Bài tập về tương giao đồ thị lớp 12

Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu Hướng dẫn giải các dạng toán sự tương giao của đồ thị hàm số.

Đây là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 52 trang với phần lý thuyết chung, phân dạng, các bước giải và bài tập trắc nghiệm chủ đề sự tương giao của đồ thị hàm số, tất cả các bài toán đều có đáp án và lời giải chi tiết. Hy vọng với tài liệu này các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Xem thêm

Cập nhật: 29/07/2019

Có bao nhiêu giá trị nguyên của \[m\] để đường thẳng \[y = mx + m + 3\] cắt đồ thị hàm số \[y = {x^3} - 3x + 1\] tại ba điểm phân biệt?

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Số giao điểm của đường thẳng \[d:\,\,\,\,y = mx + m + 3\]  và đồ thị hàm số \[\left[ C \right]:\,\,\,y = {x^3} - 3x + 1\] là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm [*] của hai đồ thị.

\[d\] cắt \[\left[ C \right]\] tại ba điểm phân biệt \[ \Leftrightarrow \left[ * \right]\] có ba nghiệm phân biệt.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng \[d:\,\,\,\,y = mx + m + 3\]  và đồ thị hàm số \[\left[ C \right]:\,\,\,y = {x^3} - 3x + 1\] là: \[{x^3} - 3x + 1 = mx + m + 3\] \[ \Leftrightarrow {x^3} - \left[ {m + 3} \right]x - m - 2 = 0\,\,\,\,\left[ * \right]\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^3} + {x^2} - {x^2} - x - \left[ {m + 2} \right]x - m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2}\left[ {x + 1} \right] - x\left[ {x + 1} \right] - \left[ {m + 2} \right]\left[ {x + 1} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {x + 1} \right]\left[ {{x^2} - x - m - 2} \right] = 0\,\,\,\,\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 1 = 0\\{x^2} - x - m - 2 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 1\\g\left[ x \right] = {x^2} - x - m - 2 = 0\,\,\,\,\,\left[ 1 \right]\end{array} \right.\end{array}\]

Số giao điểm của đường thẳng \[d:\,\,\,\,y = mx + m + 3\]  và đồ thị hàm số \[\left[ C \right]:\,\,\,y = {x^3} - 3x + 1\] là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm [*] của hai đồ thị.

\[ \Rightarrow \left[ * \right]\] có ba nghiệm phân biệt \[ \Leftrightarrow \left[ 1 \right]\] có hai nghiệm phân biệt \[ \ne  - 1\]

\[\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\g\left[ { - 1} \right] \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 + 4\left[ {m + 2} \right] > 0\\{\left[ { - 1} \right]^2} - \left[ { - 1} \right] - m - 2 \ne 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 + 4m + 8 > 0\\1 + 1 - m - 2 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4m + 9 > 0\\m \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m >  - \dfrac{9}{4}\\m \ne 0\end{array} \right.\end{array}\]

\[ \Rightarrow \] Có vô số giá trị nguyên của \[m\] thỏa mãn bài toán.

Chọn A.

Page 2

Quảng cáo

Dạng 1: Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số.

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số.

- Bước 2: Giải phương trình tìm \[x\], rồi từ đó suy ra \[y\] và tọa độ giao điểm.

Dạng 2: Tìm số giao điểm của hai đồ thị hàm số.

Đối với dạng bài này, ta cũng có thể sử dụng phương pháp ở trên, nhưng đối với bài toán không tìm được hết các nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm thì ta có thể sử dụng phương pháp dưới đây:

Phương pháp:

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = g\left[ x \right]\].

- Bước 2: Khảo sát sự biến thiên của hàm số \[h\left[ x \right] = f\left[ x \right] - g\left[ x \right]\] trên TXĐ.

+ Tính \[h'\left[ x \right]\], giải phương trình \[h'\left[ x \right] = 0\] tìm các nghiệm và các điểm \[h'\left[ x \right]\] không xác định.

+ Xét dấu \[h'\left[ x \right]\] và lập bảng biến thiên.

- Bước 3: Kết luận số giao điểm của hai đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] và \[y = g\left[ x \right]\].

+ Số giao điểm của hai đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] và \[y = g\left[ x \right]\] là số giao điểm của đồ thị hàm số \[h\left[ x \right]\] với trục hoành [đường thẳng \[y = 0\]]

Phương pháp:

- Bước 1: Khảo sát sự biến thiên của hàm số \[y = f\left[ x \right]\] trên đoạn \[\left[ {a;b} \right]\].

+ Tính \[f'\left[ x \right]\], giải phương trình \[f'\left[ x \right] = 0\] tìm các nghiệm thuộc đoạn \[\left[ {a;b} \right]\] và các điểm \[f'\left[ x \right]\] không xác định.

+ Xét dấu \[f'\left[ x \right]\] và lập bảng biến thiên.

