Pentaxim vaccine là gì

Vacxin Pentaxim giúp cơ thể phòng ngừa 5 loại bệnh đó là: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae [H.I] nhóm B gây ra. Đấy là loại vacxin an toàn được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn để tiêm phòng cho con cái.

1. Vacxin Pentaxim là thuốc gì?

Vacxin Pentaxim còn được gọi là vacxin 5 trong 1 [5 in 1] được sản xuất bởi 1 công ty dược phẩm của Pháp. Thành phần của vacxin có ưu điểm vượt trội là được bào chế từ thành phần ho gà vô bào tức là chỉ chứa các kháng nguyên đặc hiệu và loại bỏ hết những thành phần không cần thiết khác. Do đó, các phản ứng phụ sau khi tiêm như: làm trẻ sốt, đau, khó chịu sẽ ít hơn.

Hình 1: Vacxin Pentaxim phòng ngừa 5 căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ nhỏ

2. Vacxin Pentaxim phòng ngừa được những bệnh gì?

Vacxin 5 trong 1 giúp trẻ phòng ngừa được 5 loại bệnh nguy hiểm dễ có nguy cơ mắc khi trẻ mới chào đời, những bệnh này không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề và có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 5 loại bệnh đó bao gồm:

Bệnh bạch hầu: là căn bệnh nhiễm trùng do loại vi khuẩn có tên Corynebacterium diphtheria gây ra. Bệnh dễ lây lan và lây theo đường hô hấp nên rất dễ trở thành dịch.

Bệnh gây các triệu chứng ở mũi, họng, thanh quản với triệu chứng điển hình là hình thành các mảng màu xám trắng, dày ở họng và amidan kèm với các dấu hiệu khác như sốt, ho, viêm họng,… có thể làm tim đập nhanh, gây sốc.

Những mảng xám trắng này có thể mọc thành 1 đám lớn gây khó khăn cho trẻ trong việc hô hấp. Bệnh nặng không được phát hiện và chữa trị có thể dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong.

Bệnh ho gà: là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà có tên Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao và nặng hơn.

Biểu hiện chính của bệnh là ho, bệnh nhân từ ho ít húng hắng đến ho rất nhiều thành cơn. Một số biểu hiện khác như trẻ có sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi, sau mỗi cơn ho thường có đờm trắng trong đờm có vi khuẩn ho gà. Ho nhiều làm trẻ thiếu oxy, mệt mỏi có thể nôn,… bệnh gây biến chứng nguy hiểm là viêm phế quản phổi, ho nhiều trong thời gian dài làm trẻ bị lồng ruột, ngừng thở.

Hình 2: Bệnh ho gà

Bệnh uốn ván: Là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, bụi bẩn, phân gia súc,… Biểu hiện chính của bệnh là hiện tượng cứng hàm, ở trẻ sơ sinh cứng hàm làm trẻ bỏ bú, sau đó người ưỡn cong và co cứng toàn thân.

Uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, tiết ra độc tố gây hại cho hệ thần kinh. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ gây tử vong.

Bệnh bại liệt: cũng là một bệnh truyền nhiễm do virus có tên Polio gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa đến các hạch bạch huyết của cơ thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương làm tổn thương các tế bào thần kinh vỏ não làm cơ thể bị liệt mềm. Triệu chứng thường gặp của bệnh là: sốt, đau đầu; một số người cứng cổ, tâm thần bất ổn; bệnh nặng có thể dẫn đến cứng cổ và lưng, táo bón, người mất cảm giác, liệt nửa thân dưới.

Hình 3: Bệnh bại liệt

Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B gây ra: đây là loài vi khuẩn gây viêm màng não mủ hay viêm phổi hay gặp ở trẻ sơ sinh. Gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, biến chứng về thần kinh,… Triệu chứng của bệnh hay gặp là: trẻ sốt cao, bỏ bú, ho, nôn trớ, tiêu chảy, trường hợp nặng trẻ có thể lơ mơ, li bì, hôn mê, co giật. Nếu không điều trị kịp thời trẻ sẽ kém phát triển trí tuệ, vận động khó khăn,…

3. Lịch tiêm vacxin Pentaxim cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ nên cân nhắc để tiêm vacxin cho trẻ đúng lịch để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Lịch tiêm cho trẻ cụ thể như sau:

+ Gồm 3 mũi nên tiêm cách nhau 1 tháng: có thể tiêm vào tháng thứ 2, 3, 4 sau sinh hoặc 3, 4, 5 sau sinh.

+ Mũi thứ tư tiêm nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng.

- Một số lưu ý cha mẹ cần để ý khi tiêm vacxin cho trẻ:

  • Không nên đưa trẻ đi tiêm khi trẻ đang bị sốt hoặc sốt trong 3 ngày gần ngày đi tiêm.

  • Thông báo cho bác sĩ về những bệnh con bạn đang gặp phải.

  • Cần nắm rõ các tiêu chuẩn để được tiêm vacxin như cân nặng của trẻ.

Hình 4: Vacxin được tiêm theo kỹ thuật tiêm bắp

4. Chống chỉ định khi tiêm Vacxin Pentaxim

- Chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần, tá dược của thuốc.

- Không dùng vacxin với những trẻ đã có phản ứng dị ứng khi sử dụng các thuốc có thành phần tương tự như vacxin 5 trong 1.

