Bản công chứng có giá trị trong bao lâu

Xin chào luật sư. Tôi đang làm hồ sơ xin việc và có cần một số giấy tờ tùy thân có công chứng chứng thực. Tôi có thể dùng bản sao công chứng từ tháng 6 năm ngoái được hay không? Giấy tờ này còn có hiệu lực theo quy định hay không? Giấy tờ công chứng có hiệu lực bao lâu? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Công chứng 2014.
  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Công chứng được định nghĩa tại Khoản 1 điều 2 Luật Công chứng năm 2014. Cụ thể:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trên thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng], Giấy chứng minh Nhân dân [15 năm]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Giấy tờ công chứng có hiệu lực bao lâu?

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Đối chiếu với quy định nêu trên. Bản sao giấy tờ đã được công chứng của sẽ có giá trị tương đương với bản chính mà không hề có quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao. Bản sao đã được chứng thực chỉ hết hiệu lực khi bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực hết hiệu lực, có nghĩa là nếu bản chính chứng minh nhân dân hết hạn thì bản sao chứng thực sẽ hết hạn.

Pháp luật hiện nay không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Mức thu phí, lệ phí công chứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC [Sửa đổi bổ sung tại Thông tư 111/2017/TT-BTC] được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu
[đồng/trường hợp]
1Dưới 50 triệu đồng50 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng100 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng [mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp].

Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản:

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch [tổng số tiền thuê]Mức thu
[đồng/trường hợp]
1Dưới 50 triệu đồng40 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng80 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng [mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp]

Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá [tính trên giá trị tài sản] được tính như sau:

TTGiá trị tài sảnMức thu
[đồng/trường hợp]
1Dưới 5 tỷ đồng100 nghìn
2Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng300 nghìn
3Trên 20 tỷ đồng500 nghìn
TTLoại việcMức thu
[đồng/trường hợp]
1Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp40 nghìn
2Công chứng hợp đồng bảo lãnh100 nghìn
3Công chứng hợp đồng ủy quyền50 nghìn
4Công chứng giấy ủy quyền20 nghìn
5Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch [Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này]40 nghìn
6Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch25 nghìn
7Công chứng di chúc50 nghìn
8Công chứng văn bản từ chối nhận di sản20 nghìn
9Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác40 nghìn

Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.

Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba [3] trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.

Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.

Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp [trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản].

TTNội dung thuMức thu
[đồng/trường hợp/hồ sơ]
1Lệ phí cấp mới, cấp lại Thẻ công chứng viên100 nghìn
2Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề trong lĩnh vực công chứng
aThẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên3,5 triệu
bThẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên.500 nghìn
cThẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng 
 – Thẩm định để cấp mới Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng01 triệu
 – Thẩm định để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng500 nghìn

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy tờ công chứng có hiệu lực bao lâu?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu quy hoạch xây dựng; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Công chứng giấy tờ ở đâu?

Người có nhu cầu đến Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng hoặc cơ quan đại diện ở bất cứ đâu để thực hiện thủ tục.

Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự [cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2015] không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực.

Cần chuẩn bị những gì để chứng thực bản sao từ bản chính?

– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Video liên quan

Chủ Đề