒ Đáp án D

Quảng cáo

Bài 7: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 4 cm      B. 6 cm      C. 24 cm      D. 26 cm

Hiển thị đáp án

- Khi treo một quả cân lò xo dãn thêm:

- Khi treo 2 quả cân lò xo dãn thêm: 2.3 = 6 cm

⇒ Đáp án B

Bài 8: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Khi treo thêm vật 100g thì lò xo dãn thêm 4cm tương đương với tác dụng lực 1N thì lò xo dãn 4cm.

- Vì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng nên ta có:

- Chiều dài lò xo lúc này là:

Bài 9: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Khi treo vật khối lượng 100g lò xo dài 11 cm, khi treo vật 200g lò xo dài 11,5 cm. Vậy cứ treo 100g thì độ dài thêm của lò xo là 11,5 – 11 = 0,5 cm.

- So với khi treo vật 100g thì vật 500g hơn 400g nên độ dãn thêm của vật 500g hơn vật 100g là 2 cm.

- Chiều dài khi treo vật 500g là: 11 + 2 = 13 cm.

Bài 10: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Chiều dài tự nhiên là chiều dài lò xo khi chưa bị biến dạng.

- Khi treo vật nặng vào lò xo, lò xo dãn ra thêm 2 cm, lúc này lò xo dài 98 cm nên chiều dài khi chưa biến dạng [chiều dài tự nhiên] là:

Áp dụng công thức:

Bài giảng: Bài 9: Lực đàn hồi - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Dạng 1: Xác định lực đàn hồi, độ biến dạng, độ cứng, chiều dài của lò xo

Sử dụng biểu thức định luật Húc:

\[{F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right| = k\left| {l - {l_0}} \right|\] => Các đại lượng cần tìm.

Trong đó:

+ \[{F_{dh}}\]: độ lớn lực đàn hồi [N]

+ k: độ cứng của lò xo

+ \[{l_0}\]: chiều dài ban đầu của lò xo [m]

+ \[l\]: chiều dài của lò xo sau khi bị biến dạng [m]

+ \[\Delta l\]: độ biến dạng của lò xo [m]

\[\Delta l = l - {l_0}\]: khi lò xo bị dãn

\[\Delta l = {l_0} - l\]: khi lò xo bị nén

Ví dụ 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm và có độ cứng là 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Khi nén một lực 1N vào lò xo, ta có:

\[F = k\Delta l \Rightarrow \Delta l = \frac{F}{k} = \frac{1}{{40}} = 0,025m = 2,5cm\]

\[\Delta l = {l_0} - l \Leftrightarrow 2,5 = 10 - l \Leftrightarrow l = 7,5cm\]

Ví dụ 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm, khi bị nén lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi bị nén bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Lò xo bị nén, độ biến dạng của lò xo là:

\[\Delta l = {l_0} - l = 30 - 24 = 6cm = 0,06m\]

Độ cứng của lò xo là:

\[k = \frac{F}{{\Delta l}} = \frac{5}{{0,06}} = \frac{{250}}{3}N/m\]

Khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10N, ta có:

\[\Delta l' = \frac{{F'}}{k} = \frac{{10}}{{\frac{{250}}{3}}} = 0,12m = 12cm\]

Chiều dài của lò xo lúc này là:

\[l = {l_0} - \Delta l = 30 - 12 = 18cm\]

Dạng 2: Treo vật vào lò xo

Khi lò xo  treo thẳng đứng, một đầu gắn cố định, đầu còn lại treo vật m, ở trạng thái vật m nằm cân bằng, ta có:

\[{F_{dh}} = P \Leftrightarrow k\left| {\Delta l} \right| = mg\]

Ví dụ 3: Một quả cân có khối lượng m = 100g treo vào đầu dưới của một lò xo nhẹ, đầu kia của lò xo gấn trên giá treo. Cho \[g = 10m/{s^2}\]. Khi vật cân bằng thì lực của lò xo tác dụng lên vật là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Vật chịu tác dụng của trọng lực \[\overrightarrow P \] và lực đàn hồi \[\overrightarrow {{F_{dh}}} \]

Khi vật nằm cân bằng ta có:

\[{F_{dh}} = P = mg = 0,1.10 = 1N\]

Dạng 3: Cắt, ghép lò xo

1. Cắt lò xo

Lò xo có độ cứng \[{k_0}\], chiều dài \[{l_0}\] cắt thành hai lò xo có độ cứng và chiều dài lần lượt là: \[{k_1};{l_1}\] và \[{k_2};{l_2}\]. Khi đó, ta có:

\[{k_0}{l_0} = {k_1}{l_1} = {k_2}{l_2}\]

2. Ghép lò xo

- Hai lò xo ghép nối tiếp:

+ Độ cứng: \[\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}}\]

+ Tương tự với nhiều lò xo ghép nối tiếp: \[\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}} + ... + \frac{1}{{{k_n}}}\]

- Hai lò xo ghép song song:

+ Độ cứng: \[k = {k_1} + {k_2}\]

+ Tương tự với nhiều lò xo ghép song song: \[k = {k_1} + {k_2} + ... + {k_n}\]

Ví dụ 4: Một lò xo có độ dài l = 50cm, độ cứng k = 50N/m. Cắt lò xo làm hai phần có chiều dài lần lượt là \[{l_1} = 20cm,{l_2} = 10cm\]. Tìm độ cứng của mỗi đoạn.

Hướng dẫn giải

Ta có: \[kl = {k_1}{l_1} = {k_2}{l_2} \Leftrightarrow 50.0,5 = {k_1}.0,2 = {k_2}.0,1\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{k_1} = 125N/m\\{k_2} = 250N/m\end{array} \right.\]

Ví dụ 5: Lò xo 1 có độ cứng \[{k_1} = 400N/m\], lò xo 2 có độ cứng \[{k_2} = 600N/m\]. Hỏi:

a] Nếu ghép song song thì độ cứng là bao nhiêu?

b] Nếu ghép nối tiếp thì độ cứng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

a] Hai lò xo ghép song song:

\[k = {k_1} + {k_2} = 400 + 600 = 1000N/m\]

b] Hai lò xo ghép nối tiếp:

\[\frac{1}{k} = \frac{1}{{{k_1}}} + \frac{1}{{{k_2}}} = \frac{1}{{400}} + \frac{1}{{600}} \Rightarrow k = 240N/m\]

Video liên quan

Chủ Đề