- Bước 2: Nêu điều kiện để phương trình \[f\left[ x \right] = g\left[ m \right]\] có một, hai,… nghiệm là đường thẳng \[y = g\left[ m \right]\] cắt đồ thị hàm số \[y = f\left[ x \right]\] tại một điểm, hai điểm,… trên đoạn \[\left[ {a;b} \right]\], từ đó suy ra điều kiện của \[g\left[ m \right]\].

- Bước 3: Giải phương trình, bất phương trình ẩn \[m\] ở trên và tìm điều kiện của \[m\].

[Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được \[m\] và \[x\]]

- Bước 1: Lập phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = 0\]

- Bước 2: Tính \[y' = 3a{x^2} + 2bx + c,\Delta ' = {b^2} - 3ac\]

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình \[f\left[ x \right] = 0\] có nghiệm:

+] Phương trình có \[1\] nghiệm duy nhất nếu đồ thị hàm số không có điểm cực trị nào hoặc có hai điểm cực trị cùng nằm về một phía đối với trục hoành

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta ' \le 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\f\left[ {{x_1}} \right].f\left[ {{x_2}} \right] > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\] với \[{x_1},{x_2}\] là hai nghiệm của phương trình \[y' = 0\].

+] Phương trình có 2 nghiệm nếu \[f\left[ {{x_1}} \right] = 0\] hoặc \[f\left[ {{x_2}} \right] = 0\] với \[{x_1},{x_2}\] là hai nghiệm của phương trình \[y' = 0\].

+] Phương trình có 3 nghiệm phân biệt nếu đồ thị hàm số có hai điểm cực trị nằm khác phía so với trục hoành

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta ' > 0\\f\left[ {{x_1}} \right].f\left[ {{x_2}} \right] < 0\end{array} \right.\]

- Bước 4: Kết luận giá trị cần tìm của \[m\].

Dạng 5: Tìm điều kiện của tham số để đồ thị hàm số bậc 4 \[y = f\left[ x \right] = a{x^4} + b{x^2} + c\] cắt trục hoành.

[Áp dụng cho những bài toán không tách riêng được \[m\] và \[x\]]

- Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm \[f\left[ x \right] = 0\]

- Bước 2: Đặt \[t = {x^2} \ge 0\], phương trình trở thành \[a{t^2} + bt + c = 0\left[ * \right]\].

- Bước 3: Nêu điều kiện để phương trình bậc 4 có nghiệm:

+ Phương trình bậc 4 có 4 nghiệm phân biệt nếu [*] có hai nghiệm phân biệt dương \[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\S > 0\\P > 0\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 3 nghiệm phân biệt nếu [*] có 1 nghiệm dương và 1 nghiệm bằng \[0\]\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta  > 0\\S > 0\\P = 0\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 2 nghiệm phân biệt nếu [*] có hai nghiệm trái dấu, hoặc 1 nghiệm kép dương \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}P < 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta  = 0\\S > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 có 1 nghiệm duy nhất nếu [*] có 1 nghiệm kép bằng \[0\] hoặc có 1 nghiệm bằng \[0\] và 1 nghiệm âm \[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\Delta  = 0\\S = 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}P = 0\\S < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\]

+ Phương trình bậc 4 vô nghiệm nếu [*] vô nghiệm hoặc có 2 nghiệm âm hoặc nghiệm kép âm\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\Delta  < 0\\\left\{ \begin{array}{l}\Delta  \ge 0\\S < 0\\P > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\].

- Bước 4: Kết luận điều kiện của \[m\]


Tài liệu gồm 83 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Lê Bá Bảo [giáo viên Toán trường THPT Đặng Huy Trứ, tỉnh Thừa Thiên Huế], tuyển chọn 102 bài toán trắc nghiệm liên quan đến sự tương giao của các đồ thị hàm số, có đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh học tốt chương trình Giải tích 12 chương 1 và ôn thi THPT Quốc gia môn Toán.

Sơ lược nội dung tài liệu bài toán tương giao của đồ thị hàm số – Lê Bá Bảo:
I. LÝ THUYẾT Giả sử [C] và [C’] là đồ thị của hai hàm số: y = f[x] và y = g[x]. Hoành độ giao điểm của [C] và [C’] [nếu có] là nghiệm của phương trình f[x] = g[x]. Nếu phương trình vô nghiệm thì [C] và [C’] không có điểm chung. Nếu phương trình có n nghiệm thì [C] cắt [C’] tại n điểm phân biệt [n không là nghiệm bội]. Dạng toán: Tìm giao điểm và tính chất giao điểm của hai đồ thị y = f[x] và y = g[x]. Phương pháp: + Bước 1: Thiết lập phương trình hoành độ giao điểm của [C] và [C’]: f[x] = g[x]. + Bước 2: Biện luận số nghiệm và tính chất nghiệm của phương trình.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

+ Dạng 1: Tìm giao điểm – số giao điểm – tính chất giao điểm. + Dạng 2: Bài toán tham số.

III. ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Video liên quan

Chủ Đề