- Trẻ bị bệnh não hay gặp các tổn thương não.

- Trường hợp cần thận trọng khi sử dụng: trường hợp trẻ đang bị dị ứng, trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch,…

5. Tác dụng không mong muốn khi tiêm vacxin Pentaxim

- Có thể gặp các vùng đỏ, cứng tại vị trí tiêm sau khi tiêm. Tuy nhiên đây chỉ là phản ứng kích thích thường gặp và chúng sẽ tự biến mất sau 48 - 72 giờ.

- Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, thay đổi giấc ngủ, tiêu chảy trong khoảng 48 giờ sau tiêm.

Vacxin Pentaxim 5 trong 1 đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của bé và gia đình. Vaccin này cũng đã được rất nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn cho bé. Cha mẹ nên tiêm phòng cho trẻ trong thời gian sớm nhất để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, chúng có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ sau này nếu như không được phòng ngừa sớm.

Hình 5: Khám chữa bệnh với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tuy nhiên, nên chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng của thuốc cũng như chi phí bỏ ra là hợp lý. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với bảng giá dịch vụ niêm yết, giá dịch vụ sẽ được thu theo đúng giá niêm yết mà bạn không phải mất thêm các phụ phí khác.

Bên cạnh đó, Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm, chuyên môn tay nghề cao. Khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC bạn sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng và dịch vụ. Đăng ký các dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện khách hàng vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900565656.

Lịch tiêm các vaccine quivaxem-pentaxim-infanrix hexa

Vắc xin Pentaxim và Vaccine Quivaxem đều gọi là vaccine 5 trong 1, vì 2 loại vaccine này chỉ chứa 5 thành phần vaccine trong mỗi loại [4 vaccine gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib và 1 trong 2 vaccine sau: hoặc bại liệt, hoặc viêm gan B]. Vaccine Infarix hexa còn gọi là vaccine 6 trong 1, vì nó chứa đủ 6 thành phần có trong 2 loại vaccine kể trên. Lịch tiêm của 3 loại vaccine này cũng có sự khác nhau.

Lịch chủng ngừa Infanrix Hexa:
Tiêm chủng cơ bản infarix hexa có thể áp dụng 1 trong các phác đồ sau:

  • Lịch tiêm chủng cơ bản gồm 3 mũi 0,5ml vào lúc 2,3,4 tháng tuổi hoặc 3,4,5 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tối thiểu 1 tháng.
  • Lịch tiêm chủng cơ bản 3 mũi 0,5 m vào đúng thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi. Phác đồ này chỉ áp dụng khi trẻ đã được tiêm viêm gan B sơ sinh.
  • Lịch tiêm chủng cơ bản 2 mũi: tiêm chính xác vào thời điểm bé 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi [lịch 3, 5 tháng tuổi].
Tiêm nhắc lại:
  • Nếu lựa chọn phác đồ 2 mũi [3, 5 tháng tuổi] thì mũi nhắc lại [mũi 3] cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng. Tốt nhất là vào thời điểm từ 11 -13 tháng tuổi.
  • Nếu lựa chọn phác đồ 3 mũi thì mũi nhắc lại [mũi 4] tiêm vào thời điểm cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng tuổi. Tốt nhất là hoàn thiện tiêm mũi thứ 4 trước 18 tháng tuổi.
Cách dùng:
Infanrix Hexa 0,5ml được dùng qua đường tiêm bắp sâu.

Lịch chủng ngừa Pentaxim:

Tiêm chủng cơ bản Pentaxim có thể áp dụng 1 trong các phác đồ sau:
  • Mũi 1 bắt đầu sử dụng cho trẻ lúc 2 tháng tuổi, các mũi tiếp theo cách nhau từ 1 đến 2 tháng.
  • Thông thường tiêm theo phác đồ của lịch tiêm chủng mở rộng: Tiêm vào các tháng tuổi thứ 2, 3, 4 của trẻ.
Tiêm nhắc lại:
  • Mũi nhắc lại [mũi thứ 4] được tiêm cho trẻ trong năm tuổi thứ 2 của trẻ [từ 12 – 24 tháng tuổi].
Cách dùng:
Pentaxim 0,5ml được dùng qua đường tiêm bắp sâu

Lịch chủng ngừa Quinvaxem:

Lịch tiêm chủng 3 mũi cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam:
  • Tiêm 3 liều, mỗi liều 0,5 ml vào các tháng tuổi thứ 2, 3, 4 của trẻ sau khi sinh.
  • Mũi nhắc để củng cố tiêm vào thời điểm từ 13 – 24 tháng sau sinh. [Tuy nhiên tại Việt Nam mũi nhắc thường sử dụng vắc xin DTP].MũiQuinvaxem nhắc lại có thể được dùng cho trẻ nhỏ đã được tiêm lúc đầu với DTwP-HepB-Hib.
Đường dùng:
Quinvaxem 0,5ml được dùng qua đường tiêm bắp sâu

BS Trần Hồng Hải

Tags lịch tiêm vaccine quivaxem pentaxim infanrix hexa lich tiem vaccine quivaxem pentaxim infanrix hexa Lịch tiêm các vaccine quivaxem-pentaxim-infanrix hexa lich tiem cac vaccine quivaxem pentaxim infanrix hexa

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề